Là một trong những biểu tượng du lịch của phố cổ Hội An, được in trên tờ tiền VN mệnh giá 20.000 đồng, Chùa Cầu (đường Nguyễn Thị Minh Khai, P.Minh Khai) có tuổi đời gần 400 năm.
Qua biến thiên lịch sử, Hội An là một trong những đô thị hiếm hoi còn bảo tồn được khá nguyên vẹn về kiến trúc và lối sống đô thị. Giờ đây, Hội An đang đứng trước cơ hội được ghi danh vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Từ lâu, thành phố Hội An (Quảng Nam) là điểm sáng về hoạt động văn hoá, là nơi kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo tồn di sản với phát triển du lịch, làm cho thành phố phát triển một cách bền vững. Đội ngũ những người làm công tác văn hoá có năng lực, có trình độ, lại được lãnh đạo tin tưởng, trọng dụng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho hoạt động văn hoá nơi đây không ngừng phát triển.
Những ngày đầu năm mới, dù tiết trời vẫn còn những ngày mưa phùn ẩm ướt, gió lạnh, nhưng làng mộc Kim Bồng nằm ở xã Cẩm Kim, phía bên kia sông của phố cổ Hội An vẫn âm vang.
Chọn lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian xây dựng hồ sơ ứng cử tham gia mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO cũng chính là cơ hội để Hội An nhìn nhận, đánh giá toàn diện về vai trò của các nghề truyền thống và văn nghệ dân gian trong con đường phát triển bền vững của thành phố di sản này.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hội An dựa trên tính độc đáo của sản phẩm du lịch, trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa nổi bật mang tính toàn cầu, giá trị văn hóa dân tộc truyền thống là một cách làm sáng tạo của Hội An. Qua đó, không gian sống văn nghệ dân gian mở rộng, lan tỏa dài sâu và bén rễ bền vững trong đời sống đương đại.
Một điểm khá thú vị là có những kết nối chặt chẽ, hỗ trợ nhau giữa lĩnh vực nghề thủ công và nghệ thuật dân gian được TP Hội An làm rất tốt trong thời gian qua để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần phát triển bền vững làng nghề truyền thống và văn nghệ dân gian .