NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN

Thứ hai - 08/07/2013 04:12
Nghệ thuật diễn xướng dân gian là một loại hình của văn hóa phi vật thể, giá trị văn hóa của nó được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang tính tập thể, vì vậy nó mang tính dân gian đặc thù.
            Nghệ thuật diễn xướng dân gian là một loại hình của văn hóa phi vật thể, giá trị văn hóa của nó được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang tính tập thể, vì vậy nó mang tính dân gian đặc thù. Việc bảo tồn và trưng bày nghệ thuật diễn xướng dân gian là một yêu cầu khó đối với bảo tàng vì ngôn ngữ của bảo tàng chủ yếu dựa trên các tài liệu hiện vật gốc, trong khi đó văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ thể hiện qua các khả năng diễn xuất. Do đó ở phần nội dung này bảo tàng chủ yếu sử dụng tổ hợp hình tượng trong các tư thế của hoạt động diễn xướng để giới thiệu về các loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc ở Hội An.
 
                  Vị trí trưng bày của chủ đề này chiếm nửa không gian gian phía trước của tầng 2. Hiện vật trưng bày của chủ đề này chủ yếu là trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, do đó ngoài những hiện vật đặt trong tủ kính, phần trưng bày chủ yếu thể hiện bằng những tổ hợp hình tượng manơcanh mặc trang phục trong các tư thế của hoạt động diễn xướng.
                Với chủ đề này, bảo tàng giới thiệu một số loại hình diễn xướng dân gian tiêu biểu ở Hội An đó là:

                        - Múa Thiên Cẩu: là hoạt động biểu diễn vật linh xuất hiện ở Hội An từ đầu thế kỷ XX, múa Thiên Cẩu phục vụ thường xuyên cho các hoạt động tín ngưỡng của các cộng đồng cư dân ở Hội  An. Múa Thiên Cẩu lại đi liền với tết Trung thu, một thời điểm quan trọng trong lịch mùa vụ nông nghiệp, cũng không phải ngẫu nhiên mà cư dân địa phương gọi con vật múa đón Trung Thu là Thiên Cẩu - con vật có mặt trong huyền tích của nhiều nước phương Đông cũng như phương Tây liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, đến hiện tượng nút và nhả ra mặt trăng mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng, của cuộc sống con người. Mà ngoài ra, nó còn có ý nghĩa cầu phúc, cầu tài lộc, trừ tà tống ôn, ngăn ngừa hỏa hạn,…
 

 
                 - Hát Bả Trạo: Hát bả trạo có vai trò rất to lớn trong đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân vùng biển Hội An, thể hiện sự ca ngợi, thương tiếc và thành kính cá Ông “Ngọc Lân Nam Hải”, vị thần giúp đỡ các ngư dân trong những lúc gặp họa nạn trên biển, đồng thời thể hiện cầu mong sự bình yên trước cảnh sóng nước mênh mông, cũng như cầu mong một năm được mùa, ấm no.
 
                      - Hát Bài Chòi: Bài Chòi được hình thành từ các cuộc chơi bài trên các chòi trong hội xuân của người Việt ở Miền Trung, không gian diễn ra trò chơi này thường ở chợ hay nơi tập trung đông người. Từ chổ chỉ là lời hô tên các con bài, qua năm tháng với sự sáng tạo của các nghệ nhân, dần hình thành một thể loại dân ca độc lập có thể diễn xướng ở mọi nơi, mọi lúc. Và thể loại dân ca này là một biểu hiện sinh động của tính dân gian - mang tính sáng tác tập thể
             Bài chòi là sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần, nó có sức cuốn hút người dân  quê vào dịp Tết, hội hè cả về hình thức lẫn nội dung.Chỉ cần khi gọi tên những con bài cũng đủ làm cho người ta mỉm cười, bởi vì nó vừa ngô nghê, vừa ngồ ngộ, làm cho ta liên tưởng đến sự phồn thực, ước muốn con đàn cháu đống, đó là Ba gà, bảy xưa, bạch tuyết, nhì nghèo, nhứt trò,… Đó là những tên gọi nôm na, tinh nghịch, tiếng Nôm có, tiếng Hán có, người chơi bao giờ cũng bật lên tiếng cười sảng khoái và khi vào hội chơi bao giờ cũng chọc ghẹo nhau bằng tiếng lóng gợi lên những vật, những việc tuy tục nhưng thanh mà người bình dân hay nói trong đời thường
 

 

Tác giả: Nguyễn Trần Cẩm Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây