Khảo sát tiếng Hội An, người nghiên cứu có thể thấy nhiều thú vị về địa danh học, về lớp từ nghề nghiệp, về lịch sử của tiếng Việt, những nét độc đáo mà tác giả nêu lên trong bài này là diện mạo ngữ âm học đương đại của nó.
Đối tượng miêu tả là cách phát âm của nhân dân thị xã Hôi An, những người đang sống trong chính những ngôi nhà cổ của Phố cổ xưa.
Trong chừng mực cần thiết chúng tôi có lien hệ tới cách phát âm của vùng phụ cận
[1] và của những người thuộc lứa tuổi khác nhau
Để việc trình bày được đơn giản, tiện cho việc theo dõi đối với người đọc, chúng tôi so sách tiếng Hội An với tiếng chuẩn, một thứ tiếng được hình thành tự nhiên trên các sách báo và được phản ánh trong chính tả hiện hành.
Tiếng Hội An có những đặc điểm về phụ âm đầu, về nguyên âm, về phụ âm cuối. Sự khác biệt so với chuẩn có những mức độ khác nhau tùy theo từng thành phần của âm tiết.
Tuy là một công trình miêu tả nhưng nhằm nêu lên tính độc đáo của tiếng Hội An, nói chung tôi chỉ trình bày những đơn vị âm vị học nào, hiện tượng ngữ âm học nào, theo chúng tôi, có tính vấn đề mà thôi.
1. Phụ âm đầu: Tình hình không có gì phức tạp lắm so với phần vần. Ở đây, ngoài những nét chung của phương ngữ Nam
[2] còn có những nét riêng và một tình hình đang tranh chấp giữa những biến thể ngữ âm.
1.1 Các phụ âm môi.
1.1.1 Phụ âm /V/ chuẩn mà chữ viết ghi bằng “v” được thể hiện ở Hội An khi thì như một âm xát hữu thanh môi - răng, khi thì như một âm xát hữu thanh mặt lưỡi. Cùng một từ như “
Để Võng”
[3] được phát âm ở người này với [j], nhưng ở với người kia với [V]. Ngay ở một người thì từ “vàng” được thể hiện bằng [V] nhưng địa danh “Vũng Tàu” lại bằng [j]
[4] . Hiện tượng này diễn ra ở các lứa tuổi khác nhau, ở thị dân cũng như nông dân các xã phụ cận.
Về ngữ âm lịch sử và phương ngữ học thì /β/ được viết bằng “…” và /W/ được viết bằng “v” hay “u” trong từ điển của A. de Rhodes
[5] đều đã biến mất và trở thành /V/ trong phương ngữ Bắc và / j/ trong phương ngữ Nam. Sự thể hiện của những từ viết bằng “v” ở Hội An hiện nay như vậy là mang tính chất của cả hai phương ngữ.
1.1.2. Phụ âm /f/ được chữ quốc ngữ ghi bằng “ph”, nói chung được thể hiện trong tiếng Hội An như một âm xát vô thanh hai môi. Tuy nhiên ở một số người, nhất là ở lứa tuổi cao, nó được thể hiện như âm bật hơi. (Cẩm) “phô”>[p’o]
[6]. Quá trình biến đổi /p’>f/ chỉ sau thế kỷ XVII mới xảy ra
[7] và đến nay /p’/ hãy còn được bảo lưu trong nhiều thổ ngữ của phương ngữ Trung. Hiện tượng rơi rớt của /p’/ ở tiếng Hội An là điều có thể nghe được, song dù sao cũng là một nét cổ, gần gũi với phương ngữ Trung. Maspe’ro từ lâu có gợi ý rằng đây là tập quán của người Chàm khi nói tiếng Việt
[8] nhưng gợi ý này không được các nhà Việt học chia sẽ.
1.2. Các phụ âm quặt lưỡi (retroflexe) Ba phụ âm quặt lưỡi được chữ viết ghi rằng “r, tr, s” hoàn toàn vắng mặt trong phương ngữ Bắc và là nét đặc trưng của hai phương ngữ Trung, Nam. Tiếng Hội An, trên đại thể cũng có 3 phụ âm này.
1.2.1. Có điều đáng lưu ý là ở thị dân, nhất là ở thế hệ trẻ, dường như không còn đối lập ş/s : “sống” được phát âm là [să
w ŋ
m’] như miền Bắc.
1.2.2. Phụ âm “r” của tiếng Hội An không hoàn toàn trở thành âm xát quặt lưỡi như trong đại bộ phận các miền nói phương ngữ Trung và Nam mà là một âm rung với mức độ rung rất ít hay đúng hơn là một âm võ (flapped) như trong tiếng Anh hiện đại. Cách phát âm này càng rõ hơn ở các xã Cẩm Châu, Cẩm Thanh, ví dụ “dầu
rái”.
1.2.3. Phụ âm “tr” trong tiếng Hội An được thể hiện rất rõ là một loại âm tắc, vô thanh, quặt lưỡi.
Phụ âm này bắt nguồn từ các tổ hợp /tl, bl/ trong tiếng Việt trung đại
[9]. Các tổ hợp này ngoài cách biến đổi thành /t/ còn biến đổi (ít hơn) bằng cách rụng đi yếu tố đầu, chẳng hạn “blời” “lời” (trong “Đức chúa Lời”). Cũng như vậy “tlòng” “tròng” hoặc “lòng”. Ở tiếng chuẩn, ta thường gặp “kính hai
tròng” và “
lòng đỏ trứng gà”. Nhưng ở Hội An cả hai trường hợp đều là “tròng” (
tròng đỏ,
tròng trắng). Đối với chuẩn, quả có sự khác biệt, nhưng xét kỹ, thì sự biến đổi ngữ âm ở tiếng Hội An lại là nhất quán.
Tóm lại, về các phụ âm quặt lưỡi, ở tiếng Hội An tình hình có khác với các phương ngữ Trung, Nam. Các âm quặt lưỡi không có mặt đầy đủ và được thể hiện với dạng điển hình.
1.3. Các phụ âm đầu lưỡi Nhìn chung trong phương ngữ Nam những từ có âm đầu được viết bằng “d” và “gi” đều được phát âm với [j]. Ở Hội An một số khá đông, nhất là thị dân, lại phân biệt hai âm [f] và [j]. “d” được thể hiện là [t] tức là vẫn giữ nét tắc của âm /d/ trung đại, còn “gi” được phát âm là [j]. Để thấy rõ nét tác, còn được duy trì, là cổ, có thể dẫn ra chứng cứ sau. Người Chrau
[10] khi mượn từ trong tiếng Việt hiện đại đều phát âm các từ với [j] như trong phương ngữ Nam hiện nay, nhưng những từ chung của Chrau và Việt xưa thì vẫn được phát âm với âm tắc [d] chân chính
[11].
1.4. Các phụ âm gốc lưỡi Âm tắc vô thanh gốc lưỡi trong tiếng Hội An khi đứng trước /w/ được thể hiện như một âm xát hữu thanh ví dụ (sáng) “quắc” > [wak’]. Không những thế, các phụ âm vang gốc lưỡi và cả âm xát thanh hầu cũng đều thành [ ] tất cả, như “nguyên” > [wi : ŋ], “huyện” [wi :’]. Đây là đặc điểm của phương ngữ Nam, mà tiếng Hội An đảm bảo rõ nét, trong khi, như trên đã trình bày, tình hình không phải bao giờ cũng vậy.
2. Nguyên âm Nếu như về phụ âm đầu, trên đại thể, tiếng Hội An có một số điểm khác biệt không nhiều thì sự khác biệt lớn lại nằm ở nguyên âm, và cũng cần nói thêm rằng đó là ở các nguyên âm trong những âm tiết không mở.
Trong âm tiết mở các nguyên âm của tiếng Hội An hầu như không có sự khác biệt đáng kể so với chuẩn.
2.1. Nguyên âm được phân bố trước các bán nguyên âm cuối 2.1.1. “ă” trước /j/ trong âm tiết có trọng âm được phát âm thành “a” còn trong âm tiết không có trọng âm thì cả vần /aj/ được thay thế bằng [ ] ví dụ “máy bay” [m ‘baj]
“ăn” trước /j/ và /w/ cũng vậy được phát âm thành “a” ví dụ “đau” [da :
w], “máu” [ma :
w’]. Trong nhiều trường hợp, nhất là ở xã Cẩm Châu, bán nguyên âm /W/ bị mất hẳn, vần /ăw/ chỉ còn được nghe như một nguyên âm đơn dài chẳng hạn “buồng cau” [bu ka :].
2.1.2. “â” trước /j/ và /w/ đều được thể hiện như 1 nguyên âm dài, hàng sau, không tròn môi [ ], nghĩa là cũng gần như “a” chuẩn nhưng khép hơn, sâu hơn một chút. Ví dụ “mây” [m j], “dấu” [t w
’].
Như vậy đặc trưng trường độ ở đây không còn thỏa đáng âm vị học.
2.1.3. “a” trước /j/ trở thành [ ], và trước /w/ trở thành [O
w] ví dụ “hai bài” [h b]. “dao cạo” [o
w ko
w]. Ở đây có sự hòa đúc giữa nguyên âm và bán nguyên âm cuối.
Như vậy, mới nghe, dường như cảm thấy “ă” và “â” đều thành “a” nhưng sự thực các vần vẫn được khu biệt:
“ây” > [ j], “ai” > [ay] > [a.
jD]
“au” > [ w], “ao” > [O
w] và “au” [a
w hoặc [a : ]
2.1.4. “o” có một sự thể hiện rất đặc biệt trước /j/. Cả tổ hợp thành một nguyên âm sắc [ ], ví dụ “khói” [x
u]. Trong nhiều trường hợp “oi” được nghe như đồng nhất với nguyên âm đôi “uô” hay “ua” chuẩn. Hai từ “vua” và “voi” được coi như đồng âm. Người ta thường dẫn ra câu sau đây để nêu lên đặc điểm của tiếng Hội An: “Ong vua cưỡi con voi, nó có cái vòi”. Trong câu này có ba từ được nghe như có cùng một phần vần [uo].
2.2. Nguyên âm được phân bố trước các âm môi 2.2.1. “a” trước /-m, -p/ được phát âm thành [γ] hoặc [ɔ]. Ở các xã phía Đông, giáp biển thường gặp [ ] ví dụ “làm” [ lɔm], “rạp” [ ]
2.2.2. “O”, cũng trong bối cảnh ngữ âm trên, biến thành “ô”.
Ví dụ: “họp” > [hop`], “xóm” > [som']
2.2.3. “Ô” trong bối cảnh đó lại thành “ơ”, ví dụ (cái) “hộp” [hγp`], “tôm” [tγm`].
2.2.4. Nguyên âm đôi “uô” của chuẩn trước âm môi được phát âm rất đặc biệt, thành [γ] hay [µ] mà không thành [u] như trước các âm cuối khác, ví dụ “buồm” > [bγm`] hoặc [bµm]. Một địa danh ở Hội An được ghi trên bản đồ của xã là “Ba chơm”, có lẽ đó là cách ghi theo âm địa phương của “Ba chuôm” trong tiếng chuẩn.
Như vậy sự xê dịch của các nguyên âm trong tiếng Hội An so với chuẩn quả là sự thế chỗ vòng tròn:
“a”,> “o”, “o”> “ô”, “ô”> “ơ”.
2.3. Nguyên âm được phân bố trước các âm gốc lưỡi Trước hết nơi đến các nguyên âm không tròn môi.
2.3.1. “ă” trước /-ŋ, -k/ được phát âm thành [ε] ví dụ “măng” [meŋ], “thắc mắc” [t’εk’ mεk’]. Những từ trong tiếng chuẩn có âm cuối /-n. -t/ và trong tiếng Hội An chúng chuyển thành /-ŋ, -k/ thì “ă” cũng được chuyển thành [ε] ví dụ “ăn” [εŋ], “tắt đèn” [tεk’ dèŋ].
2.3.3. “â” trước [-ŋ, -k] được phát âm như trước các bán nguyên âm, nghĩa là thành [^], nguyên âm dài hàng sau, không tròn môi với độ mở khép hơn [a] ví dụ “dâng” [f^ŋ], “cần” [k^`ŋ`]. “Phấp phới” được chuyển thành [f^k’fγj’].
2.3.4. “ư” trước /-ŋ, -k/ được thể hiện với độ mở lớn hơn chuẩn một mức, tức thành [γ]. “chưng” thành [cγŋ`], song không hề gây nên một khó khăn nào trong giao tiếp vì trong tiếng Việt [γ] chuẩn hầu như không được phân bố ở bối cảnh ngữ âm này.
Đối với các nguyên âm tròn môi sự chuyển đổi càng thú vị.
2.3.5. “ô” trước /-ŋ, -k/ được thể hiện trong tiếng Hội An với độ mở lớn hơn “ô” chuẩn và cũng mất nét tròn môi thành [ăw] nghĩa là gần đúng như “o” trong vần “ong/oc” chuẩn.
2.3.6. “o” trước /-ŋ, -k/ trong tiếng Hội An lại chuyển thành [a:]. Tình hình chuyển đổi của “o” và “ô” có thể hình dung như sau:
Chuẩn Hội An
“ông/ôc” [γ
wŋ
m/ γ
wk
p] [ă
wŋ
m/ ă
wk
p]
“ong/oc” [ă
wŋ
m/ ă
wk
p] [a:ŋ
m/ a
m:kp]
Ví dụ như nguyên âm trong các từ “học rộng” [ha:kp ă
wŋ
m] “thuốc độc” [t’uk’dă
wk
p`].
Không phải ngẫu nhiên A.de Rhodes đều ghi các vần “ông/ôc” chuẩn bằng chữ “o” mà không bằng chữ “ô” như “bòũ con” (= bồng con), “cou bằng” (= công bằng). Trong khi các vần “ong/oc” chuẩn đều được ông ghi bằng chữ “a” ví dụ “đaọc” (= đọc), “dào họ”(= dòng họ), “dầu lào” (= đầu lòng)
[12].
2.4. Nguyên âm đôi trong các âm tiết không mở. Trong tiếng Việt chuẩn có ba nguyên âm đôi âm vị học /ie,µγ,uo/. Trong các bối cảnh ngữ âm đã được kể đến ở 2.1, 2.2, 2.3 chúng không được trình bày. Mỗi nguyên âm đôi bao giờ cũng được thể hiện nhất quán. Để tránh nhắc đi nhắc lại chúng tôi trình bày các nguyên âm đôi thành một mục riêng.
Ở tiếng Hội An các nguyên âm đôi chuẩn đều bị tước bỏ yếu tố phi âm tiết tính ở cuối. Chúng được thể hiện như một nguyên âm đơn dài.
/ie/ chuẩn > [i:] ví dụ “yến”[i:ŋ'], “yêu” [i:w]
/µγ/ chuẩn > /µ:/ ví dụ [γµj' ], “rượu” [Sµ:w`] “chương [cµ:ŋ']”
/uo/ chuẩn > [u:] ví dụ “tuổi” [tu:jˇ], “buồng” [bu: ŋ'] “guốc” [γu:k’]
Riêng với nguyên âm đôi /uo/ có ngoại lệ, như đã nói ở 2.2.4. Trước /-m/ nguyên âm đôi này không trở thành [u:] mà thành [γ] hay [µ]. Xu hướng dị hóa ở đây không cho phép có một kết hợp giữa hai âm môi chăng?
3. Phụ âm cuối Trong tiếng Việt các âm cuối gắn chặt với nguyên âm đi trước làm thành một thể thống nhất. Tiếng Hội An đã cho những bằng chứng rõ ràng: “ay” trong âm tiết không có trọng âm được thể hiện thành [æ], “ao” trở thành “ô”. Nét tròn môi khép của /w/ được thể hiện cùng một lúc với /a/, hay nói khác đi đã “hòa đúc” với “a” để tạo nên “ô”.
Tuy nhiên, vì những lý do thực hiện, ta không coi cả phần vần như một thực thể nhất phiến mà coi như một phức thể gồm các thành tố phân lập.
Về phụ âm mô hình như không có vấn đề gì đáng đặt ra. “Phấp phới” của chuẩn có dạng thức tương ứng trong tiếng Hội An là “phất phới”, điều đó chỉ nói lên rằng ở đây có một luân phiên tự do giữa hai âm vị /p=t/, chứ không phải sự thể hiện khác nhau của một âm vị duy nhất.
3.1. Đối với /-n, -t/, hình thành quy luật tổng quát là /-n/ chuyển thành /-ŋ/ và /-t/ chuyển thành [-k], ví dụ “tắt đèn” [tεk’dèŋ], “sân” [s^ŋ’]. Tuy nhiên cần lưu ý là “tín” trong “thông tín viên” vẫn được người Hội An phát âm là [tin’] với [-n] chứ không phải [-ŋ].
Do sự chuyển đổi /-n, -t/ thành /-, -k/ mà một số từ viết khác mà là đồng âm thực sự như
“mắt” (trong “tai mắt”)
“mắc” (trong “mắc áo”) đều được phát âm là /mεk’/
“mét” (trong “tái mét”)
“ruột” trở thành đồng âm với “rụt” (trong “rụt lại” [suk])
“buồng” đồng âm với “bùn” [buŋ`]
Có người cho rằng “Đặc điểm nổi bật của phương ngữ Nam là hầu như toàn bộ vần có phụ âm cuối [-n, -t] đều biến thành [-ng, -k’] chính là do phương ngữ Hán Triều Châu…”
[13]. Chỉ bằng vào sự có mặt của một số thương gia Triều Châu dù số này khá lớn ở một vài tỉnh thành miền Nam (chứ cũng chưa phải là toàn bộ người Hoa) và sự giống nhau giữa hai phương ngữ về một điểm này, mà kết luận như vậy, e rằng chưa đủ sức thuyết phục.
3.2. Các biến thể ngạc hóa của /-ŋ, k-/ được viết ghi bằng “-nh, -ch” đều được thể hiện như/-n, -t/ ngạc hóa. Các nguyên âm hàng trước đi cùng với chúng được phát âm lui về sau hơn nhiều, ví dụ “tính” [ttˇn’].
3.3. Các phụ âm môi – mạc trong tiếng chuẩn được bảo tồn nguyên vẹn ở Hội An, mặc dù nguyên âm đứng trước đã có nhiều biến đổi rõ rệt so với chuẩn, ví dụ “học rộng” [ha:kp`să
wŋ
m`].
Những cặp từ như “trụt” và “trục” vần khu biệt nhau do phụ âm cuối: “trụt” [tuk], “trục” [tuk]. Đương nhiên ở từ “trục” nguyên âm có bị rút ngắn lại, song, không phải bao giờ cũng có sự giảm trường độ như thế, ví dụ “học” [ha:kp`].
Trên đây là một số nét về ngữ tiếng Hội An. Có thể có những nét nào đó là chung cho tiếng nói của một vùng rộng lớn hơn, như cả tỉnh Quảng Nam chẳng hạn. Nếu so sánh được với tất cả các thổ ngữ khác để nêu lên được nét riêng biệt của Hội An thì hay hơn. Song, với những dữ kiện hiện có, ta cũng đã thấy được một số điều đáng suy nghĩ.
1- Nhận xét tổng quát về cách phát âm của tiếng Hội An là trong các thành phần đoạn tính của âm tiết thì nguyên âm là có nhiều biến đổi hơn cả.
Mỗi ngôn ngữ cũng như phương thức có thể có một thói quen phát âm riêng được coi là cơ sở cấu âm.
Đặc điểm thứ nhất của cách phát âm Hội An. Là xu hướng tăng độ mở của các nguyên âm “ă” > “a”, “â” > “a”, “ô” > “o” “o” > “a”… số lượng nguyên âm mở nhiều hơn, và sự phân bố của riêng /a/ cũng rộng hơn hẳn so với chuẩn.
Đặc điểm thứ hai là cách phát âm kéo dài. Bốn âm vị nguyên âm ngắn của tiếng chuẩn đều biến mất. Một số tổ hợp nguyên âm siêu dài “ău”> [a:], “a”> [O:]...
Đặc điểm thứ ba là xu hướng chuyển âm sắc cực đoan thành âm sắc trung hòa, tức chuyển thành nguyên âm hàng giữa hoặc hàng sau không tròn môi “ô” > “ơ” “a” > “ơ” (“táp” > “tớp”) “uô” > “ơ” (“buồm” > “bờm”), “ai” > [γε].
Đặc điểm thứ tư là xu hướng tròn môi hóa các nguyên âm: “a” “o”, “ao” > “ô”, “oi” > [
uɔ] hay [u
γ]
2- Xét về mặt phân vùng phương ngữ thì tiếng Hội An có những nét đặc trưng của phương ngữ Nam, như sự tồn tại đến mức độ nhất định các phụ âm quặt lưỡi, sự biến đổi phụ âm đầu /v>j/, biến đổi các nhóm phụ /kw, ŋw, hw/>/γw/ biến đổi các phụ âm cuối /-n,-t/ /-ŋ, -k/,... Nhưng ngay nói về những tiêu chuẩn trên thì tiếng Hội An cũng không có được tiêu chuẩn nào trọn vẹn. Không phải tất cả các âm quặt lưỡi đều có mặt đủ, ở đây không có sự đối lập s/S, giống như ở phương ngữ Bắc. Bên cạnh [j] khá phổ biến vần có [v] như tiếng chuẩn. Không phải toàn bộ /-n, -t/ đều đã biến mất. Tiếng Hội An còn chứa trong lòng nó một số nét của phương ngữ Trung. Sự có mặt của những vần [uj] thay thế cho [oj] chuẩn (“tối” [tuj’]), [u] thay thế cho [γw] Bù Đà Bầu Đà), cũng như sự có mặt của một số đại từ chỉ trỏ và nghi vấn “mô”, “tê”, “răng”, “rứa”,... là những bằng chứng hiển nhiên. Tình trạng này mang lại cho người nghe ấn tượng về tiếng nói của một vùng chuyển tiếp giữa nhiều phương ngữ, hoặc ít ra là giữa phương ngữ Trung và Nam.
3- So với chuẩn thì tiếng vùng nào cũng có chỗ lệch chuẩn. Song sự biến đổi âm của tiếng Hội An, nhất là ở các nguyên âm thật là kỳ lạ. Sự biến đổi xảy ra ở hầu hết các nguyên âm và âm vị này dường như lấy dạng của âm vị kia trong tiếng chuẩn để tự thể hiện. Kết quả là có sự biến đổi vòng tròn, kiểu như “a” “o”, “o” “ô” “ơ”.
Tình hình đó làm cho những người lạ mới tiếp xúc với tiếng Hội An không nhận diện được các từ nhưng điều quan trọng là sự khu biệt giữa chúng thì ở đây vẫn được đảm bảo.
Như vậy là toàn bộ hệ thống nguyên âm chuẩn đã xê dịch và không theo một hướng chung, một điều hiếm thấy, chẳng những trong tiếng Việt mà cả trong các ngôn ngữ ở Đông Dương, vốn có hệ thống nguyên âm rất ổn định.
Tóm lại, Hội An chẳng những đáng được lưu ý về mặt lịch sử với những di tích của một đô thị cổ, một thương cảng quốc tế, mà còn đáng được lưu ý cả về mặt ngôn ngữ học với những biến đổi ngữ âm kỳ lạ.