Sau thời gian tu bổ, vào ngày 6/1/2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì, phối hợp với các ban ngành trên địa bàn Thành phố, UBND phường Minh An tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng di tích nhà số 21 Nguyễn Thái Học, phường Minh An.
Năm 2020, công tác tuyên truyền phát huy giá trị di sản của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp tục được duy trì với nội dung chủ yếu hướng đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị du lịch di sản trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đặc biệt nhân kỷ niệm 21 năm Khu phố cổ Hội An được công nhận di sản văn hóa thế giới, Trung tâm đã tổ chức 3 cuộc tọa đàm về Tình hình cư trú, kinh doanh tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An trong bối cảnh dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp; Bảo tồn và phát huy du lịch di sản trong bối cảnh dịch COVID-19: Vấn đề và giải pháp; Vai trò của phụ nữ trong phát huy sức hấp dẫn của du lịch di sản.
Sáng 1/1/2021, đoàn khách nội địa gồm 19 người đến từ thành phố Đà Nẵng trở thành những vị khách đầu tiên xông đất phố cổ Hội An.
Ngày 08/6/2011, UBND thành phố Hội An ban hành Quyết định số 798/QĐ-UBND phê duyệt phương án Xây dựng mạng lưới cộng tác viên quản lý bảo tồn di sản để tăng cường phối hợp, hỗ trợ trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An. Những người trong mạng lưới này chủ yếu là các khối trưởng, tổ trưởng dân phố ở khu vực phố cổ thuộc các phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong. Sau gần 10 năm hoạt động, mạng lưới cộng tác viên quản lý, bảo tồn di sản này đã có những đóng góp thiết thực, giúp thành phố thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ Hội An. Tuy nhiên, hiện nay do một số cộng tác viên đã lớn tuổi, không còn cộng tác tại khu dân phố, một số khác đã chuyển nơi cư trú ra bên ngoài khu phố cổ, vì vậy hiệu quả hoạt động của mạng lưới này còn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.
Ngày 18/12/2020, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND về ban hành Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An.
Trong năm 2020, hoạt động đối ngoại của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp. Tuy vậy, Trung tâm vẫn thường xuyên duy trì mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, cơ quan văn hóa trong và ngoài nước qua thư điện tử và các hình thức khác phù hợp.
Với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm, lưu trữ tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu, phát huy các giá trị di sản văn hóa Hội An; tham gia phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước và phát huy giá trị Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, trong năm 2020, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức biên soạn, thực hiện nội dung bản thảo và xuất bản 4 tập Thông tin nghiên cứu Bảo tồn Di sản, 2 ấn phẩm sách gồm Làng xã ở Hội An qua tư liệu Địa bạ triều Nguyễn và Quảng Nam xã chí và Thơ ca dân gian ở Hội An về kháng chiến và Bác Hồ; ngoài ra Trung tâm đã hoàn thành bản thảo 3 cuốn sách Di tích – Danh thắng Cẩm Kim, Sắc phong ở Hội An, Bia mộ ở Hội An, dự kiến 3 ấn phẩm này sẽ xuất bản vào năm 2021.
Vào ngày 12/12/2020, tại Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, Câu lạc bộ các Di sản thế giới tại Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban năm 2020. Tham dự Hội nghị có đại biểu lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, đại biểu lãnh đạo đến từ 8 Khu di sản thế giới tại Việt Nam. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã cử đoàn đại biểu do ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn tham dự hội nghị này.
Vào sáng ngày 4/12, tại Hội trường Thành ủy Hội An, UBND thành phố Hội An đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tình hình cư trú, kinh doanh tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An trong bối cảnh dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp”. Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Trần Ánh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Hội An; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành trên địa bàn thành phố Hội An; cùng hơn 150 đại biểu đại diện các chủ di tích, hộ kinh doanh, các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực du lịch của Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.
Vào ngày 3/12, tại Hội trường Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, UBND thành phố Hội An phối hợp với Viện nghiên cứu Văn hóa quốc tế - Trường Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Bảo tồn và phát huy du lịch di sản trong bối cảnh dịch COVID-19: Vấn đề và giải pháp”.
Từ thế kỷ thứ XVI - XVIII, Hội An phát triển thành một thương cảng phồn thịnh vào bậc nhất ở xứ Đàng Trong, các thương nhân bản địa và ngoại quốc đã đến đây lập nên nhiều hiệu buôn để trao đổi, cung cấp sản vật của địa phương xuất ra nước ngoài, đồng thời nhập khẩu các loại hàng hóa thiết yếu cần dùng trong nước.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), 21 năm ngày Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (04/12/1999 - 04/12/2020) và 03 năm Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (07/12/2017 - 07/12/2020), UBND thành phố Hội An tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi về các nội dung: “Bảo tồn và phát huy du lịch di sản trong bối cảnh dịch COVID - 19: Vấn đề và giải pháp”, vào lúc 7h30 ngày 03/12/2020 tại hội trường Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An; Tọa đàm “Vai trò của phụ nữ trong phát huy sức hấp dẫn của du lịch di sản”, tại khách sạn Maison Vy, 544 Cửa Đại, Hội An, vào lúc 13h30 ngày 03/12/2020 và Tọa đàm “Tình hình cư trú, kinh doanh tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An trong bối cảnh dịch COVID - 19: Thực trạng và giải pháp” được tổ chức vào sáng ngày 04/12/2020, tại hội trường Thành ủy Hội An.
Từ ngày 23/11/2020 đến ngày 4/12/2020 trên website của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ Trưng bày online về Trang phục xưa ở Hội An qua ảnh với gần 100 bức ảnh trang phục ở Hội An được chụp từ năm 1975 trở về trước.
Nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của các di tích trong Khu phố cổ Hội An, đặc biệt là các di tích nhà thờ tộc, nhà ở loại đặc biệt và loại 1, trong năm 2020 và 2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An triển khai thực hiện 2 chương trình nghiên cứu gồm “Khảo sát, nhận diện đồ án trang trí trên gỗ trong di tích nhà ở và nhà thờ tộc loại đặc biệt và loại 1 ở Khu phố cổ Hội An” và “Di tích nhà thờ tộc trong khu phố cổ Hội An - Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy”.
Từ ngày 12 đến 14/11/2020, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Cục Di sản Văn hóa tổ chức Hội thảo - Tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2020 cho hơn 300 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan quản lý di sản thế giới, bảo tàng, ban quản lý di tích của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), 21 năm ngày Khu phố cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2020) và 3 năm Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ được công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (7/12/2017 - 7/12/2020).
Châu bản triều Nguyễn là những văn bản hành chính do các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương dưới thời nhà Nguyễn (1802 - 1945) soạn thảo và thông qua hoàng đế “ngự lãm” bằng mực son để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết những vấn đề về đối nội, đối ngoại.
Đề tài “Nghiên cứu, biên soạn địa chí Hội An” do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An làm cơ quan chủ trì, được UBND thành phố Hội An phê duyệt tại Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 3/5/2012. Hiện nay, Cơ quan chủ trì và Ban chủ nhiệm đề tài đang triển khai biên soạn nội dung các phần Sinh thái, Lịch sử, Văn hoá, Kinh tế - Xã hội, Chính trị nhằm chuẩn bị cho việc nghiệm thu các sản phẩm của đề tài vào cuối năm.
Ngày 28/10/2020, bão Molave (cơn bão số 9) đổ bộ vào đất liền, gây thiệt hại lớn cho các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, trong đó có Quảng Nam. Trước khi bão đổ bộ, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn vóa Hội An đã có công văn số 161/DSVH ngày 26/10/2020 gởi đến UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố Hội An về việc bảo vệ di tích, đặc biệt là với các di tích xuống cấp và các di tích ở những nơi xung yếu, dễ bị tác động của gió bão; đồng thời lưu ý chặt tỉa cây xanh. Theo đó, các địa phương đã chỉ đạo tổ quản lý di tích, chủ di tích có biện pháp ứng phó, gia cố, chống đỡ kịp thời.