Hoạt động “Chúng em cùng nhau khám phá bảo tàng” là một cách tiếp cận mới để đưa di sản đến với học đường đã được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức thường xuyên từ năm 2013 đến nay với sự tham gia tích cực của các học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố, trong đó có các em học sinh tại xã đảo Tân Hiệp.
Ngày 17/4/2024, UBND thành phố Hội An ban hành Thông báo số 161/TB-UBND về việc bổ sung giếng Đùi ở thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh vào Danh mục di tích Lịch sử - Văn hóa của thành phố.
Chiều ngày 17/4/2024, tại Văn chỉ Cẩm Phô (tọa lạc số 32 đường Hùng Vương, Hội An) đã khai trương Không gian đọc và trao đổi sách đồng thời khai mạc tuần lễ sách với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”.
Vào ngày 12/4/2024, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thuộc Bộ Nội vụ đã phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm Bảo quản phục chế tài liệu lưu trữ - Để ký ức luôn hồi sinh.
Vào ngày 09/4/2024 vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi làm việc với Công ty Nghiên cứu thị trường IDC Indochina - đại diện cho Công ty InfoComm tại Việt Nam nhằm trao đổi thông tin về tổ chức AVIXA, Sự kiện InfoComm 2024 và các chủ đề hội thảo, dự án liên quan đến Hội An và hoạt động của Trung tâm thực hiện trong thời gian đến.
Cù Lao Chàm là một cụm đảo cách bờ biển Hội An 15km với 8 hòn đảo lớn nhỏ nằm cạnh nhau tạo thành bức bình phong hình vòng cung che chắn Cửa Đại – Hội An.
Nằm trong chương trình Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và hệ sinh thái tự nhiên tại làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim” theo Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 04/7/2023 của UBND thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ triển khai công tác điều tra, khảo sát các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Cẩm Kim.
Nhà lao Hội An là một trong những di tích lịch sử đấu tranh cách mạng quan trọng ở Hội An, đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2007. Nơi đây ghi dấu tội ác dã man của đế quốc Mỹ và tay sai đối với đồng bào, chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng minh chứng về tinh thần đấu tranh kiên trung bất khuất của Nhân dân ta trong nhà tù địch.
Trong tâm thức của ngư dân ven biển miền Trung, cá Voi là vị phúc thần, được tôn kính với các danh xưng như cá Ông, Đức Ngư Ông, Thần Nam Hải,…, được nhà Nguyễn sắc phong nhiều mỹ tự cao quý, cho phép lập lăng để thờ tự, cúng bái.
Những tháng đầu năm 2024, lượng khách trong nước và quốc tế đến tham quan Khu phố cổ tăng cao.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong Khu phố cổ, trong quý I năm 2024, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 54 hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả Thành phố, trong đó khu vực I có 19 hồ sơ, khu vực IIA có 07 hồ sơ, khu vực IIB có 28 hồ sơ.
Vào ngày 18/1/2024 vừa qua, Văn phòng JICA Việt Nam đã phái cử chuyên gia Nhật Bản trên lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đến khảo sát đánh giá và hỗ trợ tham vấn các biện pháp phòng chống nguy cơ hỏa hoạn trong Khu phố cổ Hội An.
Hệ thủy cổ tại Cù Lao Chàm được hiểu là sự kết hợp giữa các khu vực trồng trọt (ở dạng địa hình triền đồi, chân núi dốc) gắn với việc sử dụng nguồn nước ngọt tự nhiên (nước nhỉ từ đất lên và nước khe suối bằng hình thức đắp bờ ngăn nước và đào mương dẫn). Hệ thủy cổ này rất có giá trị về lịch sử, văn hóa và sinh thái tự nhiên. Đây cũng là những tài nguyên độc đáo, riêng có ở Cù Lao Chàm, Hội An.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam có văn bản thống nhất chủ trương giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An xây dựng hồ sơ khoa học trình xếp hạng di tích cấp Tỉnh đối với di tích địa điểm nhà tù Faifo. Khu vực di tích hiện nay nằm trong khu vực Công viên Hội An thuộc địa bàn phường Sơn Phong.
Kết thúc năm 2023, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp tục được đánh giá, xếp vị thứ nhất trong khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hội An về công tác CCHC với 94,29/100 điểm.
Nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của danh nhân Đặng Huy Trứ, vừa qua, UBND thành phố Hội An có văn bản số 537/UBND ngày 5/3/2024 thống nhất chủ trương tổ chức tọa đàm “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”.
Từ ngày 25/02/2024 - 09/03/2024, tại Trung tâm JICA Kansai tỉnh Hyogo, Nhật Bản đã diễn ra khóa tập huấn “Phát triển Công nghiệp thông qua các nguồn lực địa phương” trong khuôn khổ Chương trình “Đồng sáng trạo tri thức dành cho lãnh đạo trẻ năm 2024"
Để nội dung các tập sách bộ địa chí Hội An đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan, thông tin về số liệu cập nhật đến thời điểm hiện nay, trên cơ sở kết quả thực hiện đề tài Nghiên cứu, biên soạn địa chí Hội An và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thực hiện biên tập, xuất bản địa chí Hội An, Trung tâm Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ triển khai sưu tầm, bổ sung tài liệu, số liệu từ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, cụ thể như sau:
Sáng ngày 29/2/2024, tại trụ sở Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, ông Nguyễn Văn Lanh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu đến từ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia cùng các trưởng làng tại khu quần thể di tích Muarajambi, huyện Muaro Jambi, tỉnh Jambi trong chuyến công tác tại Việt Nam.
Vào sáng ngày 01/3/2024, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức buổi tổng kết, trao giải cho các đơn vị đạt giải trong hội thi “Cây nêu ngày Tết” Xuân Giáp Thìn - 2024 của thành phố Hội An.