(Baohatinh.vn) - Không những được trang web du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor liệt kê vào danh sách 25 điểm đến tốt nhất thế giới, đáng để du khách đến thăm trong năm 2017, Hội An của Việt Nam còn vinh dự đứng ở thứ hạng cao với vị trí thứ 13 trong tổng số 25 điểm đến.
Nhằm tôn vinh những người có công trong việc gìn giữ những kiến thức, kỹ năng, bí quyết cho việc thực hành, trực tiếp tham gia sáng tạo, lưu giữ, truyền dạy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho các thế hệ kế tiếp, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Hội An nói riêng, của tỉnh Quảng Nam nói chung, vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức cuộc họp để rà soát, thống nhất danh sách các đối tượng có đủ các tiêu chuẩn để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố.
KTS. Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (tên thân mật là Kazik), người có nhiều đóng góp lớn trong việc bảo tồn và phát huy khu phố cổ Hội An nói riêng, các di sản ở Việt Nam nói chung. Ông mất ngày 19/3/1997 tại Huế. Trong dịp 20 năm ngày mất của KTS, từ ngày 17 - 25/3/2017, UBND thành phố Hội An phối hợp với Đại sứ quán nước cộng hòa Ba Lan tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm.
Vào ngày 13/03 vừa qua, nhằm ngày 16 tháng 02 âm lịch, theo thông lệ hằng năm tại Văn chỉ Cẩm Phô đã diễn ra lễ tế Xuân Đinh Dậu năm 2017 nhằm tạ ơn các vị Tiền hiền, thần linh, các bậc khoa bảng trong địa phương, đồng thời cầu mong con cháu trong làng thi cử đỗ đạt.
Trong hai ngày 10 - 11/03/2017, nhằm ngày 13 và 14 tháng 02 âm lịch, bà con nhân dân xóm Trảng Kèo – xã Cẩm Hà đã tổ chức lễ tế âm linh và cầu an xóm Trảng Kèo tại miếu Âm linh của xóm.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam dưới sự bảo trợ của Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đoàn cán bộ nghiên cứu trường Đại học Waseda và Đại học Kanazawa (Nhật Bản) gồm các giáo sư và nghiên cứu sinh cùng cán bộ Viện Khoa học Trái đất thuộc Học viện Sinica (Đài Loan) đã tập trung nghiên cứu về đồ trang sức bằng đá ngọc, các công xưởng chế tác đồ đá ngọc thời tiền sử ở Việt Nam và khảo sát nguồn nguyên liệu đá ngọc ở Việt Nam.
Vào ngày 09/3 vừa qua, nhằm ngày 12/2 âm lịch, tại Minh Hương Tuỵ tiên đường, bà con nhân dân Minh Hương - Hội An đã long trọng tổ chức lễ tế xuân và giỗ tiền hiền năm Đinh Dậu – năm 2017.
Chiều ngày 03/3/2017, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó chủ tịch UBND thành phố Hội An cùng lãnh đạo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trung tâm Quốc tế Tokyo, tổ chức JICA Nhật Bản.
Chuyên trang của nhà xuất bản du lịch lừng danh Rough Guides đã chọn ra danh sách những điểm đến đẹp nhất Việt Nam dựa trên bình chọn của độc giả. Hội An được xếp thứ nhất trong 10 điểm đến.
Thành phố Hội An vừa tổ chức lễ động thổ “Dự án cải thiện chất lượng nước tại khu vực Chùa Cầu”.
Cuộc thi Quốc tế làm video về di sản văn hóa là một trong những hoạt động thường niên của Tổ chức các thành phố Di sản thế giới (gọi tắc là OWHC) dành cho tất cả các thành viên của OWHC.
Ngày 03/3/2017, đoàn cán bộ và nghiên cứu sinh trường Đại học Kanazawa, Nhật Bản do giáo sư Yamagata Mariko – Cán bộ Dự án thuộc Chương trình Quản lý Tài nguyên văn hóa, Trường đại học Kanazawa làm trưởng đoàn đã thực hiện chuyến nghiên cứu thực địa tại thành phố Hội An và có buổi làm việc với Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.
Ngày 22/02/2017, ông Phạm Phú Ngọc – Phó giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An và cán bộ phòng Hợp tác - Phát triển đã đón tiếp và làm việc với ông Hayashi Hideaki hiện đang công tác tại Viện Công nghệ, Đại học Monotsukuri, NhậtBản.
Với di cảo phong phú về các lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hóa Hội An và Quảng Nam, dịch thuật, sáng tác,… nhà nghiên cứu Nguyễn Bội Liên được các học giả xem là “Nhà Hội An học” tiêu biểu của Hội An.
Hằng năm, vào ngày 21 tháng giêng, tại miếu Xuân Quang - phường Tân An bà con nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, xóm làng yên vui, công việc làm ăn phát triển.
Theo lệ truyền, hằng năm cứ sau 3 ngày tết, tại các thôn khối, xóm ấp, làng xã, các di tích tín ngưỡng tôn giáo, nghề truyền thống ở Hội An tổ chức nhiều hoạt động cúng thần linh, tổ nghề trong dịp đầu xuân nhằm cầu mong năm mới an lành, hạnh phúc, làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Hưởng ứng hoạt động “Phục dựng cây nêu” trong dịp Tết cổ truyền Đinh Dậu do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chủ trì tổ chức, năm nay trên toàn địa bàn thành phố Hội An có 30 đơn vị, điểm di tích đăng ký tham gia. Trong đó, khối cơ quan, doanh nghiệp là 12 điểm, khối di tích là 18 điểm phục dựng cây nêu. Ngoài ra, còn nhiều đơn vị, di tích tham gia dựng nêu nhưng không đang ký chấm chọn. Năm nay, một số đơn vị có đầu tư như khu thiết chế Văn hóa khối Xuân Mỹ, di tích Tín Nghĩa từ, trường Nguyễn Trãi.
Được sự thống nhất của UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nằm trong Chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là JICA) đã cử tình nguyện viên cao cấp Kiến trúc sư Kamogawa Yasushi đến giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Hội An trong thời gian từ tháng 03/2016 đến tháng 01/2017.