23:37 06/08/2023
Thanh Hà xưa (bao gồm cả xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà hiện nay), là một làng được hình thành khá sớm ở Hội An, địa bàn dân cư sinh sống khá rộng lớn, phía Nam là sông Hội An (thuộc hạ lưu sông Thu Bồn); phía Tây giáp với phường Điện Nam, Điện Dương thuộc thị xã Điện Bàn; phía Đông giáp với phường Cẩm Phô, Cẩm Châu; phía Bắc - Đông Bắc giáp với phường Cẩm An bởi con sông Cổ Cò - Để Võng và có một xóm/ấp Cồn Động (thuộc Thanh Hà xưa) nằm trên đất Cẩm An hiện nay. Và đặc biệt có con đường tỉnh lộ 607 và 608 đi qua Thanh Hà xuống Faifo - Hội An.
23:07 15/08/2021
Cư dân làm nghề biển ở các bãi ngang, bãi dọc tại Cẩm An, Cửa Đại, ở Cù Lao Chàm cũng có các hình thức hát xướng dân gian phổ biến như ở nhiều địa phương như hát hò khoan đối đáp, hô hát bài chòi, hát ru, hát lý, hò chèo thuyền, hò ba lý… Các hình thức diễn xướng, hát hò này cũng tương tự như ở các nơi thuộc khu vực phố thị, nông thôn, có khác chăng là ở nội dung lời hát phản ảnh những vấn đề liên quan đến các địa phương và cộng đồng dân cư làm nghề biển. Tuy nhiên một loại hình diễn xướng chỉ có ở các cộng đồng dân cư làm nghề biển đó là hát bả trạo.
04:53 22/07/2021
Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Từ xa xưa, làng có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bầu Ốc, Trảng Sỏi (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được được dân cư làng Thanh Hà quan tâm, đầu tư xây dựng. Trên địa bàn xã Cẩm Hà ngày nay hiện còn nhiều di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức (là các di tích cấp quốc gia), mộ Thượng thư Bộ binh Nguyễn Điển, mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (là các di tích cấp tỉnh) và các ngôi miếu xóm.