05:55 09/10/2017
Xã Cẩm Kim hiện nay vốn là vùng đất thuộc Chiêm Động - Cổ Lỹ của vương quốc Champa từ trước thế kỷ XV và thuộc về nước Đại Việt quản lý vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Vào thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, đơn vị hành chính của vùng đất này là châu Kim Bồng, tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
05:57 06/10/2017
Miếu Ngũ hành hiện tọa lạc tại khối Tu Lễ - phường Cẩm Phô – thành phố Hội An. Làng Cẩm Phô là một trong những làng được hình thành sớm ở Hội An. Trong sách Ô Châu Cận lục ra đời vào đầu thế kỷ XVI, tác giả Dương Văn An có ghi địa danh làng Cẩm Phô. Theo tư liệu hồi cố, vào khoảng cuối thế kỷ XV, các vị tiền hiền tộc Trần, Huỳnh, Lê, Nguyễn từ Bắc bộ, Bắc Trung bộ đến định cư, khai cơ tại đây.
04:58 19/09/2017
Nghề đánh bắt thuỷ hải sản nói chung của Cù Lao Chàm - Tân Hiệp, trong mô tả của nhà sư Thích Đại Sán vào cuối thế kỷ XVII, Cù Lao Chàm còn có tên là Cú Lũ (theo cách phiên âm của Thích Đại Sán từ tiếng dân bản địa) đã là nơi cung cấp nguồn củi, nước dự trữ cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Đông và cũng là nơi tránh bão của các tàu thuyền lớn lưu hành trên biển Đông. Lúc bấy giờ, cư dân của Cù Lao Chàm có khoảng 300 tráng đinh, chưa kể người già và trẻ con, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, lấy củi, trồng rau. Nhà ở là nhà tranh thấp, điều tra hồi cố nhân chứng thì nghề đánh bắt sông nước lâu đời (trước 1964) ở có khoảng gần 100 nóc nhà .
06:24 23/08/2017
Qua tham khảo tư liệu, phỏng vấn nhân chứng và đối chiếu với niên đại của các di tích ở Khu phố cổ Hội An thì chúng tôi bước đầu suy đoán rằng nghề lợp ngói âm dương ra đời muộn nhất là từ thế kỷ XVII tức là thời gian Hội An là thương cảng phồn thịnh, nhiều công trình xây dựng phục vụ hoạt động thương mại và là thời gian nghề gốm Thanh Hà đã được hình thành và phát triển.
22:29 18/10/2016
Công giáo được du nhập vào Hội An từ đầu thế kỷ XVII và đã có nhiều nhà thờ được xây dựng ở Hội An nhưng trải qua thời gian chỉ còn lại di tích này.