Tín ngưỡng thờ Bà Mụ trong cộng đồng Hội An
- Thứ hai - 28/02/2022 01:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Từ xưa, tại Hội An, Bà Mụ được thờ trong nhiều công trình tín ngưỡng như Cẩm Hà cung, Hải Bình cung của làng Minh Hương (dân gian thường gọi là chùa ông Chú và chùa Bà Mụ), miếu/lăng Bà Mụ làng Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), hội quán Phước Kiến,...
Hiện nay, việc thực hành tín ngưỡng thờ Bà Mụ trong cộng đồng Hội An vẫn được duy trì, đặc biệt, thể hiện rõ ở lễ vía Sanh Thai Tiên nương vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Thờ Bà Mụ là một trong những tập tục phổ biến và lâu đời liên quan đến văn hóa phồn thực - cầu sinh sôi nảy nở - cầu con cầu tự. Theo các tư liệu xưa cũng như quan niệm dân gian cho rằng việc tạo ra bào thai một phần là do cha mẹ, nhưng bên cạnh đó còn có sự “tham gia” của Bà Mụ, Bà đã “nặn tạo” đứa hài nhi nên hình nên dạng, có trai, có gái, có đẹp, có xấu,... chính vì vậy mà những người lớn tuổi thường lý giải việc sinh con trai, con gái, con mập, con gầy,... là do “Bà nặn”.
Trước đây, người làng Minh Hương thờ Bà Mụ ở Cẩm Hà cung, Hải Bình cung - công trình tín ngưỡng này nằm ở vị trí trung tâm của khu vực cộng đồng dân cư. Trải qua thời gian cùng những lý do của lịch sử, hiện nay công trình chỉ còn lại cổng tam quan nằm trên đường Hai Bà Trưng. Mới đây, phần còn lại của di tích đã được tu bổ và trở thành một danh thắng đặc biệt thu hút không chỉ người địa phương mà còn du khách trong, ngoài nước với tên gọi Cổng chùa Bà Mụ.
Thờ Bà Mụ là một trong những tập tục phổ biến và lâu đời liên quan đến văn hóa phồn thực - cầu sinh sôi nảy nở - cầu con cầu tự. Theo các tư liệu xưa cũng như quan niệm dân gian cho rằng việc tạo ra bào thai một phần là do cha mẹ, nhưng bên cạnh đó còn có sự “tham gia” của Bà Mụ, Bà đã “nặn tạo” đứa hài nhi nên hình nên dạng, có trai, có gái, có đẹp, có xấu,... chính vì vậy mà những người lớn tuổi thường lý giải việc sinh con trai, con gái, con mập, con gầy,... là do “Bà nặn”.
Trước đây, người làng Minh Hương thờ Bà Mụ ở Cẩm Hà cung, Hải Bình cung - công trình tín ngưỡng này nằm ở vị trí trung tâm của khu vực cộng đồng dân cư. Trải qua thời gian cùng những lý do của lịch sử, hiện nay công trình chỉ còn lại cổng tam quan nằm trên đường Hai Bà Trưng. Mới đây, phần còn lại của di tích đã được tu bổ và trở thành một danh thắng đặc biệt thu hút không chỉ người địa phương mà còn du khách trong, ngoài nước với tên gọi Cổng chùa Bà Mụ.
Lễ vật trong ngày vía bà Mụ tại gian thờ bà chúa sanh thai và 12 bà Mụ ở Hội quán Phước Kiến - Ảnh: Khiếu Thị Hoài sưu tầm
Ở hội quán Phước Kiến, ba bà chúa sanh thai và 12 bà Mụ được thờ trang trọng trong hậu điện với các tượng tạo bằng gỗ sơn son thếp vàng rực rỡ. Xa hơn, về phía biển, người xã đảo cũng xây dựng miếu thờ Bà Mụ nằm ở vị trí trên cao của hòn Gieo (thôn Bãi Ông, xã Tân Hiệp). Việc cộng đồng cư dân Cù Lao Chàm dựng miếu thờ Bà Mụ có thể được coi như một minh chứng về việc tiếp thu tín ngưỡng. Bởi trên địa bàn thành phố Hội An, chỉ có chùa Bà Mụ (làng Minh Hương) và hội quán Phước Kiến (của người Hoa) là có thờ tự Bà Mụ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Trung trong cuốn “Cư dân Faifo – Hội An trong lịch sử”, đây là tín ngưỡng người Việt tiếp thu từ người Hoa: “Đối với cộng đồng người Hoa, nhằm duy trì, phát triển giống nòi trên quê hương/ vùng đất mới, ngoài việc thờ tự riêng ở tại mỗi nhà người ta còn thiết lập nơi thờ tự Thiên hậu Thánh mẫu, 3 bà và 12 mụ như ở hội quán/ chùa Phước Kiến; Hội quán/ chùa Ngũ Bang; Miếu/ chùa Bà Mụ...(1). Sinh hoạt tín ngưỡng của người dân xã đảo Cù Lao Chàm ở miếu Bà Mụ thể hiện ở việc người dân thường đến miếu để cầu xin về đường con cái (nếu hiếm muộn) hoặc cầu khấn để mẹ tròn con vuông mỗi khi sinh đẻ hoặc có sự cố sinh đẻ khó khăn. Lễ vật khá đơn giản, chỉ gồm hoa tươi, trái cây và nước lọc. Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi vẫn đến miếu và thực hiện các nghi lễ này. Miếu không chỉ linh ứng với người dân địa phương mà còn với cả du khách. Theo lời kể của ông Trần Quốc Ngào sống ở liền kề Miếu Bà Mụ, từng có trường hợp du khách tham quan Cù Lao Chàm biết thông tin về ngôi miếu, đến để cầu tự, sau quay lại miếu cúng tạ vì lời cầu khấn của họ được linh nghiệm. Nhiều năm trước đây, tại di tích tổ chức lễ tế vào ngày 15 tháng 5 âm lịch. Hiện nay, người dân không tổ chức lễ tế riêng tại miếu, họ tổ chức cúng xóm cầu bình an, làm lễ rước mời Thần Nông và Bà Mụ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Lễ cúng được tổ chức tại khoảnh đất ở phía trước ngôi miếu.
Hiện nay, hội quán Phước Kiến là nơi tín ngưỡng thờ Bà Mụ được duy trì đều đặn, đặc biệt, lễ vía Sanh Thai Tiên Nương vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm do Ban trị sự hội quán và Hội Bà tổ chức trang trọng ở phần lễ, sôi động ở phần hội thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng Hội An. Ở hội quán Phước Kiến, “Bà Mụ” là từ chỉ chung cho 15 vị thánh gồm “ba Bà chúa Sanh Thai” còn gọi là “Sanh Thai nương nương” và “12 bà Mụ” còn gọi là “thập nhị Hoa Bà” hay “Kim Hoa nương nương”. Theo truyền thuyết, Sanh Thai nương nương là 3 bà Bích Tiêu tiên bà, Vân Tiêu tiên bà và Quỳnh Tiêu tiên bà; 3 bà đã được phong thần(2) và “có nhiệm vụ” chuyên lo việc “nặn tạo” bào thai. 12 Bà Mụ - Kim Hoa nương nương chuyên lo việc dạy cho đứa trẻ sau khi sinh biết khóc, biết cười, biết ngủ,... công việc của 12 bà được phân bổ trong 12 tháng cho đến ngày đứa trẻ tròn tuổi - thôi nôi. Điều này lý giải việc cúng đầy tháng cho trẻ con bao giờ người ta cũng chuẩn bị lễ vật cúng gồm đường, bánh tráng, chè, xôi mỗi thứ 15 phần và khi cúng thì bày 3 phần cao hơn, 12 phần thấp hơn - đó chính là để dâng cúng cho 3 Bà Chúa Sanh Thai và 12 Bà Mụ.
Hiện nay, hội quán Phước Kiến là nơi tín ngưỡng thờ Bà Mụ được duy trì đều đặn, đặc biệt, lễ vía Sanh Thai Tiên Nương vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm do Ban trị sự hội quán và Hội Bà tổ chức trang trọng ở phần lễ, sôi động ở phần hội thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng Hội An. Ở hội quán Phước Kiến, “Bà Mụ” là từ chỉ chung cho 15 vị thánh gồm “ba Bà chúa Sanh Thai” còn gọi là “Sanh Thai nương nương” và “12 bà Mụ” còn gọi là “thập nhị Hoa Bà” hay “Kim Hoa nương nương”. Theo truyền thuyết, Sanh Thai nương nương là 3 bà Bích Tiêu tiên bà, Vân Tiêu tiên bà và Quỳnh Tiêu tiên bà; 3 bà đã được phong thần(2) và “có nhiệm vụ” chuyên lo việc “nặn tạo” bào thai. 12 Bà Mụ - Kim Hoa nương nương chuyên lo việc dạy cho đứa trẻ sau khi sinh biết khóc, biết cười, biết ngủ,... công việc của 12 bà được phân bổ trong 12 tháng cho đến ngày đứa trẻ tròn tuổi - thôi nôi. Điều này lý giải việc cúng đầy tháng cho trẻ con bao giờ người ta cũng chuẩn bị lễ vật cúng gồm đường, bánh tráng, chè, xôi mỗi thứ 15 phần và khi cúng thì bày 3 phần cao hơn, 12 phần thấp hơn - đó chính là để dâng cúng cho 3 Bà Chúa Sanh Thai và 12 Bà Mụ.
Người dân đến dâng hương tại bàn thờ Bà Mụ - Ảnh: Khiếu Thị Hoài sưu tầm
Hằng năm đến dịp vía Bà Mụ vào ngày mồng 1 tháng 2 âm lịch, cộng đồng Hội An đến hội quán Phước Kiến dâng hương cầu cúng ở bàn thờ Bà Mụ: Người đang có thai thì cầu cho sinh đẻ thuận lợi - mẹ tròn con vuông; Người đã có con thì cầu cho con trẻ khỏe mạnh, chóng lớn,... đặc biệt đa số những người hiếm muộn lại thường xuyên đến dâng lễ vật để cầu con - cầu tự. Lễ vía Sanh Thai tiên nương (Bà Mụ) tại hội quán Phước Kiến do Hội Bà trong Nhuận Sanh phổ đứng ra chủ trì tổ chức.
Theo lệ hàng năm, trong những ngày cuối tháng Giêng các bà luôn bận bịu với việc mua sắm các thứ lễ vật để cúng Bà Mụ với nhiều loại hoa tươi quả ngọt, bánh kẹo, giấy tờ,... và vệ sinh, trang hoàng điện Bà, tượng Bà cho sáng sủa. Sau những khâu chuẩn bị, từ chiều đến tối mồng 1 tháng 2 âm lịch hội quán tổ chức cúng chay. Chủ lễ thường là trưởng hội Bà (trưởng phổ Nhuận Sanh) cùng các bà trong phổ chủ trì cúng tế. Nghi thức tế lễ cũng tương đối đơn giản chỉ dâng lễ vật và thắp hương khấn vái, rồi các bà thay phiên lần lượt cúng vái. Điều đáng lưu ý là trong ngày này có rất đông bà con và du khách thập phương đến cúng với lý do đơn giản là để cầu tự - cầu con; cũng có những người đã cầu được con thì đến lễ tạ để con cái chóng lớn, mạnh khỏe; cũng có nhiều người đang kỳ thai nghén đến cầu cúng để mong sinh nở mẹ tròn con vuông...
Liên hoan thiếu nhi và trao giải thưởng trong phần hội ngày vía Bà Mụ - Ảnh: Khiếu Thị Hoài sưu tầm
Sang ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch gặp dịp Thổ kỳ, lễ cúng Bà Mụ chuyển sang cúng mặn. Trong ngày này, sau khi cúng tế còn có tổ chức phần hội với các tiết mục biểu diễn văn nghệ, tiệc mừng và bốc thăm trúng thưởng, phát quà cho các cháu nhỏ trong bang; Vì vậy, ngày vía Bà Mụ cũng là ngày hội thiếu nhi của bang Phước Kiến Hội An.
Hai năm gần đây, do ảnh hưởng bởi tình hình dịch COVID-19, tuy không tổ chức phần hội nhưng hội quán Phước Kiến vẫn chuẩn bị lễ vật để phần lễ chính được diễn ra trang trọng.
Việc thờ Bà Mụ tại một số di tích ở Hội An cùng hoạt động thực hành tín ngưỡng, trong đó đặc biệt là lễ vía Sanh Thai nương nương ở hội quán Phước Kiến kết hợp với nhiều truyền thuyết liên quan đến Bà Mụ cùng các tục lệ về cầu tự, cầu được bình an trong sinh nở hiện lưu truyền tại địa phương đã thể hiện sự quan trọng của tục thờ cúng Sanh Thai tiên nương - Bà Mụ cùng những vị thần bảo trợ bà mẹ, trẻ em, bảo trợ việc sinh nở trong đời sống tinh thần của cư dân ở Hội An trước đây cũng như hiện nay(3). Tín ngưỡng này nằm trong nhóm lễ hội gắn với các vị thần bảo hộ, có vị có công với người Hoa trong việc buôn bán, cư trú, phát triển cộng đồng, mang một số nét đặc trưng về nội dung, cách thức tổ chức, phân biệt với các lễ hội khác tại địa phương, tạo thành nét mới mẻ, riêng có cho hoạt động lễ hội ở Hội An nói riêng, xứ Quảng và cả nước nói chung(4).
* Tài liệu trích dẫn
(1) Nguyễn Chí Trung (2019), Cư dân Faifo - Hội An trong lịch sử, Nxb Đà Nẵng, trang 202, 203.
(2) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2021),Di sản Hán Nôm Hội An, Tập 6: Sắc phong, NxB Đà Nẵng, trang 96
(3) Hoàng Phúc (2021), “Thông tin về miếu Bà Mụ, xã Tân Hiệp”, hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/thong-tin-ve-mieu-ba-mu-xa-tan-hiep-976.html
(4) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2008), Lễ lệ lễ hội Hội An, trang 110, 111.
Hai năm gần đây, do ảnh hưởng bởi tình hình dịch COVID-19, tuy không tổ chức phần hội nhưng hội quán Phước Kiến vẫn chuẩn bị lễ vật để phần lễ chính được diễn ra trang trọng.
Việc thờ Bà Mụ tại một số di tích ở Hội An cùng hoạt động thực hành tín ngưỡng, trong đó đặc biệt là lễ vía Sanh Thai nương nương ở hội quán Phước Kiến kết hợp với nhiều truyền thuyết liên quan đến Bà Mụ cùng các tục lệ về cầu tự, cầu được bình an trong sinh nở hiện lưu truyền tại địa phương đã thể hiện sự quan trọng của tục thờ cúng Sanh Thai tiên nương - Bà Mụ cùng những vị thần bảo trợ bà mẹ, trẻ em, bảo trợ việc sinh nở trong đời sống tinh thần của cư dân ở Hội An trước đây cũng như hiện nay(3). Tín ngưỡng này nằm trong nhóm lễ hội gắn với các vị thần bảo hộ, có vị có công với người Hoa trong việc buôn bán, cư trú, phát triển cộng đồng, mang một số nét đặc trưng về nội dung, cách thức tổ chức, phân biệt với các lễ hội khác tại địa phương, tạo thành nét mới mẻ, riêng có cho hoạt động lễ hội ở Hội An nói riêng, xứ Quảng và cả nước nói chung(4).
* Tài liệu trích dẫn
(1) Nguyễn Chí Trung (2019), Cư dân Faifo - Hội An trong lịch sử, Nxb Đà Nẵng, trang 202, 203.
(2) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2021),Di sản Hán Nôm Hội An, Tập 6: Sắc phong, NxB Đà Nẵng, trang 96
(3) Hoàng Phúc (2021), “Thông tin về miếu Bà Mụ, xã Tân Hiệp”, hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/thong-tin-ve-mieu-ba-mu-xa-tan-hiep-976.html
(4) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2008), Lễ lệ lễ hội Hội An, trang 110, 111.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền