trao đổi chuyên ngành

trung  thu 1999

Tết Trung Thu ở Hội An

 03:32 27/02/2023

Mỗi độ trăng rằm tháng Tám, Hội An lại rộn ràng vui hội Trung Thu. Các gia đình, thôn xóm, các di tích đình miếu, doanh nghiệp, hiệu buôn,… tưng bừng bày mâm cỗ, đón mời các đoàn múa vật linh. Không khí lễ hội thật tươi vui, náo nhiệt. Người Việt xưa có câu“Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”. Ngắm trăng rằm tháng Tám và dự đoán về thời tiết, mùa màng, vận mệnh quốc gia là một thông tục từ xưa của Lễ Tết Trung thu tại nhiều quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, một nghi lễ hội mùa, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an . Trải qua thời gian, cùng với những điều kiện giao lưu, tiếp biến văn hóa, Tết Trung Thu ở Hội An mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc riêng có và bền bỉ sức sống theo cùng năm tháng.

Hướng dẫn “Dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão – 2023

Hướng dẫn “Dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão – 2023

 21:14 15/01/2023

Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng.

DSCN2093

Bánh thuẫn ở Hội An

 21:30 22/03/2021

Tết cổ truyền Việt Nam là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình sum họp cùng nhau đón năm mới, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Đây là một trong lễ hội quan trọng nhất của người dân Việt Nam, nên mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất nhất với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, quanh năm ấm no đầy đủ, gia đình hạnh phúc ấm êm,… Ở mỗi gia đình, bên cạnh việc trang hoàng bàn thờ tổ tiên ông bà, dọn dẹp nhà cửa.., việc chuẩn bị các món ẩm thực trong những ngày tết cũng quan trọng không kém, đây cũng là dịp những món ẩm thực đặc trưng ngày tết xuất hiện trong mâm cơm cúng hay bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, đó là một tập tục truyền thống không thể thiếu của người Việt. Trước đây mỗi món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, dưa hành, bánh mứt các loại,… dường như chỉ dành cho ngày Tết, các ngày khác trong năm hầu như không có hoặc chỉ có trong những ngày đặc biệt như giỗ chạp. Mỗi vùng miền sẽ có những nét ẩm thực ngày Tết riêng. Tuy nhiên về cơ bản vẫn phải có dưa hành, bánh chưng, bánh tét, thịt heo,…

Món bánh khoai hấp ở Hội An

Món bánh khoai hấp ở Hội An

 04:40 03/02/2021

Bánh khoai hấp từ lâu nay là một đặc sản gia truyền của nhiều gia đình, dòng tộc ở Khu phố cổ Hội An. Bánh chỉ được làm vào những dịp giỗ chạp để dâng cúng ông bà và thết đãi khách khứa đến dự đám, không thấy bán ra thị trường. Vậy nên, không phải người Hội An nào cũng được biết đến món bánh này, số người biết làm bánh lại càng hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, đã thưởng thức một lần thì không ai có thể quên được vị dẻo thơm, ngọt mềm của bánh khoai hấp.

Hướng dẫn “Dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu – 2021

Hướng dẫn “Dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu – 2021

 04:45 02/02/2021

Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay và là hình ảnh sinh động tạo cho mùa xuân thêm rộn ràng sắc màu, và đây là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây