Nhà thờ tộc Lưu, địa chỉ số 45/7 đường Trần Hưng Đạo, phường Minh An là di tích có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và lịch sử. Đây là di tích nằm trong phạm vi khu vực IIA theo khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ Hội An. Nơi nhà thờ tọa lạc, trước đây là xứ Hổ Bì, làng Điển Hội (tên gọi khác của làng Hội An dưới thời vua Bảo Đại), nay thuộc khối An Thái, phường Minh An.
Trong di sản kiến trúc ở Hội An, nhà thờ tộc họ chiếm số lượng không nhỏ. Đây là công trình kiến trúc thờ tự các bậc Tiền hiền và hậu hiền của mỗi tộc, là thiết chế văn hóa quan trọng của tộc họ. Một số di tích tín ngưỡng nhà thờ tộc họ có niên đại hình thành cách đây đến 200 năm. Trong đó, có nhiều nhà thờ tộc thờ các vị Thủy tổ là Tiền hiền của các làng xã được thành lập sớm ở Hội An như làng Cẩm Phô, Thanh Hà, Thanh Châu, Kim Bồng, Đế Võng... (Nhà thờ tộc Phan Xuân làng Kim Bồng; Nhà thờ tộc Trần Thanh, Nhà thờ tộc Trần Trung ở làng Cẩm Phô...). Một số nhà thờ tộc trong Khu phố cổ lại thờ các vị thủy tổ của tộc là những người có công đóng góp vào sự phát triển của thương cảng Hội An thời kỳ phồn thịnh hay một số vị chức sắc, một số vị khoa bảng của làng Cẩm Phô, Minh Hương như Nhà thờ tộc Nguyễn Tường, Nhà thờ tộc Trương (Đôn Mục đường), Nhà thờ tộc Trương (Đôn Hậu), Nhà thờ tộc La...
Ở khu phố Hội An có hai dòng tộc Trương đều có quá trình hình thành lâu đời, có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử phát triển thương cảng Hội An là tộc Trương (Đôn Hậu đường) và tộc Trương (Đôn Mục đường). Dưới đây là những thông tin về nhà thờ tộc Trương (Đôn mục đường).
Bên cạnh các di tích là công trình kiến trúc tín ngưỡng thuộc thiết chế văn hóa làng xã xưa, trên mảnh đất phường Cẩm Phô hiện nay còn hiện diện rất nhiều các di tích thuộc loại hình công trình kiến trúc tín ngưỡng thờ tộc họ. Có lẽ tiêu biểu hơn cả trong số các di tích thuộc loại hình này nằm ngoài không gian khu phố cổ là ngôi nhà thờ phái nhì tộc Trần Thanh.