Tục lệ, kiêng cữ trong nghề biển ở Hội An
- Thứ năm - 13/08/2020 22:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội An là vùng cửa sông - ven biển, nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng đổ ra biển, có đường bờ biển dài khoảng 7km, chiếm 5,06% trong tổng số 125km bờ biển của Quảng Nam. Dọc ven biển Hội An có Cẩm An, Cửa Đại tiếp giáp với biển. Cách đất liền 18km là cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49km2. Có thể nói tài nguyên biển Hội An khá phong phú, dồi dào, từ đó hình thành nhiều ngành nghề hoạt động khai thác hải sản trên biển.
Nghề đánh bắt cá của ngư dân Hội An đã được hình thành từ lâu đời. Đến thời kỳ Đại Việt, khoảng thế kỷ XVI làn sóng di cư càng trở nên mạnh mẽ, về nguồn gốc có một số ít ở đồng bằng Bắc Bộ, còn chủ yếu ở Bắc Trung Bộ mà cụ thể là Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trên đường Nam tiến đã vào đây lập làng, làm ăn sinh sống. Từ những đợt di cư đầu tiên của người Việt đến vùng đất mới, người Việt đã gặp gỡ dân bản địa - một nơi có truyền thống hành nghề đi biển, trong quá trình chung sống, giữa họ có sự tiếp biến và giao lưu văn hóa lẫn nhau. Dần dần, những di dân người Việt đã học hỏi kinh nghiệm làm biển của cư dân bản địa. Lâu dần họ tích lũy được những kinh nghiệm làm nghề cho riêng mình.
Trong thời buổi sơ khai, những người di dân cư trú chủ yếu trên các địa bàn bên bờ sông, đất bồi, cát pha lấy nông nghiệp làm nghề chính và ngư nghiệp làm nghề phụ như các làng Thanh Hà, Cẩm Phô… Hoặc lấy ngư nghiệp làm nghề chính, lấy nông nghiệp làm nghề phụ như các làng Võng Nhi, Đế Võng… Dần dần mới hình thành nên các làng thuần ngư nghiệp như Phước Trạch, An Bàng… Phổ biến nhất vẫn là các làng kết hợp giữa nông nghiệp và ngư nghiệp tồn tại lâu đời như làng Thanh Hà, Thanh Châu, An Mỹ, Cẩm Phô… Hình thức phổ biến của tổ chức cộng đồng cư dân ngư nghiệp là các vạn chài.[1]
Nghề đi biển ở Hội An gồm hai hình thức chính là đi khơi và đi lộng. Đi lộng là hình thức đánh bắt gần bờ, thời gian đánh bắt thường từ 3 giờ chiều đến 5 - 6 giờ sáng ngày hôm sau thì về. Sản phẩm đánh bắt được chủ yếu là các loài cá, tôm, cua, ốc, mực loại nhỏ. Đi khơi thường là các phương tiện tàu, thuyền lớn, hiện đại. Đi khơi đi tập thể từ 7 đến 10 người, thời gian mỗi chuyến ra khơi có thể từ 15 đến 20 ngày, có khi cả tháng, sản phẩm đánh bắt được thường là các loại cá, tôm, mực loại lớn...
Sống với biển, làm nghề biển, đối mặt với những thiên tai mưa bão trên biển, con người nhỏ bé trước đại dương bao la, họ không có một năng lực để “phòng thủ” hiệu quả trước sóng gió biển khơi, nên thường gặp nhiều nguy hiểm và mất mát. Trước đây khi khoa học, khí tượng thủy văn chưa phát triển, người dân chài chỉ biết dựa vào những kinh nghiệm quan sát những hiện tượng thiên nhiên và dựa vào những quan niệm tâm linh để sinh tồn trên sóng gió biển khơi. Từ các yếu tố đó, dần hình thành nên những tục lệ, kiêng cữ trong nghề đánh bắt hải sản. Ngày nay, dù khoa học kỹ thuật đã phát triển nhưng những kinh nghiệm, những điều kiêng cữ đó vẫn được các thế hệ cao niên lưu giữ, tuy một số bị mai một dần nhưng những gì thuộc về sự tôn kính, tâm linh, kiêng kỵ vẫn được gìn giữ trong bộ phận thế hệ hậu duệ đang làm nghề biển.
Trong thời buổi sơ khai, những người di dân cư trú chủ yếu trên các địa bàn bên bờ sông, đất bồi, cát pha lấy nông nghiệp làm nghề chính và ngư nghiệp làm nghề phụ như các làng Thanh Hà, Cẩm Phô… Hoặc lấy ngư nghiệp làm nghề chính, lấy nông nghiệp làm nghề phụ như các làng Võng Nhi, Đế Võng… Dần dần mới hình thành nên các làng thuần ngư nghiệp như Phước Trạch, An Bàng… Phổ biến nhất vẫn là các làng kết hợp giữa nông nghiệp và ngư nghiệp tồn tại lâu đời như làng Thanh Hà, Thanh Châu, An Mỹ, Cẩm Phô… Hình thức phổ biến của tổ chức cộng đồng cư dân ngư nghiệp là các vạn chài.[1]
Nghề đi biển ở Hội An gồm hai hình thức chính là đi khơi và đi lộng. Đi lộng là hình thức đánh bắt gần bờ, thời gian đánh bắt thường từ 3 giờ chiều đến 5 - 6 giờ sáng ngày hôm sau thì về. Sản phẩm đánh bắt được chủ yếu là các loài cá, tôm, cua, ốc, mực loại nhỏ. Đi khơi thường là các phương tiện tàu, thuyền lớn, hiện đại. Đi khơi đi tập thể từ 7 đến 10 người, thời gian mỗi chuyến ra khơi có thể từ 15 đến 20 ngày, có khi cả tháng, sản phẩm đánh bắt được thường là các loại cá, tôm, mực loại lớn...
Sống với biển, làm nghề biển, đối mặt với những thiên tai mưa bão trên biển, con người nhỏ bé trước đại dương bao la, họ không có một năng lực để “phòng thủ” hiệu quả trước sóng gió biển khơi, nên thường gặp nhiều nguy hiểm và mất mát. Trước đây khi khoa học, khí tượng thủy văn chưa phát triển, người dân chài chỉ biết dựa vào những kinh nghiệm quan sát những hiện tượng thiên nhiên và dựa vào những quan niệm tâm linh để sinh tồn trên sóng gió biển khơi. Từ các yếu tố đó, dần hình thành nên những tục lệ, kiêng cữ trong nghề đánh bắt hải sản. Ngày nay, dù khoa học kỹ thuật đã phát triển nhưng những kinh nghiệm, những điều kiêng cữ đó vẫn được các thế hệ cao niên lưu giữ, tuy một số bị mai một dần nhưng những gì thuộc về sự tôn kính, tâm linh, kiêng kỵ vẫn được gìn giữ trong bộ phận thế hệ hậu duệ đang làm nghề biển.
1. Tục lệ của ngư dân nghề biển Hội An
Đối với những người làm nghề cá, ngoài sự vất vã, nhọc nhằn họ còn đứng trước nhiều nguy hiểm đến tính mạng trước sóng gió biển khơi, vì thế họ luôn tin tưởng vào sự cầu cúng thần biển, thần cá và nhiều chư thần cứu giúp trên biển. Đồng thời, họ cũng tin tưởng vào việc nếu cúng tế thành tâm thì các chư thần phù hộ, cho đánh bắt được nhiều cá, tôm, hoạt động hành nghề được thuận buồm xuôi gió. Chính vì lẽ đó, dần hình thành nên nhiều lễ cúng, tục lệ riêng của nghề. Lễ cúng quan trọng nhất đối với nghề biển là lễ cúng cầu ngư tại các lăng thờ cá Ông được cộng đồng ngư dân tổ chức trọng thể, linh đình nhằm tạ ơn biển cả và cầu mong các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, sóng yên, biển lặng, nhà nhà bình an, may mắn. Ngoài lễ cúng cầu ngư, những người làm nghề biển ở Cẩm An, Cửa Đại, Thanh Hà, Cù Lao Chàm, Cẩm Thanh,… cũng có nhiều lễ cúng trong năm liên quan đến ngành nghề mình đang hoạt động tiêu biểu như:
Cúng mở hàng đầu năm trước khi bắt đầu mùa đánh bắt và cúng mãn mùa (cúng tạ). Cúng đầu năm thường là những ngày đầu năm mới, từ mồng 2 âm lịch trở đi. Mỗi vạn chài thường quy định riêng cho mình 1 ngày cúng. Chọn ngày tốt để đi mở hàng, tránh ngày “tam nương”, “sát chủ” [2]. Cúng mãn mùa thường tháng 8 âm lịch trở lên. Địa điểm cúng là trên thuyền chạy ra cửa biển. Ngoài ra, cũng có một số chủ ghe cúng mở hàng chỗ bến đậu ghe, cửa biển và chỗ đánh bắt. Lễ vật cúng gồm có hoa quả, áo giấy, hương đèn, đầu heo hoặc gà (Việc chọn lựa gà phải kỹ. Chọn loại gà trống tơ chưa gáy. Luộc chín, bắt chéo chân lên thân, để nguyên con), chè xôi, rượu... Ở Vạn Lăng - Cẩm Thanh, lễ vật còn có con heo quay, 3 miếng sườn heo (mỗi miếng 3 thanh sườn). Người đứng lễ phải là người có kinh nghiệm, lớn tuổi, không cấn cớ việc tang ma, sinh nở. Chủ tàu cũng có thể được chọn nếu không cấn cớ những việc trên. Cúng xong còn có tục xem chân gà tốt hay xấu, năm đó làm ăn được mùa hay mất mùa. Các vạn nghề thường theo lệ 2, 3 hoặc 5 năm sẽ cúng lớn một lần.
Khi đóng ghe, tàu mới, các chủ ghe, tàu thường tổ chức cúng các công đoạn như: phạt mộc, ráp long cốt, xông ghe, khai quang điểm nhãn, hạ thủy, chạy mở hàng. Mỗi năm từ 2 đến 3 lần ghe, thuyền phải được đưa lên bờ (lên đà) để tu sửa, sơn trét. Khi đưa lên cúng Bà Thủy. Sau khi làm xong, chủ ghe, tàu xem ngày tốt để cúng hạ thủy (xuống đà, phóng thủy). Lễ vật gồm hoa quả, trà, rượu, gạo muối, áo giấy, hương đèn,… Người cúng là những người lớn tuổi, chủ ghe, tàu không cấn cớ những việc như nhà có tang, vợ có bầu, vợ sinh,…
Khi nối lưới với giàn làm nghề cũng làm lễ cúng kết gang cầu mong làm ăn đạt. Có lễ cúng hạ nghệ, đầu năm các vạn làm nghề đánh bắt hải sản chọn một người hợp tuổi, gia đình đầy đủ, trong năm cũ làm ăn phát đạt cho ghe ra biển đánh cá mở hàng đầu năm gọi là “ướt nghề” hay “đạp nước”. Sau đó mỗi chủ ghe chọn ngày ra biển mở hàng, có lễ cúng riêng từng ghe trước khi thả lưới xuống biển.[3]
Bên cạnh đó còn có một số tục lệ cúng riêng của từng vạn như: Ở Cửa Đại, Cẩm An có lễ cúng Tết thuyền trước ngày 30/12, các chủ ghe đi biển hay ghe buôn đều làm lễ cúng trên ghe. Mỗi vạn biển có một miếu Âm Linh để thờ cúng những người chết vô danh, không người thân. Hằng năm các vạn tổ chức cúng vào ngày 15/3 âm lịch. Cúng Hội đồng tại miếu Hội Đồng là một miếu lớn thờ chung các vị thần sông biển, các sở đẩm đăng. Mỗi một làng biển thường có một lăng Hội Đồng và tổ chức cúng vào những ngày riêng vào dịp xuân và thu. Cúng Huyết thệ vào ngày 16/8, lưu truyền ở làng Câu (Cẩm An), tục này thể hiện sự đoàn kết giữa những người hành nghề biển, sự cam kết giúp đỡ nhau khi gặp hiểm nguy được linh thiêng hóa bằng lễ cúng. Cúng Tiên sư thường ngày 13/12.[4] Ở Cẩm Kim nghề mành còn có thêm lễ cúng cầu an cho tàu thuyền ra vào Cửa Đại vào ngày 6/2, 1/3; nghề giã cào cúng vào ngày 16/7 là cúng lớn nhất trong năm, diễn ra tại bến Cửa Đại. Trong năm, vạn phân chia các ghe luân phiên thay nhau cúng, thường là 4 ghe lo tất cả cho hai lễ cúng. Người đứng cúng là người có kinh nghiệm làm nghề lâu năm, hợp tuổi.[5] Ở vạn làm nghề đánh bắt hải sản ở Cẩm Thanh còn có lễ cúng cô bác cúng bà ghe trên ghe. Chủ ghe chọn ngày tốt, thường đầu mùa, cúng vào buổi sáng, trên ghe. Ngoài ra còn có lễ cúng cặm sào tại bến mình đậu, nơi cặm sào để neo ghe thuyền.
Ngoài ra, khi đi đánh bắt cá không đạt, máy móc thiết bị hư, người ta thường nghĩ đến việc ghe mắc “phong long”, gặp điều ô uế. Người chủ ghe thường rước thầy về cúng hoặc xông bằng 7 hoặc 9 loại cây có gai để tẩy uế.
Cúng mở hàng đầu năm trước khi bắt đầu mùa đánh bắt và cúng mãn mùa (cúng tạ). Cúng đầu năm thường là những ngày đầu năm mới, từ mồng 2 âm lịch trở đi. Mỗi vạn chài thường quy định riêng cho mình 1 ngày cúng. Chọn ngày tốt để đi mở hàng, tránh ngày “tam nương”, “sát chủ” [2]. Cúng mãn mùa thường tháng 8 âm lịch trở lên. Địa điểm cúng là trên thuyền chạy ra cửa biển. Ngoài ra, cũng có một số chủ ghe cúng mở hàng chỗ bến đậu ghe, cửa biển và chỗ đánh bắt. Lễ vật cúng gồm có hoa quả, áo giấy, hương đèn, đầu heo hoặc gà (Việc chọn lựa gà phải kỹ. Chọn loại gà trống tơ chưa gáy. Luộc chín, bắt chéo chân lên thân, để nguyên con), chè xôi, rượu... Ở Vạn Lăng - Cẩm Thanh, lễ vật còn có con heo quay, 3 miếng sườn heo (mỗi miếng 3 thanh sườn). Người đứng lễ phải là người có kinh nghiệm, lớn tuổi, không cấn cớ việc tang ma, sinh nở. Chủ tàu cũng có thể được chọn nếu không cấn cớ những việc trên. Cúng xong còn có tục xem chân gà tốt hay xấu, năm đó làm ăn được mùa hay mất mùa. Các vạn nghề thường theo lệ 2, 3 hoặc 5 năm sẽ cúng lớn một lần.
Khi đóng ghe, tàu mới, các chủ ghe, tàu thường tổ chức cúng các công đoạn như: phạt mộc, ráp long cốt, xông ghe, khai quang điểm nhãn, hạ thủy, chạy mở hàng. Mỗi năm từ 2 đến 3 lần ghe, thuyền phải được đưa lên bờ (lên đà) để tu sửa, sơn trét. Khi đưa lên cúng Bà Thủy. Sau khi làm xong, chủ ghe, tàu xem ngày tốt để cúng hạ thủy (xuống đà, phóng thủy). Lễ vật gồm hoa quả, trà, rượu, gạo muối, áo giấy, hương đèn,… Người cúng là những người lớn tuổi, chủ ghe, tàu không cấn cớ những việc như nhà có tang, vợ có bầu, vợ sinh,…
Khi nối lưới với giàn làm nghề cũng làm lễ cúng kết gang cầu mong làm ăn đạt. Có lễ cúng hạ nghệ, đầu năm các vạn làm nghề đánh bắt hải sản chọn một người hợp tuổi, gia đình đầy đủ, trong năm cũ làm ăn phát đạt cho ghe ra biển đánh cá mở hàng đầu năm gọi là “ướt nghề” hay “đạp nước”. Sau đó mỗi chủ ghe chọn ngày ra biển mở hàng, có lễ cúng riêng từng ghe trước khi thả lưới xuống biển.[3]
Bên cạnh đó còn có một số tục lệ cúng riêng của từng vạn như: Ở Cửa Đại, Cẩm An có lễ cúng Tết thuyền trước ngày 30/12, các chủ ghe đi biển hay ghe buôn đều làm lễ cúng trên ghe. Mỗi vạn biển có một miếu Âm Linh để thờ cúng những người chết vô danh, không người thân. Hằng năm các vạn tổ chức cúng vào ngày 15/3 âm lịch. Cúng Hội đồng tại miếu Hội Đồng là một miếu lớn thờ chung các vị thần sông biển, các sở đẩm đăng. Mỗi một làng biển thường có một lăng Hội Đồng và tổ chức cúng vào những ngày riêng vào dịp xuân và thu. Cúng Huyết thệ vào ngày 16/8, lưu truyền ở làng Câu (Cẩm An), tục này thể hiện sự đoàn kết giữa những người hành nghề biển, sự cam kết giúp đỡ nhau khi gặp hiểm nguy được linh thiêng hóa bằng lễ cúng. Cúng Tiên sư thường ngày 13/12.[4] Ở Cẩm Kim nghề mành còn có thêm lễ cúng cầu an cho tàu thuyền ra vào Cửa Đại vào ngày 6/2, 1/3; nghề giã cào cúng vào ngày 16/7 là cúng lớn nhất trong năm, diễn ra tại bến Cửa Đại. Trong năm, vạn phân chia các ghe luân phiên thay nhau cúng, thường là 4 ghe lo tất cả cho hai lễ cúng. Người đứng cúng là người có kinh nghiệm làm nghề lâu năm, hợp tuổi.[5] Ở vạn làm nghề đánh bắt hải sản ở Cẩm Thanh còn có lễ cúng cô bác cúng bà ghe trên ghe. Chủ ghe chọn ngày tốt, thường đầu mùa, cúng vào buổi sáng, trên ghe. Ngoài ra còn có lễ cúng cặm sào tại bến mình đậu, nơi cặm sào để neo ghe thuyền.
Ngoài ra, khi đi đánh bắt cá không đạt, máy móc thiết bị hư, người ta thường nghĩ đến việc ghe mắc “phong long”, gặp điều ô uế. Người chủ ghe thường rước thầy về cúng hoặc xông bằng 7 hoặc 9 loại cây có gai để tẩy uế.
2. Kiêng cữ của ngư dân nghề biển
Làm nghề biển nên những ngư dân Hội An có đời sống tâm linh phong phú. Khi ra biển, đối diện với những hiểm nguy do thiên nhiên gây ra đã dần dần tạo nên tâm lý kiêng kỵ của người dân miền biển. Bởi do cuộc sống mưu sinh, phương tiện hành nghề trên biển thuyền là chính, họ phải lênh đênh giữa muôn trùng sóng gió, biển khơi, không một điểm tựa. Giữa biển cả bao la ấy, con thuyền ví như “hạt cát giữa sa mạc” phải luôn đối mặt với mọi hiểm nguy, trước sức mạnh của thế lực siêu nhiên. Mỗi lần ra khơi hay vào bờ họ luôn cầu nguyện những thần linh, thế lực siêu nhiên nào đó có thể cứu giúp, dẫn dắt họ một cách an toàn, cầu mùa màng bội thu trong những chuyến “vươn xa bám biển”. Trong tâm thức những người dân biển luôn có quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên họ rất tin tưởng vào thế giới vô hình nào đó. Trải qua những năm tháng lênh đênh trên biển cả để mưu sinh, họ gặp không ít những điều may mắn, hên, xui và cả những điều lạ thường mà có lẽ những người không làm nghề này sẽ không bao giờ nhìn thấy được, có thể nói “khó giải thích tại sao?” nên họ tin vào những thế lực nào đó và dần họ tự đặt ra những điều kiêng cữ. Cứ thế, thế hệ sau học hỏi thế hệ trước, “bắt chước” làm theo như một quy định của nghề biển. Hiện nay việc kiêng cữ giảm đi nhưng vẫn không làm mất đi vai trò trong đời sống thường ngày và trong tín ngưỡng của người dân miền biển.
Trước khi đi biển, công việc chuẩn bị đồ nghề, tàu thuyền rất quan trọng. Dàn đồ nghề không được cho ai bước qua. Khi khiêng giàn lưới xuống ghe tránh người đi ngang trước mặt nhất là phụ nữ. Khi cầm dầm đi làm phải ngó trước ngó sau, thấy vắng người mới đi, lỡ gặp người đi ngang qua thì phải đứng lại một chút mới đi tiếp hoặc khi đi ra thuyền mà có ai gọi hỏi thì làm thinh không trả lời. Đang chuẩn bị đi ra thuyền, một trong số những bạn nghề đi cùng mà nhảy mũi thì ngồi lại lúc sau mới đi. Người đi biển kiêng như vậy để tránh bị ô uế và gặp điều không may. Đặc biệt là những người đang chịu tang, người vợ mới sinh, người mắc “phong long”, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, người mới đi bốc mã về thì cấm không được xuống thuyền; người đi dự đám tang, lúc trở về không được vô nhà mà phải múc nước rửa mặt trước khi vào nhà, sau đó phải tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ mới được bước xuống thuyền. Những người đang chịu tang sau thời gian đi lại phải xin miếng khăn tang đốt cho hết “phong long” mới đi biển.
Khi đi xuống ghe, việc đầu tiên phải thắp hương khấn vái trước mũi ghe rồi mới xuất bến, có người còn mua giấy tiền vàng bạc đốt trước khi đi. Theo quan niệm của người đi biển, cửa biển là nơi rất linh thiêng nên khi ra cửa đều phải đi cẩn thận, chậm rãi không vội vã, không được đi vệ sinh ngay lúc này. Trên đường ra biển cữ gặp phải ghe khác hoặc đàn vịt đi ngang qua mũi vì sẽ gặp điều không may mắn, cản đường làm ăn.
Ghe, tàu là phương tiện quan trọng nhất đối với người dân biển. Là nơi trú ngụ của họ trong những ngày tháng lênh đênh trên biển cả. Đây không chỉ là phương tiện đánh bắt mà còn là mái nhà che chở họ, vì thế nó vô cùng quan trọng. Họ cũng xem tàu, thuyền như ngôi nhà của mình có những vị thần luôn ngự trị và có nhiều quan niệm về tàu, ghe như: Đối với ghe đi biển, phần quan trọng nhất là mũi ghe và mắt ghe. Mũi ghe là nơi cấm kỵ đàn bà ngồi lên vì sợ làm ô uế. Mắt ghe không để bị trầy mờ không thấy đường làm ăn không ra, không để những đồ vật dơ nhớp chạm vào mắt ghe[6]. Khi ở trên ghe, tàu muốn đi vệ sinh đều phải đi bên “đốc” (bên phải ghe), cấm kỳ việc đi bên lái (bên trái ghe) vì bên này là bên để thả kéo lưới và để dây miệng của mành lưới. Ngoài ra, việc mang đồ ăn lên ghe, tàu cũng có những kiêng cữ nhất định như không được mang vịt, mít, bí đao, bí rợ, hột vịt lộn, dầu phộng (trơn không làm ăn được), đồ ô uế, những thức ăn này mang theo sợ làm ăn không ra, đánh bắt không có cá, gặp điều không may mắn. Khi đi đánh cá được ít cá, trong khi các ghe khác đánh được nhiều cá, người chủ ghe đoán biết được ghe mình bị ô uế, “phong long” khi vào bờ thì phải mời thầy về cúng hoặc xông “phong long” bằng cách dùng muối sống, ớt bột bỏ vào nồi đất bặt trên lò than đem xuống ghe xông hoặc dùng 9 loại lá có gai xông; có người mua kẹo bánh đem xuống ghe lắt “nhử” cho “phong long” ra khỏi ghe; dùng lá Cửu Hương dầm cho ra nước rồi dội xuống ghe, tàu trước khi đi biển (theo quan niệm của người đi biển cây này rất thiêng nên kỵ người lạ bứt trộm cây sẽ chết). Cũng có một số chủ ghe tin tưởng những nơi xem bói (nơi có điện thờ để hầu đồng) xin nước về rưới lên lưới để dễ làm ăn, đánh bắt được nhiều cá.
Khi đã ra ngoài khơi thì người ta càng phải kiêng cữ nhiều thứ như: ra nhìn thấy bất cứ thứ gì xuất hiện dưới nước, trên bầu trời, trong không trung thì im lặng không được nói (quở), nhất là gặp cá Ông (cá Ông, ông mực, ông He,…) không được nói, mà những người đi biển luôn thể hiện sự tôn kính đối với “Ông”. Khi đang hành nghề kỵ làm rớt vận dụng như dao, chén bát, son nồi, muỗng, vá, gàu múc nước… xuống biển, bởi quan niệm nếu để vật rơi xuống biển thì xảy ra điềm xấu, sẽ trở ngại trong công việc, làm tổn hại đến Bà Thủy và sợ Bà nổi giận gây trở ngại cho họ trong những ngày hành nghề trên biển. Nếu lỡ làm rớt vật dụng xuống biển thì phải quay về, sắm lễ vật ra nơi làm rớt cúng xin lại con dao và cầu mong Bà bỏ qua cho sự sơ sẩy mình gây ra. Cũng có tục sắm con dao giả bằng chất liệu có thể nổi trên mặt nước, người ngồi trước (gần mũi ghe, tàu) giả vờ đánh rơi con dao xuống biển, người ngồi sau vớt lên là nói “á! Cái con dao được lại rồi”. Đối với các dụng cụ như thau, xoong nồi, gàu múc,.. thì đều phải để ngửa không được để úp trên ghe, tàu, vì sợ làm ăn không ra, cá không có.
Khi ở ngoài khơi, ngư dân đặc biệt kiêng kỵ việc chửi thề, ra tới chỗ làm không được nói chó, mèo. Khi thả hay kéo lưới cấm kỵ việc bước hay rúc qua lưới. Đối với nghề câu chỉ có ông lái (thuyền trưởng) làm mồi, khi xé mồi (móc câu cho cá) không được nhổ nước bọt vì sợ cá chê, không ăn mồi. Ông lái là người quăng câu đầu tiên rồi mới đến bạn nghề. Nghề mành khi cột ống đùng mành kỵ người đi tiểu tiện gần đó.
Đối với người làm nghề biển, cá voi (cá Ông) là vật linh, là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin,... bởi cá voi thường chỉ đường dẫn lối cho những người lênh đênh trên biển khi gặp sóng to, gió lớn hay gặp hoạn nạn nên được họ tôn kính “Ngài” như những vị thần hộ mạng. Khi gặp sóng to gió lớn người đi biển chỉ biết khấn vái các vị thần, và gọi “Ông” phù trợ cứu giúp. Nhiều trường hợp Ông xuất hiện dìu con tàu qua sóng gió đại dương, có khi Ông dìu đến gần đảo Cù Lao Chàm rồi Ông lặn. Những hiện thực xảy ra lại càng củng có niềm tin về “Ngài” trong tâm tưởng của người dân biển.
Gặp cá Ông lụy trên biển phải tìm mọi cách để đưa Ông vào vờ (nếu cá lớn phải huy động thêm nhiều bạn tàu, ghe khác) làm lễ cúng theo phong tục truyền thống của người địa phương. Khi đi biển gặp xác người chết, thì phải cột xác kèm theo ghe và chạy về đất liền tổ chức mai tang, chôn cất, tuyệt đối không được vớt xác lên ghe đó là điều cấm kỵ đối với những người làm biển, vì theo họ trên ghe đã có vị thần ghe (Bà ghe) thì không đưa người chết lên, Bà sẽ quở trách, làm ăn không ra. Nếu bỏ người lên ghe phải bỏ ghe, sắm ghe mới để sử dụng.
Việc ăn uống của người đi biển cũng có một số kiêng kỵ nhất định như: Trước đây, ăn cơm chuẩn bị đi nghề thì phải núp trong buồng ăn, sợ người khác nhìn thấy “quở” làm ăn không hiệu quả. Hằng ngày không được ăn thịt chó, mèo, trâu, vít (dích) vì sợ ra biển khơi nếu gặp chuyện gì thì cá Ông không cứu. Nấu ăn trên ghe, tàu nếu có phụ nữ đi cùng phụ trách công việc nấu nướng tự động làm không nói. Cá bắt được khi làm mở hàng, không nên chiên, chỉ kho hoặc nấu canh, bởi vì họ quan niệm cá cháy “khê nghề”. Nghề mành thì không được nướng cá ăn. Khi làm cá không được cắt đuôi cũng như không ăn phần đuôi cá vì cá có đuôi mới bơi được, cắt hoặc ăn phần đuôi không đánh được cá. Khi ăn cá hết một bên, không được lật con cá lại vì kiêng chữ “lật” sợ bị lật ghe. Ngoài ra, việc mượn, đòi, trả khi đi làm mở hàng đầu năm là điều kỵ đối với người làm nghề biển.
Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày khi ở trên biển, người làm nghề cũng có nhiều từ ngữ kiêng kỵ, nói chệch một số hiện tượng, sự vật như: ăn gọi là “chíp”, chiên gọi là “cum”; ngủ gọi là “thắt”, cá bò gọi là “mồi da”, hạ buồm gọi là “xuống buôm”; gàu tát nước gọi là “cái mũ”; “tát nước” gọi là “lạch nước”; “cá gọi là “rau”; một chục cá gọi là “bó”, 100 cá gọi là “lằm”, 1000 cá gọi là “thiên”, một vạn gọi là “ngón””[7],… Khi kéo lưới hết lên ghe thì dùng từ “chững” thay cho từ “thôi” vì họ cho rằng từ “thôi” sẽ làm cho những lần đi biển tiếp theo không thu hoạch được gì. Khi ra biển đánh bắt ngư dân cũng không nhắc đến từ “sóng” mà dùng hoàn toàn từ “nhóc”. Các dụng cụ hành nghề biển gọi chung là “ngư cụ” nhưng người dân cũng không sử dụng từ này mà thay vào đó là từ “bộ nghề”.
Cuộc sống lênh đênh trên biển cả của những ngư dân làm nghề biển nhiều khó khăn vất vã, luôn ẩn chứ nhiều mối nguy hiểm mà không ai có thể biết trước được và những sự cố bất ngờ cũng rất khó chống đỡ, họ hiểu được sự nhỏ bé của mình trước biển cả, nên trong tâm thức họ luôn có niềm tin vào sự phù trợ của các đấng siêu nhiên, những vị thần của biển cả, từ đó dần hình thành nên tục lệ và cả sự kiêng cữ cho riêng họ. Những tục lệ, kiêng cữ này phản ánh tâm thức, quan niệm của ngư dân trong hành nghề, thái độ ứng xử với cộng đồng, với thiên nhiên. Đằng sau những điều tưởng như là mê tín nhưng đó là khát khao, mong muốn sự bình yên, may mắn, đánh bắt được nhiều tôm, cá, mùa màng bội thu. Việc thể hiện những nghi thức tục lệ và cả những điều kiêng kỵ ấy không chỉ cầu mong sự bình an trong tâm thức của ngư dân mà còn thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính, tri ân đối với các đấng thần linh, thế lực siêu nhiên đã phù hộ, độ trì cho họ trong cuộc sống, nghề nghệp của mình./.
Tài liệu trích dẫn và chú thích:
Trước khi đi biển, công việc chuẩn bị đồ nghề, tàu thuyền rất quan trọng. Dàn đồ nghề không được cho ai bước qua. Khi khiêng giàn lưới xuống ghe tránh người đi ngang trước mặt nhất là phụ nữ. Khi cầm dầm đi làm phải ngó trước ngó sau, thấy vắng người mới đi, lỡ gặp người đi ngang qua thì phải đứng lại một chút mới đi tiếp hoặc khi đi ra thuyền mà có ai gọi hỏi thì làm thinh không trả lời. Đang chuẩn bị đi ra thuyền, một trong số những bạn nghề đi cùng mà nhảy mũi thì ngồi lại lúc sau mới đi. Người đi biển kiêng như vậy để tránh bị ô uế và gặp điều không may. Đặc biệt là những người đang chịu tang, người vợ mới sinh, người mắc “phong long”, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, người mới đi bốc mã về thì cấm không được xuống thuyền; người đi dự đám tang, lúc trở về không được vô nhà mà phải múc nước rửa mặt trước khi vào nhà, sau đó phải tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ mới được bước xuống thuyền. Những người đang chịu tang sau thời gian đi lại phải xin miếng khăn tang đốt cho hết “phong long” mới đi biển.
Khi đi xuống ghe, việc đầu tiên phải thắp hương khấn vái trước mũi ghe rồi mới xuất bến, có người còn mua giấy tiền vàng bạc đốt trước khi đi. Theo quan niệm của người đi biển, cửa biển là nơi rất linh thiêng nên khi ra cửa đều phải đi cẩn thận, chậm rãi không vội vã, không được đi vệ sinh ngay lúc này. Trên đường ra biển cữ gặp phải ghe khác hoặc đàn vịt đi ngang qua mũi vì sẽ gặp điều không may mắn, cản đường làm ăn.
Ghe, tàu là phương tiện quan trọng nhất đối với người dân biển. Là nơi trú ngụ của họ trong những ngày tháng lênh đênh trên biển cả. Đây không chỉ là phương tiện đánh bắt mà còn là mái nhà che chở họ, vì thế nó vô cùng quan trọng. Họ cũng xem tàu, thuyền như ngôi nhà của mình có những vị thần luôn ngự trị và có nhiều quan niệm về tàu, ghe như: Đối với ghe đi biển, phần quan trọng nhất là mũi ghe và mắt ghe. Mũi ghe là nơi cấm kỵ đàn bà ngồi lên vì sợ làm ô uế. Mắt ghe không để bị trầy mờ không thấy đường làm ăn không ra, không để những đồ vật dơ nhớp chạm vào mắt ghe[6]. Khi ở trên ghe, tàu muốn đi vệ sinh đều phải đi bên “đốc” (bên phải ghe), cấm kỳ việc đi bên lái (bên trái ghe) vì bên này là bên để thả kéo lưới và để dây miệng của mành lưới. Ngoài ra, việc mang đồ ăn lên ghe, tàu cũng có những kiêng cữ nhất định như không được mang vịt, mít, bí đao, bí rợ, hột vịt lộn, dầu phộng (trơn không làm ăn được), đồ ô uế, những thức ăn này mang theo sợ làm ăn không ra, đánh bắt không có cá, gặp điều không may mắn. Khi đi đánh cá được ít cá, trong khi các ghe khác đánh được nhiều cá, người chủ ghe đoán biết được ghe mình bị ô uế, “phong long” khi vào bờ thì phải mời thầy về cúng hoặc xông “phong long” bằng cách dùng muối sống, ớt bột bỏ vào nồi đất bặt trên lò than đem xuống ghe xông hoặc dùng 9 loại lá có gai xông; có người mua kẹo bánh đem xuống ghe lắt “nhử” cho “phong long” ra khỏi ghe; dùng lá Cửu Hương dầm cho ra nước rồi dội xuống ghe, tàu trước khi đi biển (theo quan niệm của người đi biển cây này rất thiêng nên kỵ người lạ bứt trộm cây sẽ chết). Cũng có một số chủ ghe tin tưởng những nơi xem bói (nơi có điện thờ để hầu đồng) xin nước về rưới lên lưới để dễ làm ăn, đánh bắt được nhiều cá.
Khi đã ra ngoài khơi thì người ta càng phải kiêng cữ nhiều thứ như: ra nhìn thấy bất cứ thứ gì xuất hiện dưới nước, trên bầu trời, trong không trung thì im lặng không được nói (quở), nhất là gặp cá Ông (cá Ông, ông mực, ông He,…) không được nói, mà những người đi biển luôn thể hiện sự tôn kính đối với “Ông”. Khi đang hành nghề kỵ làm rớt vận dụng như dao, chén bát, son nồi, muỗng, vá, gàu múc nước… xuống biển, bởi quan niệm nếu để vật rơi xuống biển thì xảy ra điềm xấu, sẽ trở ngại trong công việc, làm tổn hại đến Bà Thủy và sợ Bà nổi giận gây trở ngại cho họ trong những ngày hành nghề trên biển. Nếu lỡ làm rớt vật dụng xuống biển thì phải quay về, sắm lễ vật ra nơi làm rớt cúng xin lại con dao và cầu mong Bà bỏ qua cho sự sơ sẩy mình gây ra. Cũng có tục sắm con dao giả bằng chất liệu có thể nổi trên mặt nước, người ngồi trước (gần mũi ghe, tàu) giả vờ đánh rơi con dao xuống biển, người ngồi sau vớt lên là nói “á! Cái con dao được lại rồi”. Đối với các dụng cụ như thau, xoong nồi, gàu múc,.. thì đều phải để ngửa không được để úp trên ghe, tàu, vì sợ làm ăn không ra, cá không có.
Khi ở ngoài khơi, ngư dân đặc biệt kiêng kỵ việc chửi thề, ra tới chỗ làm không được nói chó, mèo. Khi thả hay kéo lưới cấm kỵ việc bước hay rúc qua lưới. Đối với nghề câu chỉ có ông lái (thuyền trưởng) làm mồi, khi xé mồi (móc câu cho cá) không được nhổ nước bọt vì sợ cá chê, không ăn mồi. Ông lái là người quăng câu đầu tiên rồi mới đến bạn nghề. Nghề mành khi cột ống đùng mành kỵ người đi tiểu tiện gần đó.
Đối với người làm nghề biển, cá voi (cá Ông) là vật linh, là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin,... bởi cá voi thường chỉ đường dẫn lối cho những người lênh đênh trên biển khi gặp sóng to, gió lớn hay gặp hoạn nạn nên được họ tôn kính “Ngài” như những vị thần hộ mạng. Khi gặp sóng to gió lớn người đi biển chỉ biết khấn vái các vị thần, và gọi “Ông” phù trợ cứu giúp. Nhiều trường hợp Ông xuất hiện dìu con tàu qua sóng gió đại dương, có khi Ông dìu đến gần đảo Cù Lao Chàm rồi Ông lặn. Những hiện thực xảy ra lại càng củng có niềm tin về “Ngài” trong tâm tưởng của người dân biển.
Gặp cá Ông lụy trên biển phải tìm mọi cách để đưa Ông vào vờ (nếu cá lớn phải huy động thêm nhiều bạn tàu, ghe khác) làm lễ cúng theo phong tục truyền thống của người địa phương. Khi đi biển gặp xác người chết, thì phải cột xác kèm theo ghe và chạy về đất liền tổ chức mai tang, chôn cất, tuyệt đối không được vớt xác lên ghe đó là điều cấm kỵ đối với những người làm biển, vì theo họ trên ghe đã có vị thần ghe (Bà ghe) thì không đưa người chết lên, Bà sẽ quở trách, làm ăn không ra. Nếu bỏ người lên ghe phải bỏ ghe, sắm ghe mới để sử dụng.
Việc ăn uống của người đi biển cũng có một số kiêng kỵ nhất định như: Trước đây, ăn cơm chuẩn bị đi nghề thì phải núp trong buồng ăn, sợ người khác nhìn thấy “quở” làm ăn không hiệu quả. Hằng ngày không được ăn thịt chó, mèo, trâu, vít (dích) vì sợ ra biển khơi nếu gặp chuyện gì thì cá Ông không cứu. Nấu ăn trên ghe, tàu nếu có phụ nữ đi cùng phụ trách công việc nấu nướng tự động làm không nói. Cá bắt được khi làm mở hàng, không nên chiên, chỉ kho hoặc nấu canh, bởi vì họ quan niệm cá cháy “khê nghề”. Nghề mành thì không được nướng cá ăn. Khi làm cá không được cắt đuôi cũng như không ăn phần đuôi cá vì cá có đuôi mới bơi được, cắt hoặc ăn phần đuôi không đánh được cá. Khi ăn cá hết một bên, không được lật con cá lại vì kiêng chữ “lật” sợ bị lật ghe. Ngoài ra, việc mượn, đòi, trả khi đi làm mở hàng đầu năm là điều kỵ đối với người làm nghề biển.
Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày khi ở trên biển, người làm nghề cũng có nhiều từ ngữ kiêng kỵ, nói chệch một số hiện tượng, sự vật như: ăn gọi là “chíp”, chiên gọi là “cum”; ngủ gọi là “thắt”, cá bò gọi là “mồi da”, hạ buồm gọi là “xuống buôm”; gàu tát nước gọi là “cái mũ”; “tát nước” gọi là “lạch nước”; “cá gọi là “rau”; một chục cá gọi là “bó”, 100 cá gọi là “lằm”, 1000 cá gọi là “thiên”, một vạn gọi là “ngón””[7],… Khi kéo lưới hết lên ghe thì dùng từ “chững” thay cho từ “thôi” vì họ cho rằng từ “thôi” sẽ làm cho những lần đi biển tiếp theo không thu hoạch được gì. Khi ra biển đánh bắt ngư dân cũng không nhắc đến từ “sóng” mà dùng hoàn toàn từ “nhóc”. Các dụng cụ hành nghề biển gọi chung là “ngư cụ” nhưng người dân cũng không sử dụng từ này mà thay vào đó là từ “bộ nghề”.
Cuộc sống lênh đênh trên biển cả của những ngư dân làm nghề biển nhiều khó khăn vất vã, luôn ẩn chứ nhiều mối nguy hiểm mà không ai có thể biết trước được và những sự cố bất ngờ cũng rất khó chống đỡ, họ hiểu được sự nhỏ bé của mình trước biển cả, nên trong tâm thức họ luôn có niềm tin vào sự phù trợ của các đấng siêu nhiên, những vị thần của biển cả, từ đó dần hình thành nên tục lệ và cả sự kiêng cữ cho riêng họ. Những tục lệ, kiêng cữ này phản ánh tâm thức, quan niệm của ngư dân trong hành nghề, thái độ ứng xử với cộng đồng, với thiên nhiên. Đằng sau những điều tưởng như là mê tín nhưng đó là khát khao, mong muốn sự bình yên, may mắn, đánh bắt được nhiều tôm, cá, mùa màng bội thu. Việc thể hiện những nghi thức tục lệ và cả những điều kiêng kỵ ấy không chỉ cầu mong sự bình an trong tâm thức của ngư dân mà còn thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính, tri ân đối với các đấng thần linh, thế lực siêu nhiên đã phù hộ, độ trì cho họ trong cuộc sống, nghề nghệp của mình./.
Tài liệu trích dẫn và chú thích:
[1] Nguyễn Chí Trung, Nghề truyền thống Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn DSVH Hội An, 2008, tr.48.
[2] Ngày “Tam Nương”, “sát chủ”: Theo quan niệm dân gian, ngày Tam Nương là ngày rất xấu. Vào ngày này, mọi người đều tránh không làm các việc quan trọng. (trong sách xem ngày giờ của mỗi năm có chú thích rõ ràng những ngày này để tránh)
[3] Trần Văn An, “Biển đảo trong văn hóa văn nghệ dân gian Hội An”, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2014, tr. 78.
[4] Trần Văn An, “Biển đảo trong văn hóa văn nghệ dân gian Hội An”, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2014, tr. 79,80.
[5] Phạm Phước Tịnh, “Đề tài điều tra nghiên cứu và đề xuất hướng bảo tồn phát huy di sản văn hóa ở Cẩm Kim”, Trung tâm QLBT DSVH Hội An, 2015.
[6] Trần Văn An, “Biển đảo trong văn hóa văn nghệ dân gian Hội An”, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2014, tr. 91.
[7] Trần Văn An, “Biển đảo trong văn hóa văn nghệ dân gian Hội An”, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2014, tr. 91.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền