Di chỉ Trảng Sỏi

Thứ năm - 22/08/2013 21:53
Di chỉ Trảng Sỏi nằm trên một vùng cát rộng (nay là khu nghĩa địa) bên bờ Tây Bắc của một dòng chảy cổ (hiện nay còn lại dấu vết), được sử dụng trồng lúa, hoa màu - cư dân gọi là Rọc Gốm, cách hạ lưu sông Thu Bồn (sông Hội An) về phía Bắc chừng 300 mét. Bên cạnh di chỉ, về hướng Đông là miếu “Thần Hời” - nơi đã phát hiện bức chạm (Bas relief) Vũ công Thiên tiên Gandhara, thuộc phong cách Khương Mỹ (Chàm) đầu thế kỷ thứ IX vào đợt điền dã tháng 7 năm 1989. Địa điểm này, nay thuộc khối Hoà Yên, phường Thanh Hà, Hội An. Trảng Sỏi là tên cổ của dải cát này (tên xứ đất).
 

          Qua nhiều lần điền dã khảo sát, từ ngày 4-9/11/1994, các nhà khảo cổ học thuộc Quản lý Di tích Hội An (nay là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An), Bảo tàng tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đã tiến hành đào 2 hố thám sát ở đây.

          Hố 1: Ký hiệu HI - TS/94 diện tích 3 x 2m theo hướng Bắc - Nam, tầng văn hoá dày không đều từ 70 đến 80 cm.

          Hố 2: Ký hiệu HII - TS/94, cách hố 1 là 20,5m về phía Bắc, diện tích là 3 x 3m theo hướng Bắc - Nam, tầng văn hoá không đều từ 70 đến 90cm.

          Nhìn chung ở cả 2 hố diễn biến địa tầng và hiện vật rất đồng nhất.

          Lớp 1 (lớp đất mặt): Dày khoảng 20cm cát màu vàng - trắng, có nhiều rễ cây. Hiện vật sớm muộn khác nhau, không xác định được khung niên đại.

          Lớp 2: Từ 20 đến 90cm, đất màu đen sẫm, đây là tầng văn hoá của di chỉ, hiện tập trung nhiều ở độ sâu từ 30 đến 60cm. Trong hố 2 còn thấy vết tích của các cụm than, tro ở độ sâu 40cm, nhiều cụm gốm ở độ sâu 50cm.

          Sinh thổ từ 80 đến 90cm trở xuống, cát màu vàng nhạt, đôi chỗ pha trắng, cát mịn hạt pha lẫn bùn nước.

          Các hiện vật trong tầng văn hoá có: đồ gốm, đồ sành, đồ bán sứ, đồ sứ và một ít gạch ngói, vài hiện vật sắt gãy vụn, vài mẫu tiền đồng, mảnh bàn mài...
 
2 (3)
          1- Đồ gốm:
          - Gốm thô, hơi thô: phân bố hầu hết các lớp đất đào, song tập trung nhiều ở lớp dưới. Nếu chỉ xem vài mảnh vỡ sẽ rất khó phân biệt rạch ròi giữa hai loại gốm thô Sa Huỳnh và gốm Chăm. Vì thế trong khi chỉnh lý hiện vật, chúng tôi dùng thuật ngữ gốm thô Sa Huỳnh - Chăm để phân biệt loại gốm này. Tuy nhiên, gốm thô ở đây mịn hơn về chất liệu, cứng hơn về độ nung so với gốm mộ chum Sa Huỳnh. Xét tổng thể hiện vật về loại hình cũng như địa tầng phân bố, chúng tôi cho rằng đây là gốm gia dụng Chăm cổ, mang nhiều nét truyền thống gốm Sa Huỳnh.
 
          Loại hình: chủ yếu là nồi với các kiểu miệng loe xiên, loe ngang, thành miệng khá rộng, rất ít mảnh miệng có thành miệng hẹp. Nét đặc trưng riêng ở Trảng Sỏi là hầu hết bên trong thành miệng nồi đều có vết lõm nhẹ, có lẽ để đỡ vung. Những kiểu nồi miệng loe xiên, loe ngang ở các mộ chum Sa Huỳnh hay ở các di chỉ Chăm cổ khác như Trà Kiệu, Đồng Nà, Hậu Xá I không thấy hiện tượng này.

          Trang trí: thân nồi thường trang trí văn thừng hay văn chải trên nền thừng. Phần lớn trên các mảnh nồi đều thấy vết muội.

          - Gốm hơi mịn, mịn (Chăm): Thường có màu đỏ gạch, vàng nhạt, trắng xám, độ nung vừa phải. Chủ yếu là các loại vò, bình thân phình, thường được trang trí bởi những đường khắc bao quanh vai, một ít mảnh miệng nồi (loại nồi giống nồi gốm thô kể trên), vài mảnh bát đĩa. Đáng lưu ý, mặc dù gốm loại này khá giống với gốm Chăm ở các di tích Trà Kiệu, Đồng Nà, Hậu Xá I lớp trên, song ở đây không thấy những dạng gốm Chăm hơi mịn, mịn đặc trưng như kendy (ấm có vòi), bát cốc có chân cao đặc, rỗng và nhất là không thấy vò gốm trang trí văn in ô vuông hay văn sóng nước như Đồng Nà hay Trà Kiệu.

          - Bán sứ: nhiều mảnh vò, bình, bát bán sứ men trấu rạn, mỏng, dễ bong. Màu xanh xám, xanh vàng, vàng chanh. Xương gốm nhẹ màu xám, màu trắng ngà. Đây là loại bán sứ Lục Triều - Đường thường hay gặp trong các địa điểm ở Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng.

          - Sành: (có 2 loại) Sành tráng men, thường men màu da lươn đen, tía và sành không đen.

          - Sứ celadon: Một số mảnh đáy bát, đĩa celadon Lý - Trần loại đáy nhỏ, thấp, trang trí hoa văn cánh sen, còn vết núm kê. Một số mảnh celadon Tống - Nguyên, men dày đều, bóng, màu xanh ngọc nhạt, sứ Bạch Định. Nhìn chung sứ, bán sứ có mặt ở hầu khắp các lớp đào, song sứ celadon tập trung nhiều ở các lớp trên.

          - Gốm Islam: Trong hố II ở độ sâu 30cm và 56cm tìm thấy 2 mảnh gốm Islam nhỏ, theo ý kiến của một số học giả nước ngoài loại gốm này có niên đại thế kỷ IX - X.

          - Gạch: Phân bố rải rác trong hố đào, một viên có kích cỡ lớn, đây là loại gạch Chăm điển hình.

          2- Đồ đá:
          - Có một số mảnh vỡ có bàn mài, thường được làm từ các loại đá cát.

          - Mảnh vỡ của một hiện vật bằng phiến thạch sét, màu gan gà, mềm, mịn, một đầu nhọn đã bị gãy.

          3- Đồ sắt:
          - Hai mảnh nhỏ của dao sắt và mũi nhọn sắt đã bị rỉ nặng.
 
3 (3)
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
 
           - Không có sự khác biệt lớn giữa hai hố đào thám sát và đều cho kết quả chung về khu vực này.

          - Hiện vật gốm cho thấy các sự diễn biến nhất định từ sớm đến muộn tuy tầng văn hoá mỏng và không có sự khác biệt về địa tầng.

          - Ở những lớp đất trên tập trung nhiều đồ bán sứ Lục Triều - Đường, Celadon, Bạch Định... niên đại từ thế kỷ thứ VIII - IX đến thế kỷ XIII - XIV. Hầu như không có đồ sứ men trắng, vẽ lam thời Minh - Thanh, Lê - Nguyễn (cả 2 hố chỉ tìm thấy 3 mảnh ở lớp trên). ở những lớp dưới: nhiều gốm thô, hơi thô Chăm.

          - Đồ gốm nhiều, song nghèo về loại hình và hoa văn trang trí.

          - Kết hợp địa lý môi trường cổ, sự phân bố với hiện vật trong hố đào cho thấy đây là một điểm tụ cư buôn bán. Có thể gọi là “làng bến ven sông, gần biển”, có liên quan đến khu vực Chiêm Cảng xưa và sau này là Đô thị - Thương cảng Hội An.

          Niên đại của địa điểm này từ thứ thế kỷ thứ III, IV đến thế kỷ thứ XIII - XIV sau Công nguyên.

        ustif?� x-������in;line-height:20.0pt'>- 0,60m: Phía Đông hố thám sát cát màu vàng, ở góc Tây vẫn còn thấy cát đôi chỗ xám đen. Hiện vật hầu như không thấy.

         - 0,70m: Chỉ còn thấy hai mảnh gốm hơi thô mỏng có màu đỏ, trang trí văn chải.

         - 0,70m trở xuống: Sinh thổ cát màu vàng.

        Hiện vật: Các mảnh gốm thô, hơi thô và mịn giống như ở các hố thám sát khác, một số mảnh gốm Hán cứng màu xám đỏ trang trí văn ô vuông, ô trám lồng. Đặc biệt có một số chân đế bát bồng đặc, được chế tác bằng tay, gốm mịn pha rất ít cát. Loại chân đế này thấy rất nhiều ở lớp trên Trà Kiệu.

        Nhận xét:
       04 hố đào ở các bình độ khác nhau đều có tầng văn hóa mỏng song rõ nét và kết cấu khá ổn định, hiện vật tương đối đồng nhất.

       - Không kể Đồng Nà I, do nằm ngay gần chùa Vạn Đức (xây dựng vào thế kỷ XVII), nên lớp đất trên lẫn nhiều các loại gốm sứ Đại Việt. Còn lại hiện vật gốm ở đây nhìn chung có ba loại: thô (rất ít), hơi thô và mịn.

      - Dựa vào kết quả so sánh sơ bộ các loại gốm Đồng Nà với Trà Kiệu, Hậu Xá I - II, thấy niên đại của di tích này tương đương với tầng dưới Trà Kiệu và một phần tầng giữa Trà Kiệu, với lớp dưới Hậu Xá I, từ thế kỷ I sau Công nguyên đến thế kỷ 3 - 4 sau Công nguyên.

      - Những mảnh gốm thô hơi thô, của các loại hình gia dụng ở đây là gốm Sa Huỳnh muộn hoặc Chăm sớm - thật khó mà phân tích. Song, qua đây có thể thấy rõ sự chuyển biến về mặt chất liệu và kỹ thuật từ gốm hơi thô sang gốm mịn.

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây