Sáng ngày 18/2/2019, nhằm ngày 14 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, tại di tích đình ấp An Bang, khối An Bang, phường Thanh Hà, Ban Quản lý di tích cùng đông đảo bà con nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức lễ tế xuân Kỷ Hợi - 2019. Lễ tế được tổ chức theo nghi thức truyền thống nhằm cầu mong mưa thuận gió hoà, xóm làng yên vui, công việc làm ăn được phát đạt.
Tết Nguyên Tiêu được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm là ngày lễ, Tết mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với cộng đồng cư dân Hội An. Đây vừa là dịp để bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền hiền, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, vừa được xem là ngày “Thiên quan tứ phước” - ngày mà các quan nhà trời ban phước lành cho mọi sinh linh trên thế gian. Vì vậy, người dân ở Hội An thường tổ chức cúng tế, cầu an, giải hạn và trang hoàng nhà cửa, phố phường rực rỡ trong dịp này.
Sáng ngày 16/2/2019, nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, tại di tích đình Sơn Phong tọa lạc tại số 350 đường Nguyễn Duy Hiệu - Hội An, Ban Quản lý di tích đình Sơn Phong cùng đông đảo bà con nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức lễ tế xuân đầu năm. Lễ tế được tổ chức theo nghi thức truyền thống nhằm tri ân các vị Tiền hiền, Hậu hiền và chư vị hiền nhân đã khai cơ, lập nghiệp, phò trì người dân an cư lạc nghiệp, phát triển mảnh đất Sơn Phong suốt nhiều thế kỷ cho đến hôm nay.
Sáng ngày mồng 6 tết Kỷ Hợi - 2019, tại đình Tiền hiền Kim Bồng, thôn Trung Châu, xã Cẩm Kim đã diễn ra lễ tế tổ nghề mộc Kim Bồng xuân Kỷ Hợi - 2019. Lễ tế có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Thường trực Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN thành phố, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương, những người làm nghề mộc cùng đông đảo nhân dân và du khách.
Hoạt động "Phục dựng cây nêu ngày Tết" đã được UBND thành phố Hội An khôi phục tổ chức đến nay trải qua 8 năm, thu hút nhiều cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, điểm di tích trên địa bàn thành phố Hội An hưởng ứng, tham gia. Năm nay, có 32 đơn vị, điểm di tích đăng ký tham gia hoạt động “Phục dựng cây nêu ngày Tết” xuân Kỷ Hợi - 2019. Qua chấm chọn của Ban tổ chức do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chủ trì, kết quả cụ thể như sau:
Thực hiện Kế hoạch tổ chức các lễ hội, sự kiện trong năm 2019 của UBND thành phố Hội An và nội dung công văn của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An về việc tăng cường công tác quản lý di tích trước, trong và sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi - 2019, các chủ di tích/ban quản lý di tích đã tổ chức nhiều hoạt động để đón tết, vui xuân thêm tươi vui, trang trọng.
Tạp chí du lịch uy tín Travel & Leisure đã bình chọn thành phố Hội An vào top 50 điểm đến tốt nhất thế giới năm 2019.
Hội An đứng ở vị trí thứ 11/19 trong danh sách các địa điểm du lịch tiết kiệm chi phí nhất thế giới do trang mạng Insider (Mỹ) thực hiện.
Hoạt động “Phục dựng cây nêu ngày Tết” đã được UBND thành phố Hội An khôi phục tổ chức đến nay, trải qua 7 năm, hoạt động đã thu hút các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, điểm di tích trên địa bàn Thành phố hưởng ứng tham gia, qua đó góp phần đáng kể vào việc phục hồi và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, tạo không khí, sắc xuân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Tiếp tục duy trì hoạt động có ý nghĩa này, thực hiện kế hoạch của UBND thành phố Hội An về việc tổ chức “Hội Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Hội An - 2019”; Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có văn bản thông báo các cơ quan, đơn vị và đặc biệt là các chủ di tích/đại diện chủ di tích trên địa bàn Thành phố tham gia hoạt động “Phục dựng cây nêu ngày Tết” Xuân Kỷ Hợi - 2019.
Sáng ngày 14/01/2019, tại văn phòng Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, ông Nguyễn Chí Trung – Giám đốc Trung tâm đã tiếp và làm việc với ông Tim Doling nhà sử học người Anh, đồng thời là cố vấn văn hóa – du lịch Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều ấn phẩm về văn hóa và cẩm nang du lịch Việt Nam như “Exploring Huế”, “Exploring Saigon - Chợ Lớn”...
Nhân dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 sắp đến, nhằm tạo không khí đón tết vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm ở các di tích trên địa bàn Thành phố; đồng thời chào mừng kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2019), Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có văn bản gửi UBND các xã, phường và các chủ di tích/đại diện chủ di tích trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý di tích chào đón tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Từ ngày 09 đến ngày 24/01/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An và Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hội An phối hợp tổ chức cho các em học sinh khối lớp Một và lớp Sáu của 11 trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố tham quan, tìm hiểu, tham gia hoạt động trải nghiệm tại Chùa Cầu và Bảo tàng Hội An.
Nhằm từng bước hoàn thiện hồ sơ lưu trữ về tư liệu Hán Nôm phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hoá Hội An, trong năm 2018, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An đã hợp đồng dịch thuật hơn 1500 trang tư liệu Hán Nôm hiện đang lưu trữ tại Trung tâm.
Trong năm 2018, nhóm cán bộ phụ trách tiếp đón, trao đổi về công tác quản lý, bảo tồn và trùng tu di tích ở Hội An thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An đã đón tiếp và hướng dẫn 36 đoàn khách quốc tế đến từ các nước Đức, Úc, Mỹ. Một trong những mục đích đến tham quan Hội An của các đoàn khách này là tìm hiểu về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An của chính quyền và nhân dân thành phố Hội An.
Chiều ngày 5/1 vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức Hội nghị cán bộ - viên chức - lao động năm 2019 nhằm tổng kết, đánh giá phong trào thi đua yêu nước của đơn vị năm 2018 và phát động phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị năm 2019.
Trong năm 2018, các điểm bảo tàng, di tích do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An trực tiếp quản lý đã đón 2.396.372 lượt khách đến tham quan.
Khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu tại khối Nam Diêu, phường Thanh Hà là nơi thờ cúng tổ nghề của cư dân làm nghề gốm ở Thanh Hà. Di tích này có giá trị cao về mặt kiến trúc nghệ thuật, đã được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 10/1/2008.
Nhằm tập hợp tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An, trong những năm qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tập trung sưu tầm tư liệu về Hội An hiện đang lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ và tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Ẩm thực ở Hội An rất phong phú, đa dạng, là một bộ phận góp phần tạo nên giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vật thể ở Hội An. Trong đó, món Xí mà là một trong những món ăn truyền thống rất độc đáo và đặc trưng ở Hội An. Hiện nay, ở Hội An có một số gánh xí mà được bán trên các tuyến đường trong và ngoài khu phố cổ. Tuy nhiên, gánh xí mà của gia đìnhông Ngô Thiểu đã trở thành một thương hiệu ẩm thực gắn liền với đời sống các thế hệ của người dân phố Hội và được đông đảo du khách ưa chuộng, bởi lẽ đây là gánh xí mà của người đã trên 70 năm gắn bó với nghề.
Làng Thanh Tây là một trong những làng được hình thành sớm ở Hội An. Vào đầu triều Nguyễn, Thanh Tây là một giáp của xã Thanh Châu, tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang. Tuy nhiên những thông tin, tư liệu về làng Thanh Tây hiện nay còn lại rất ít. Vì vậy những tư liệu kí ức của các bậc cao niên, những người đã định cư và sing sống tại làng là rất quan trọng để nghiên cứu về ngôi làng này.