Dịch bệnh Covid-19 hoành hành 2 năm nay khiến làng gốm Thanh Hà (Hội An) rơi vào cảnh vắng lặng. Những nghệ nhân, cư dân bản địa trông chờ làng gốm sẽ sớm trở lại nhịp điệu công việc bình thường khi sắp tới đây thành phố kích hoạt, mở cửa rộng hơn các hoạt động du lịch.
Càng về cuối năm, các hoạt động du lịch dần sôi động hơn để bắt nhịp nhu cầu của du khách trong dịp lễ Giáng sinh và mừng năm mới.
Chưa bao giờ, trên những ngõ phố rêu phong lại nghe nhiều thanh âm xao xác như mùa này. Nhẽ ra, trong tiết trời chớm đông ở phố cổ sẽ lại nhìn thấy những áo dài xúng xính cùng cúc hoa, khăn áo phô diễn cùng tiết trời. Tháng 12 năm nay, có lẽ là khoảng thời gian buồn nhất của Hội An, sau hơn hai chục năm phố thị này được định danh di sản…
Sau khi TP.Hội An “mở cửa” hoạt động du lịch, đồng thời đón đoàn khách quốc tế đầu tiên đến tham quan khu phố cổ, chị Phạm Thị Nguyên Phương (chủ một shop hàng da trên đường Trần Phú) cũng mở cửa và bày trí lại không gian bán hàng.
Tọa lạc tại số 27 đường Lê Lợi, TP.Hội An, đình làng Hội là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo hiếm gặp ở Quảng Nam. Thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng tại đây rất đa dạng, mang đầy đủ yếu tố cơ bản của một ngôi đình làng Việt, vừa thể hiện sự giao lưu hội tụ văn hóa trên nguồn dưới biển và hoạt động giao thương bằng đường sông nước của cư dân cảng thị Hội An xưa.
Hệ sinh thái tự nhiên ở nhiều vùng đất có thể hàm chứa giá trị văn hóa đặc trưng. Cù Lao Chàm là vùng đất tiêu biểu minh chứng cho điều này. Việc phát triển Cù Lao Chàm, nhất là về du lịch cần có sự điều chỉnh linh hoạt trong giai đoạn mới.
UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3313/QĐ-UBND về việc công nhận Cù Lao Chàm là khu du lịch cấp tỉnh.