Về hiện vật Lệnh phù Bắc Đế trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An
- Thứ ba - 23/03/2021 21:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội An là vùng đất tuy nhỏ bé nhưng có bề dày lịch sử và di sản văn hóa đa dạng, đặc trưng. Ở đây, dường như nơi đâu cũng thấp thoáng bóng dáng của một thời quá khứ nhộn nhịp với sự giao lưu hội nhập của nhiều người từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Không khó để nhận ra bằng chứng từ những công trình kiến trúc, nhà ở, di tích, bia đá còn hiện hữu hay những thói quen, phong tục của người dân còn được lưu giữ đến hôm nay.
Lệnh phù Bắc Đế Ảnh: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
Bên cạnh đó, có cả những hiện vật được trưng bày trong các bảo tàng ở Hội An, ngày qua ngày đang kể câu chuyện quá khứ của chính mình. Nếu có dịp ghé thăm Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An (33 Nguyễn Thái Học; 62 Bạch Đằng), tại không gian trưng bày Tạo hình và diễn xướng dân gian, chúng ta sẽ tìm thấy một bức chạm bằng gỗ với tên gọi Lệnh phù Bắc Đế. Tấm lệnh phù tuy nhỏ nhưng chứa đựng không ít điều thú vị.
Tấm lệnh phù (lịnh phù) được làm bằng gỗ, dài khoảng 12cm, rộng 8cm, độ dày 3,5cm, bên ngoài phủ lớp sơn màu đỏ. Hình dáng lệnh phù có cạnh đáy vuông, cạnh trên cong hình vòng cung. Mặt trước khắc chìm bốn chữ Hán "五 雷 號 令” (Ngũ Lôi Hiệu Lệnh), xung quanh chạm nổi các chi tiết trang trí hoa văn. Mặt sau chạm nổi hình con rùa, trên lưng cưỡi con rắn quấn quanh một thanh kiếm, bên ngoài trang trí hoa sen và dây lá. Mặt bên trái khắc chìm bốn chữ Hán “將 逐 令 行” (Tướng Trục Lệnh Hành, tạm dịch nghĩa: tướng lĩnh hành động theo lệnh bài), mặt bên phải chạm chìm bốn chữ Hán “兵 隨 印 轉” (Binh Tùy Ấn Chuyển, tạm dịch nghĩa: binh sĩ theo ấn mà hành động).
Từ tên gọi Lệnh Phù Bắc Đế và hình tượng con rùa, con rắn và thanh kiếm được khắc trên lệnh phù, dễ dàng nhận ra sự liên quan của tấm lệnh phù với vị thần Bắc Đế Trấn Vũ, hay còn gọi Huyền Thiên Thượng Đế. Vậy Ngũ Lôi Hiệu Lệnh là gì và tấm lệnh phù này có ý nghĩa như thế nào?
Huyền Thiên Thượng Đế là một vị Tôn thần thuộc Đạo giáo. Đạo giáo hay còn gọi là Lão giáo, Đạo lão, là một tôn giáo bản địa khởi nguyên của người Trung Quốc, coi trọng sức mạnh của tự nhiên. Theo Đạo giáo, Ngũ Lôi là một loại đạo pháp được các đạo sĩ sử dụng để điều khiển sấm sét, chia thành Thiên Lôi, Địa Lôi, Thủy Lôi, Thần Lôi và Xã Lôi. Trong Ngũ Lôi thì có các Lôi Thần chấp quản, tức là năm vị Lôi Đế của năm hướng: Phía Đông có Oanh Thiên Chấn Môn Lôi Đế, phía Nam có Xích Thiên Hỏa Quang Chấn Sát Lôi Đế, phía Tây có Đại Âm Khôn Phục Lôi Đế, phía Bắc có Đảo Thiên Phiên Hải Lôi Đế, ở chính giữa (Trung) có Hoàng Thiên Băng Liệt Lôi Đế (1). Huyền Thiên Thượng Đế chính là thống lĩnh chỉ huy Ngũ Lôi thần tướng và thần binh, do đó còn có danh xưng khác là Lôi Tổ (2). Ông được miêu tả với hình tượng râu dài tóc xõa, một tay cầm kiếm, chân trần đạp lên thân con rùa và con rắn, mặc giáp vàng khoác áo choàng đen, cờ đen, được gọi là “Trị Thế Phúc Thần”, mỗi khi hạ giáng sẽ hành hiệp trượng nghĩa, ban phúc lành cho chúng sinh (3).
Lệnh phù Ngũ Lôi (còn gọi là lệnh bài) là một loại pháp khí của Đạo giáo. Lệnh phù Ngũ Lôi của Đạo giáo mô phỏng theo hổ phù của triều đình phong kiến Trung Hoa. Hổ phù là loại lệnh bài được chạm khắc hình con hổ, làm bằng chất liệu đồng hoặc vàng được các Hoàng đế Trung Hoa cổ đại sử dụng để điều binh khiển tướng. Các Đạo sĩ hoặc pháp sư Đạo giáo sử dụng lệnh phù Ngũ Lôi khi đăng đàn làm phép đại diện cho các vị thần linh trên trời, dùng lệnh phù này phát hiệu lệnh, sai khiến Lôi Thần, hô mưa gọi gió, điều binh khiển tướng, hộ tống vong hồn, trấn yểm trừ tà, xua đuổi ma quỷ.(4)
Cách làm tấm lệnh phù này cũng có những quy định nghiêm khắc. Đa phần lệnh phù Ngũ Lôi có hình trên tròn dưới vuông, tượng trưng cho trời tròn đất vuông, một mặt lệnh bài được sử dụng kiểu chạm chìm (âm khắc), mặt đối diện được chạm nổi (dương khắc) đều thể hiện rõ căn bản “triết lí âm dương” và “đạo pháp tự nhiên” của Đạo giáo.(5) Trong quyển 265 của “Đạo pháp hội nguyên” phần “Tạo lệnh thức” có ghi rõ rằng: Lệnh bài này có “sát khí” nên khi điêu khắc lệnh phù cần chọn ngày có chứa sát khí mạnh mẽ như ngày Quý Hợi và các ngày Hợi, hoặc chọn trong 10 ngày đại kị (gồm Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Thân, Đinh Hợi, Mậu Tuất, Kỷ Sửu, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Thân, Quý Hợi), hoặc những ngày sát chủ (ngày xấu)… Loại gỗ được chọn làm lệnh phù gồm có gỗ cây táo, gỗ bách, gỗ phong, gỗ đào, gỗ tử, nếu dùng các loại gỗ khác sẽ không còn linh nghiệm.(4)
Bên cạnh chức năng là pháp khí của đạo sĩ ra, nhiều người tin Đạo hiện nay cũng sử dụng Ngũ Lôi Hiệu Lệnh như vật trừ tà, trấn trạch hoặc bùa hộ thân bình an.
Tấm lệnh phù Bắc Đế nêu trên do ông Lê Huyễn giao lại cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An từ năm 1997 và đang được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An. Hiện nay không có cơ sở để xác minh tấm lệnh phù này là vật trấn yểm hay là pháp khí của đạo sĩ Đạo giáo trước đây.
Theo chân những người Trung Hoa, Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỉ II và nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng tương đồng của người Việt. Bởi lẽ từ xưa người Việt Nam đã rất sùng bái ma thuật, phù phép; họ tin rằng các lá bùa, những câu thần chú… có thể chữa bệnh, trị tà ma, có thể làm tăng sức mạnh, gươm chém không đứt... do đó, Đạo giáo, đặc biệt là nhánh Đạo giáo phù thủy có thể len lỏi vào đời sống tín ngưỡng của người dân một cách tự nhiên, lâu bền.(6) Nền văn hóa tâm linh như bốc quẻ, coi ngày, chiêm tinh, bói toán, tính ngày tháng tuổi tác, xung khắc âm dương, ngũ hành của Việt Nam phần lớn ảnh hưởng từ nền văn hóa Đạo giáo này (7).
Trong quá khứ, Hội An từng là đô thị thương cảng sầm uất thu hút rất nhiều thương nhân đến từ nhiều nước trên thế giới. Trong đó thương nhân người Hoa chiếm số lượng lớn và có thời gian cư trú dài lâu tại Hội An. Vì vậy việc người Hoa mang cả đời sống văn hóa tín ngưỡng tôn giáo nói chung và Đạo giáo nói riêng vào Hội An là điều rất dễ hiểu. Hiện nay ở Hội An, nền văn hóa này chỉ tồn tại qua các hoạt động tâm linh như: xin xăm, xin bùa, coi ngày cưới gả, xây nhà, xây mộ, tục đốt vàng mã, cúng ông Táo, dựng cây nêu,...(7) và một số di tích có liên quan đến Huyền Thiên Thượng Đế như miếu thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ bên trong Chùa Cầu, tấm bia bùa Bắc Đế trên đường Phan Chu Trinh hay tấm Lệnh Phù Bắc Đế còn được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An. Huyền Thiên Thượng Đế cũng được biết đến như một vị Phúc Thần, do đó, tại miếu thờ Thần trong Chùa Cầu luôn chuẩn bị sẵn những tấm kim ấn Bắc Đế (một dạng bùa hộ thân) với ý nghĩa ban phát phước lành cho người dân.
Đến bây giờ có lẽ không nhiều người biết đến sự tồn tại của tấm Lệnh phù Bắc Đế này, và càng không nhớ đến ý nghĩa nguyên gốc thật sự ban đầu của tấm lệnh phù, kim ấn, vị thần Bắc Đế hay Đạo giáo nữa, chỉ còn lại duy nhất ý niệm về một lá bùa có thể mang lại bình an, may mắn. Qua thời gian, vật đổi sao dời nhưng ước mong điều tốt đẹp đến với bản thân, gia đình luôn tồn tại trong ý thức của mỗi con người. Theo đó, niềm tin vào một tấm bùa hộ thân cầu phúc vẫn luôn tồn tại trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng. Và hằng năm vào dịp đầu năm mới, nhiều người vẫn đến Chùa Cầu, thắp hương khấn nguyện trước bàn thờ Huyền Thiên Thượng Đế, để nhận lá bùa Bắc Đế, mang một chút phước lành về nhà, để yên dạ ấm lòng, hi vọng cho một năm tràn đầy những điều tốt đẹp.
Tài liệu tham khảo và chú thích:
1) Kiến thức sơ lược về Thần Tiên Đạo Giáo (Hiệp Hội Đạo giáo Võ Đang Sơn).
http://www.wdsdjxh.com/detail-27.html
2) Tổng quan về Các vị thần Phái Huyền Thiên Thượng Đế Núi Võ Đang
https://wenku.baidu.com/view/6f3971e27fd5360cbb1adb29.html?re=view
3) Trích từ Bắc Cực Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế Thánh Kỷ
http://www.xn--6btr04bu4d.tw/book4.html
4) Hổ phù điều binh dịch Chư hầu, Lệnh bài hiệu lệnh dịch Lôi thần (Phù chú Đại toàn)
https://www.fuzhou888.com/dxy/28370.html
5) https://wemp.app/posts/ca1b6d93-4caa-4cc6-a450-60c44f02651e
6) Đạo giáo và văn hóa Việt Nam.
http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/23/dao-giao/
7) Huỳnh Dõng - Giải mã một tấm Bia Bùa ở Hội An. Thông tin nghiên cứu Bảo tồn Di Sản số 4 (52) - 2020.
8) Võ Văn Hoàng – Tín ngưỡng Bắc Đế Trấn Vũ ở Hội An. Tạp chí Di sản Văn hóa số 2 (27) – 2009.
Tấm lệnh phù (lịnh phù) được làm bằng gỗ, dài khoảng 12cm, rộng 8cm, độ dày 3,5cm, bên ngoài phủ lớp sơn màu đỏ. Hình dáng lệnh phù có cạnh đáy vuông, cạnh trên cong hình vòng cung. Mặt trước khắc chìm bốn chữ Hán "五 雷 號 令” (Ngũ Lôi Hiệu Lệnh), xung quanh chạm nổi các chi tiết trang trí hoa văn. Mặt sau chạm nổi hình con rùa, trên lưng cưỡi con rắn quấn quanh một thanh kiếm, bên ngoài trang trí hoa sen và dây lá. Mặt bên trái khắc chìm bốn chữ Hán “將 逐 令 行” (Tướng Trục Lệnh Hành, tạm dịch nghĩa: tướng lĩnh hành động theo lệnh bài), mặt bên phải chạm chìm bốn chữ Hán “兵 隨 印 轉” (Binh Tùy Ấn Chuyển, tạm dịch nghĩa: binh sĩ theo ấn mà hành động).
Từ tên gọi Lệnh Phù Bắc Đế và hình tượng con rùa, con rắn và thanh kiếm được khắc trên lệnh phù, dễ dàng nhận ra sự liên quan của tấm lệnh phù với vị thần Bắc Đế Trấn Vũ, hay còn gọi Huyền Thiên Thượng Đế. Vậy Ngũ Lôi Hiệu Lệnh là gì và tấm lệnh phù này có ý nghĩa như thế nào?
Huyền Thiên Thượng Đế là một vị Tôn thần thuộc Đạo giáo. Đạo giáo hay còn gọi là Lão giáo, Đạo lão, là một tôn giáo bản địa khởi nguyên của người Trung Quốc, coi trọng sức mạnh của tự nhiên. Theo Đạo giáo, Ngũ Lôi là một loại đạo pháp được các đạo sĩ sử dụng để điều khiển sấm sét, chia thành Thiên Lôi, Địa Lôi, Thủy Lôi, Thần Lôi và Xã Lôi. Trong Ngũ Lôi thì có các Lôi Thần chấp quản, tức là năm vị Lôi Đế của năm hướng: Phía Đông có Oanh Thiên Chấn Môn Lôi Đế, phía Nam có Xích Thiên Hỏa Quang Chấn Sát Lôi Đế, phía Tây có Đại Âm Khôn Phục Lôi Đế, phía Bắc có Đảo Thiên Phiên Hải Lôi Đế, ở chính giữa (Trung) có Hoàng Thiên Băng Liệt Lôi Đế (1). Huyền Thiên Thượng Đế chính là thống lĩnh chỉ huy Ngũ Lôi thần tướng và thần binh, do đó còn có danh xưng khác là Lôi Tổ (2). Ông được miêu tả với hình tượng râu dài tóc xõa, một tay cầm kiếm, chân trần đạp lên thân con rùa và con rắn, mặc giáp vàng khoác áo choàng đen, cờ đen, được gọi là “Trị Thế Phúc Thần”, mỗi khi hạ giáng sẽ hành hiệp trượng nghĩa, ban phúc lành cho chúng sinh (3).
Lệnh phù Ngũ Lôi (còn gọi là lệnh bài) là một loại pháp khí của Đạo giáo. Lệnh phù Ngũ Lôi của Đạo giáo mô phỏng theo hổ phù của triều đình phong kiến Trung Hoa. Hổ phù là loại lệnh bài được chạm khắc hình con hổ, làm bằng chất liệu đồng hoặc vàng được các Hoàng đế Trung Hoa cổ đại sử dụng để điều binh khiển tướng. Các Đạo sĩ hoặc pháp sư Đạo giáo sử dụng lệnh phù Ngũ Lôi khi đăng đàn làm phép đại diện cho các vị thần linh trên trời, dùng lệnh phù này phát hiệu lệnh, sai khiến Lôi Thần, hô mưa gọi gió, điều binh khiển tướng, hộ tống vong hồn, trấn yểm trừ tà, xua đuổi ma quỷ.(4)
Cách làm tấm lệnh phù này cũng có những quy định nghiêm khắc. Đa phần lệnh phù Ngũ Lôi có hình trên tròn dưới vuông, tượng trưng cho trời tròn đất vuông, một mặt lệnh bài được sử dụng kiểu chạm chìm (âm khắc), mặt đối diện được chạm nổi (dương khắc) đều thể hiện rõ căn bản “triết lí âm dương” và “đạo pháp tự nhiên” của Đạo giáo.(5) Trong quyển 265 của “Đạo pháp hội nguyên” phần “Tạo lệnh thức” có ghi rõ rằng: Lệnh bài này có “sát khí” nên khi điêu khắc lệnh phù cần chọn ngày có chứa sát khí mạnh mẽ như ngày Quý Hợi và các ngày Hợi, hoặc chọn trong 10 ngày đại kị (gồm Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Thân, Đinh Hợi, Mậu Tuất, Kỷ Sửu, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Thân, Quý Hợi), hoặc những ngày sát chủ (ngày xấu)… Loại gỗ được chọn làm lệnh phù gồm có gỗ cây táo, gỗ bách, gỗ phong, gỗ đào, gỗ tử, nếu dùng các loại gỗ khác sẽ không còn linh nghiệm.(4)
Bên cạnh chức năng là pháp khí của đạo sĩ ra, nhiều người tin Đạo hiện nay cũng sử dụng Ngũ Lôi Hiệu Lệnh như vật trừ tà, trấn trạch hoặc bùa hộ thân bình an.
Tấm lệnh phù Bắc Đế nêu trên do ông Lê Huyễn giao lại cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An từ năm 1997 và đang được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An. Hiện nay không có cơ sở để xác minh tấm lệnh phù này là vật trấn yểm hay là pháp khí của đạo sĩ Đạo giáo trước đây.
Theo chân những người Trung Hoa, Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỉ II và nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng tương đồng của người Việt. Bởi lẽ từ xưa người Việt Nam đã rất sùng bái ma thuật, phù phép; họ tin rằng các lá bùa, những câu thần chú… có thể chữa bệnh, trị tà ma, có thể làm tăng sức mạnh, gươm chém không đứt... do đó, Đạo giáo, đặc biệt là nhánh Đạo giáo phù thủy có thể len lỏi vào đời sống tín ngưỡng của người dân một cách tự nhiên, lâu bền.(6) Nền văn hóa tâm linh như bốc quẻ, coi ngày, chiêm tinh, bói toán, tính ngày tháng tuổi tác, xung khắc âm dương, ngũ hành của Việt Nam phần lớn ảnh hưởng từ nền văn hóa Đạo giáo này (7).
Trong quá khứ, Hội An từng là đô thị thương cảng sầm uất thu hút rất nhiều thương nhân đến từ nhiều nước trên thế giới. Trong đó thương nhân người Hoa chiếm số lượng lớn và có thời gian cư trú dài lâu tại Hội An. Vì vậy việc người Hoa mang cả đời sống văn hóa tín ngưỡng tôn giáo nói chung và Đạo giáo nói riêng vào Hội An là điều rất dễ hiểu. Hiện nay ở Hội An, nền văn hóa này chỉ tồn tại qua các hoạt động tâm linh như: xin xăm, xin bùa, coi ngày cưới gả, xây nhà, xây mộ, tục đốt vàng mã, cúng ông Táo, dựng cây nêu,...(7) và một số di tích có liên quan đến Huyền Thiên Thượng Đế như miếu thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ bên trong Chùa Cầu, tấm bia bùa Bắc Đế trên đường Phan Chu Trinh hay tấm Lệnh Phù Bắc Đế còn được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An. Huyền Thiên Thượng Đế cũng được biết đến như một vị Phúc Thần, do đó, tại miếu thờ Thần trong Chùa Cầu luôn chuẩn bị sẵn những tấm kim ấn Bắc Đế (một dạng bùa hộ thân) với ý nghĩa ban phát phước lành cho người dân.
Đến bây giờ có lẽ không nhiều người biết đến sự tồn tại của tấm Lệnh phù Bắc Đế này, và càng không nhớ đến ý nghĩa nguyên gốc thật sự ban đầu của tấm lệnh phù, kim ấn, vị thần Bắc Đế hay Đạo giáo nữa, chỉ còn lại duy nhất ý niệm về một lá bùa có thể mang lại bình an, may mắn. Qua thời gian, vật đổi sao dời nhưng ước mong điều tốt đẹp đến với bản thân, gia đình luôn tồn tại trong ý thức của mỗi con người. Theo đó, niềm tin vào một tấm bùa hộ thân cầu phúc vẫn luôn tồn tại trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng. Và hằng năm vào dịp đầu năm mới, nhiều người vẫn đến Chùa Cầu, thắp hương khấn nguyện trước bàn thờ Huyền Thiên Thượng Đế, để nhận lá bùa Bắc Đế, mang một chút phước lành về nhà, để yên dạ ấm lòng, hi vọng cho một năm tràn đầy những điều tốt đẹp.
Tài liệu tham khảo và chú thích:
1) Kiến thức sơ lược về Thần Tiên Đạo Giáo (Hiệp Hội Đạo giáo Võ Đang Sơn).
http://www.wdsdjxh.com/detail-27.html
2) Tổng quan về Các vị thần Phái Huyền Thiên Thượng Đế Núi Võ Đang
https://wenku.baidu.com/view/6f3971e27fd5360cbb1adb29.html?re=view
3) Trích từ Bắc Cực Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế Thánh Kỷ
http://www.xn--6btr04bu4d.tw/book4.html
4) Hổ phù điều binh dịch Chư hầu, Lệnh bài hiệu lệnh dịch Lôi thần (Phù chú Đại toàn)
https://www.fuzhou888.com/dxy/28370.html
5) https://wemp.app/posts/ca1b6d93-4caa-4cc6-a450-60c44f02651e
6) Đạo giáo và văn hóa Việt Nam.
http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/23/dao-giao/
7) Huỳnh Dõng - Giải mã một tấm Bia Bùa ở Hội An. Thông tin nghiên cứu Bảo tồn Di Sản số 4 (52) - 2020.
8) Võ Văn Hoàng – Tín ngưỡng Bắc Đế Trấn Vũ ở Hội An. Tạp chí Di sản Văn hóa số 2 (27) – 2009.