Nằm trong kế hoạch xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022, vào sáng ngày 10/5, tại nhà sinh hoạt văn hóa thôn Thanh Tam – xã Cẩm Thanh, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với địa phương tổ chức tham vấn cộng đồng nghề làm nhà tre, dừa Cẩm Thanh.
Vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư, tu bổ các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025.
Ngày 29/4/2022, UBND thành phố Hội An ban hành Quyết định số 482/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tàng con đường hương liệu, thổ sản Hội An - Quảng Nam.
Xã Cẩm Hà là một trong những địa phương ở Hội An hiện diện nhiều ngôi mộ táng xưa có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc nghệ thuật mà đa phần là những ngôi mộ vôi hợp chất.
Căn cứ hướng dẫn của Cục Di sản Văn hóa tại công văn số 693/DSVH-PVT ngày 24 tháng 9 năm 2019 về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với lễ hội Tết Trung thu ở Hội An, sáng ngày 29/4/2022, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức buổi tham vấn cộng đồng để thu thập, bổ sung thông tin, tư liệu về lễ hội này.
Nằm trong chương trình Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An, vào đêm 25/4/2022 tại Công viên Hội An ở thành phố Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa và thành phố Hội An đã tổ chức lễ khánh thành Phiên bản dãy phố cổ Hội An.
Căn cứ công văn số 547/SVHTTDL-QLVH, ngày 12/5/2021 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam về việc thống nhất chủ trương lập hồ sơ nghề đan võng ngô đồng - Cù Lao Chàm để trình công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2022, hiện nay Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang triển khai lập hồ sơ nghề đan võng ngô đồng tại Cù Lao Chàm.
Nằm trong chương trình các hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 1 năm 2022 tại thành phố Hội An, từ ngày 20-23/4/2022 tại thư viện Thanh Hóa số 131 Nguyễn Trường Tộ, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam và UBND thành phố Hội An tổ chức trưng bày, triển lãm sách, xuất bản phẩm với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã có văn bản số 908/UBND ngày 14/4/2022 thống nhất chủ trương tu bổ, phục hồi nguyên trạng di tích nhà số 134 Nguyễn Thái Học.
Chiều ngày 7/4/2022, cán bộ Phòng Bảo tàng - Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã đến nhà ông Huỳnh Tấn Lộc – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Kim, từng tham gia hoạt động trong Đội công tác K8 trong những năm kháng chiến chống Mỹ để tìm hiểu về chiếc ghe mà đội công tác K8 đã từng sử dụng.
Hội An là một trong những địa phương diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa du lịch trong chương trình năm du lịch quốc gia 2022 tổ chức tại tỉnh Quảng Nam.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã ban hành quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 về việc hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo di tích nhà số 48B Bạch Đằng, phường Minh An.
Trong chuyến công tác tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến khoa học xây dựng dự thảo TCVN: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - Yêu cầu vật liệu và kỹ thuật thi công, nghiệm thu đền tháp Chăm”, vào ngày 13/4 vừa qua, Viện Bảo tồn Di tích đã trao tặng Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An 15 tập sách khảo cứu về di sản kiến trúc ở Việt Nam và về các linh vật trong di tích kiến trúc.
Hội An với vai trò kết nối về giao thương, buôn bán với các địa phương nằm dọc hệ thống sông Thu Bồn từ các ngõ nguồn ven sông - biển cho đến miền núi cũng như vai trò liên kết giao thương buôn bán giữa xứ Quảng với các vùng miền khác trong và ngoài nước, chính điều đó đã tạo nên sự hưng thịnh một thời của thương cảng Hội An nói riêng, xứ Quảng, Đàng Trong nói chung trong lịch sử.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An ban hành văn bản số 769/UBND ngày 01/4/2022 thống nhất danh mục sửa chữa các di tích trên địa bàn thành phố, kinh phí đầu tư sửa chữa từ nguồn chi thường xuyên có tính chất đầu tư bố trí cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An năm 2022.
Nghề trồng rau Trà Quế là một trong những nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Hội An, được hình thành và phát triển cách đây hơn 300 năm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong Khu phố cổ, trong quý I năm 2022, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 39 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong Khu phố cổ, trong đó, Khu vực I có 23 hồ sơ, Khu vực IIA có 10 hồ sơ, Khu vực IIB có 6 hồ sơ.
Thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được sự thống nhất của BTV Thành đoàn Hội An và Đảng ủy Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, vào chiều ngày 01/4/2022, Chi đoàn Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức Đại hội Chi đoàn Trung tâm khóa XI, nhiệm kỳ 2022-2024.
Chùa Cầu tại Hội An - một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện mối bang giao hữu hảo từ lâu trong lịch sử giữa Việt Nam và Nhật Bản; là tiền đề quý giá cho tình hữu nghị, hợp tác giữa 2 nước sau này.
Hưởng ứng các hoạt động chào mừng khai mạc “Năm Du lịch Quốc gia: Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh 2022” tại thành phố Hội An; được sự thống nhất của UBND tỉnh Quảng Nam, ngày 26/3/2022, UBND thành phố Hội An long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận di tích cấp Tỉnh đối với di tích đình Hội An, tên gọi khác là đình Ông Voi, đình làng Hội.