Một điểm khá thú vị là có những kết nối chặt chẽ, hỗ trợ nhau giữa lĩnh vực nghề thủ công và nghệ thuật dân gian được TP Hội An làm rất tốt trong thời gian qua để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần phát triển bền vững làng nghề truyền thống và văn nghệ dân gian .
Hội An đã có những cách làm sáng tạo để bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian trong đời sống đương đại. Đặc biệt, thành phố này đã góp phần quan trọng trong công tác thực hiện biểu diễn, tham vấn lập hồ sơ để nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Từ kết quả thu thập được qua các thông tin điều tra về tình hình sở hữu sử dụng các di tích nhà ở, nhà thờ tộc trong khu phố cổ Hội An của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đã đặt ra một số vấn đề đáng quan tâm trong việc giữ gìn hồn phố xưa...
Với hơn 1.030 công trình di tích, hầu hết được làm bằng vật liệu gỗ kết hợp tường xây gạch, mái gói âm dương, việc bảo tồn thành công các công trình kiến trúc gỗ trong khu phố cổ Hội An cũng chính là hình mẫu cho các địa phương trong cả nước nghiên cứu, học hỏi.
Trong hoạt động tu bổ di tích, để không làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, đảm bảo điều kiện thi công thông suốt đồng thời bảo vệ các hiện vật sau khi hạ giải, việc đầu tư xây dựng nhà bao che thi công là hết sức cần thiết. Nhà bao che có công năng đảm bảo đủ diện tích cho dây chuyền gia công tu bổ cấu kiện gỗ, khu lưu trữ hiện vật, nơi để máy móc, trang thiết bị, khu thờ tạm, khu làm việc ban chỉ huy công trường, khu nghỉ công nhân và khu tham quan cho du khách...
Nhà cổ Hội An, một trong những nơi lưu dấu ấn đậm nét văn hoá Hội An đang được chủ sở hữu tư nhân rao bán ồ ạt. Thực trạng này theo cách gọi của lãnh đạo TP Hội An là cuộc “chảy máu di sản” âm ỉ, chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ngày 7/6, tại Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đã diễn ra chương trình tập huấn về bảo tồn di tích kiến trúc gỗ Hội An - Việt Nam.