trao đổi chuyên ngành

Nghề câu ở Cù Lao Chàm

 05:02 19/09/2017

Cù Lao Chàm với vị thế là vùng đảo, cùng với nguồn tài nguyên rừng và biển phong phú nên từ thời Tiền Sơ sử đã có con người sinh sống. Tại đây, bên cạnh nông nghiệp, lâm nghiệp thì ngư nghiệp là sinh kế chính của người dân địa phương. Vì thế, đánh bắt thủy hải sản là nghề có truyền thống lâu đời, gắn liền với đời sống của cư dân xã đảo từ bao đời nay.

Nghề thủ công truyền thống

 22:56 23/10/2013

1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống: 
    Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.

Danh thắng Cù Lao Chàm

Danh thắng Cù Lao Chàm

 23:03 02/09/2013

Cù Lao Chàm nổi tiếng với nhiều tên gọi khác trong lịch sử: Sanfu - Fùlaw, Pulociam, Pulaocham, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La - là một cụm đảo cách bờ biển Hội An 15km, gồm 8 hòn đảo: Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ và Hòn Khô Con. Nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ và hệ động vật, thực vật rất phong phú, đặc biệt có nguồn tài nguyên cực kỳ quý giá đó là yến sào. Cù Lao Chàm cũng được đánh giá là một trong những nơi có dải san hô quý của Việt Nam và khu vực.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây