Quang cảnh xử lý mối mọt - Ảnh: Trung Hưng
Tổng số di tích được thực hiện xử lý mối mọt lần này là 29 di tích gồm: Miếu Trung Giang hạ, Tịnh xá Ngọc Châu và nhà thờ tộc Nguyễn Đình ở Cẩm Châu; nhà thờ tộc Huỳnh Đắc và chùa Cẩm Giác ở Cẩm Nam; miếu Thổ thần ở Cẩm An; chùa Long An ở Cửa Đại; đình Xuân Mỹ, chùa Long Tuyền, Khu miếu Ấp Thanh Chiếm, nhà thờ tộc Nguyễn Văn, nhà thờ tộc Nguyễn Văn (phái nhì) và nhà ông Lê Bàn ở Thanh Hà; chùa Chúc Thánh ở Tân An; miếu An Hòa, nhà thờ tộc Lê và nhà thờ tộc Châu ở Sơn Phong; miếu Hà Tân, nhà bà Huỳnh Thị Liêu, nhà ông Huỳnh Cường và nhà ông Trương Kim Sen ở Cẩm Kim; đình Thanh Tam ở Cẩm Thanh; đình Tiền Hiền, miếu tổ nghề Yến, miếu Cô, lăng ông Ngư, chùa Hải Tạng, Tịnh xá Ngọc Truyền và Tịnh xá Ngọc Hương ở Tân Hiệp.
Các di tích được xử lý mối mọt bằng các biện pháp kỹ thuật như: Diệt mối bằng phương pháp nhử; diệt và phòng mối cho các cấu kiện gỗ; lắp đặt hệ thống trạm để ngăn chặn và kiểm soát tình trạng mối gây hại. Đơn vị thi công là Công ty TNHH diệt mối và côn trùng Phúc Hưng, thời gian thực hiện 75 ngày.
Quang cảnh buổi bàn giao - Ảnh: Trun Hưng
Việc xử lý mối mọt gây hại cho những di tích ngoài Khu phố cổ góp phần ngăn chặn tình trạng xâm hại di tích bởi mối mọt, qua đó bảo vệ những giá trị kiến trúc nghệ thuật cũng như tuổi thọ của di tích, đồng thời góp phần bảo tồn bền vững di sản văn hóa Hội An.