Từ ngày 24 - 25/10/2024, tại tỉnh Tây Ninh, Cục Di sản văn hóa đã tổ chức tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2024 và hội thảo khoa học “Di sản văn hóa - Nguồn lực cho sự phát triển bền vững”.
Gải thưởng Văn học nghệ thuật đất Quảng là một trong những giải thưởng do UBND tỉnh tổ chức, tặng thưởng cho hội viên Hội Văn học Nghệ thuật định kỳ 5 năm một lần.
Được sự thống nhất của UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nằm trong Chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là JICA) đã cử tình nguyện viên Kiến trúc sư Miyazaki Mao đến hỗ trợ các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Hội An trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2024.
Trong chuỗi các hoạt động chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ tổ chức xuất bản ấn phẩm Hương liệu, thổ sản Hội An, Quảng Nam. Tập sách sẽ được giới thiệu, phát hành tại sự kiện khai trương Bảo tàng Hương liệu, thổ sản Hội An, Quảng Nam.
Từ ngày 29/11 đến ngày 09/12/2024, tại di tích đình Hội An (tức đình Ông Voi - số 27 Lê Lợi) sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh với nội dung “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”.
Từ ngày 7 đến 12/10/2024, tại Thành phố Hà Nội, Đoàn công tác Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An do ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã làm việc với Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, III, Viện Viễn Đông Bác Cổ và Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Trong nhiều năm qua, được sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương và địa phương, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với các tổ chức Nhật Bản thực hiện thành công việc bảo tồn, tu bổ và tôn tạo nhiều công trình kiến trúc trong Khu phố cổ Hội An.
Nhà số 69/3 Phan Châu Trinh, phường Minh An là di tích có giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật. Ngôi nhà này là di tích loại II thuộc khu vực I Khu phố cổ Hội An.
Sáng 23/9/2024, tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy Di sản và giảm thiểu nguy cơ thảm họa cho Khu phố cổ.
Vừa qua, Ban Thường vụ Thành uỷ Hội An đã có văn bản thống nhất chủ trương để thành phố Hội An tham gia Tổ chức các Thành phố Di sản thế giới (OWHC), Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An được giao nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố thực hiện thủ tục tham gia thành viên của Tổ chức này theo quy định.
Nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới (04/12/1999 - 04/12/2024), được sự thống nhất chủ trương của UBND thành phố, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ tổ chức biên soạn, xuất bản ấn phẩm “Di sản văn hóa Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”.
Múa Thiên cẩu là hoạt động trình diễn dân gian đặc trưng, góp phần cho Tết Trung thu ở Hội An thêm đặc sắc, mang đậm dấu ấn giao lưu văn hóa, thể hiện mong ước cầu mưa thuận gió hòa, cầu phúc lộc của người dân Hội An từ bao đời nay.
Từ ngày 9-10/9/2024, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối ngoại cho gần 200 lãnh đạo, cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị, địa phương ở Tỉnh.
Nằm trong khuôn khổ của sự kiện Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 28/8/2024 đến ngày 31/8/2024, tại thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An tham gia trưng bày sản phẩm nghề, sản phẩm OCOP tại sự kiện.
Thực hiện chủ trương của UBND thành phố Hội An về việc triển khai công tác phòng chống lụt bão đối với các di tích trong Khu phố cổ Hội An năm 2024, từ tháng 6/2024 đến nay, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, đội ngũ Cộng tác viên bảo tồn di sản tiến hành rà soát danh mục và khảo sát các di tích xuống cấp trong Khu phố cổ.
Nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về lịch sử - văn hóa Hội An, bao gồm nguồn tài liệu Hán Nôm ở Duy Xuyên có liên quan đến Hội An, qua đó nhận diện, làm rõ hơn mối quan hệ lịch sử - văn hóa giữa hai vùng đất này trong lịch sử, vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã triển khai khảo sát, sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại một số địa phương trên địa bàn huyện Duy Xuyên như thị trấn Nam Phước, xã Duy Vinh,...
Sáng ngày 23/8/2024, tại UBND phường Cẩm An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với UBND phường tổ chức tham vấn cộng đồng về phương án tu bổ, tôn tạo di tích lăng Nghĩa Trủng, khối Thịnh Mỹ, phường Cẩm An. Tham dự buổi tham vấn có đại diện lãnh đạo địa phương, các bậc cao niên từng sống xung quanh khu vực di tích và Ban quản lý di tích lăng Nghĩa Trủng.
Vào ngày 14/8/2024, UBND thành phố Hội An đã có Quyết định số 1585/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định phân công nhiệm vụ thực hiện Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An.
Quan Thánh Đế Quân, tên là Quan Vũ, tự là Trường Sanh, sau đổi thành Vân Trường, thường gọi là Quan Công. Ông là một danh tướng thời Tam Quốc ở Trung Hoa, khi mất được xem như thánh nhân và được lập miếu thờ gọi là Quan Đế miếu. Quan Thánh Đế Quân còn được gọi là Tây Sơn Phu Tử, Hiệp Thiên Đại Đế, Phục Ma Đại Đế,…
Vào chiều ngày 6/8/2024, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã đón tiếp và làm việc với đoàn công tác Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế do ông Trương Quý Mẫn - Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn.