Tọa đàm về hoạt động bảo tồn và phát huy Đô thị cổ Hội An giai đoạn 1999 - 2010

Chủ nhật - 07/04/2013 22:14

Tọa đàm về hoạt động bảo tồn và phát huy Đô thị cổ Hội An giai đoạn 1999 - 2010

Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; được sự thống nhất của UBND tỉnh Quảng Nam; sáng ngày 27/3/2013 tại hội trường Quảng trường sông Hoài, UBND Thành phố Hội An tổ chức Tọa đàm về Hoạt động bảo tồn và phát huy khu phố cổ Hội An giai đoạn 1999 – 2010.
Đây là kết quả chương trình hợp tác 3 năm (2010 - 2013) giữa UBND thành phố Hội An với các trường Đại học Chiba, Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) nhằm khảo sát, tìm hiểu những thay đổi về cảnh quan trong khu phố cổ qua đó thấy được những mặt tích cực, tiêu cực dưới tác động của sự phát triển du lịch, đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy bền vững giá trị của khu phố cổ Hội An.


 
     Qua kết quả 3 năm nghiên cứu, bằng phương pháp khảo sát, điều tra,  Tiến sĩ Utsumi Sawako cho biết: Qua 21 nhà cổ được khảo sát năm 2011 thì có 5 ngôi nhà không còn chức năng sinh hoạt mà chỉ sử dụng cho mục đích kinh doanh; Không gian sinh hoạt của gia đình bị hạn hẹp; Nơi thờ phượng trong gia đình bị che khuất bởi hàng hoá; còn sản phẩm hàng hóa thì giống nhau và chủ yếu là từ nơi khác đến;… Theo tiến sĩ điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển bền vững ở khu phố cổ Hội An.
Bằng hình thức minh họa một số trường hợp bảo tồn ở Nhật Bản, Giáo sư Fukukawa Yuichi – một người có nhiều năm nghiên cứu ở Hội An đã đưa ra một số kiến nghị cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An như sau: Cần xác định lại vị trí khu vực bảo tồn và giá trị của khu di sản; Cần khôi phục lại không gian cây xanh ở hai bên bờ sông An Hội; Trong quá trình phát triển, lưu ý đến nơi đậu đỗ xe, nhất là xe ô tô, tránh gây áp lực cho khu phố cổ; Cần có những cơ chế để khuyến khích người dân sống trong ngôi nhà của chính mình; Các dịch vụ công cộng như bệnh xá, nhà trẻ, cơ quan,… nên được duy trì trong khu phố cổ; Nên bảo tồn nhà cổ nhưng đáp ứng nhu cầu đời sống hiện đại cho người dân; Nên sử dụng một số ngôi nhà cổ làm nhà trọ để cho du khách trải nghiệm.
Qua báo cáo kết luận của tiến sĩ Utsumi Sawako và đề xuất của giáo sư Fukukawa Yuichi, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND Thành phố đặt ra nhiều vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Hội An và đề nghị các cơ quan ban ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu để giải quyết từng vấn đề cụ thể.

Tác giả: Thu Thủy – Ngọc Uyển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây