Khi kim đồng hồ nhích dần về con số 12 và giai điệu bài hát Happy New Year vang lên báo hiệu thời khắc giao thừa, cũng là lúc hàng nghìn du khách nắm chặt tay nhau cùng nguyện cầu cho năm mới bình an, ngập tràn hạnh phúc.
Sau những ngày dài ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, cộng thiên tai, bão lũ dồn dập những tháng cuối năm đã khiến các hoạt động du lịch dường như bị “đóng băng”. Từ khó khăn, thách thức đó, chính quyền và các doanh nghiệp cùng người dân Hội An đã quyết tâm tìm kiếm các giải pháp để phục hồi “ngành kinh tế mũi nhọn” của thành phố.
Ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo vào quản lý, bảo tồn phát huy di sản; quản lý du lịch, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền… là những mục tiêu mà Hội An đang hướng đến với dự án xây dựng đô thị di sản thông minh.
Trong chuỗi hoạt động chào đón năm mới 2021, để “Thức giấc Hội An” với hàng loạt hoạt động mới mẻ, sáng tạo, đặc sắc, phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Hội An lúc này, chính quyền và doanh nghiệp đã cùng bàn thảo, thống nhất phương án tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật, các chương trình kích cầu du lịch, trang trí cảnh quan.
Ngày 18.12.2020, UBND tỉnh có Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ban hành quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An.
Tại buổi làm việc với ông Shimizu Akira - Trưởng đại diện Văn phòng JICA (Nhật Bản) Việt Nam vào sáng qua 17.12, ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết địa phương sẽ bố trí kinh phí, hoàn tất thủ tục, nhanh chóng triển khai dự án tu bổ Chùa Cầu trong năm 2021, hoàn thành trong năm 2022.
Sáng nay 17.12, ông Shimizu Akira - Trưởng đại diện Văn phòng JICA (Nhật Bản) tại Việt Nam làm việc với lãnh đạo TP.Hội An nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến trùng tu di tích Chùa Cầu.