Sắc phong nhân vật ở Hội An
- Thứ ba - 11/01/2022 20:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sắc phong (敕封) là loại hình văn bản hành chính trung ương cấp cao do Hoàng đế các triều đại quân chủ Việt Nam ban hành để ban thưởng, phong tặng, ban cấp chức tước, phẩm hàm, vật hạng, thần hiệu cho thần dân và thần kỳ.
Sắc phong Tham luận Tú Ngọc hầu Nguyễn Văn Nghi năm Gia Long thứ 2 (1803)
Nếu sắc phong thần kỳ cơ bản có sự thống nhất chung thì sắc phong nhân vật có nhiều thay đổi về tên gọi, thể thứ, qua các triều đại. Đến triều Nguyễn việc ban cấp sắc bằng được điển chế hóa trong bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Quốc sử quán[1]. Theo sách này thì sắc bằng gồm Sách phong (冊封) dùng ban phong cho hoàng tộc (Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Hoàng tử, Công chúa, Hoàng thân, Phi tần…); Chế phong (制封) hay Cáo mệnh (誥命) dùng phong thưởng cho các quan lại từ ngũ phẩm đến nhất phẩm. Sắc phong (敕封) dùng ban thưởng cho các quan lại từ cửu phẩm đến lục phẩm. Ngoài ra còn có Tích phong (錫封) dùng ban thưởng các tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam; phong tặng (封贈) dùng truy tặng chức tước, phẩm hàm cho các quan lại, binh lính tử trận, cho cha mẹ ông bà các công thần.
Vừa qua để chuẩn bị bản thảo sách Sắc phong ở Hội An chúng tôi đã sưu tầm, tập hợp được 321 sắc phong (gồm bản gốc và bản sao), trong đó có 252 sắc phong thần kỳ (nhiên thần, thiên thần, nhân thần) và 66 sắc phong của 36 nhân vật. Niên đại của các sắc phong này đều thuộc triều Nguyễn (từ Gia Long trở về sau). Một số sắc phong được ban hành từ lúc Nguyễn Ánh chưa lên ngôi hoàng đế. Khung niên đại của 66 sắc phong này từ 1799 đến 1943. Văn bản có niên đại sớm nhất là bản đặc truyền (特傳) của Nguyễn Ánh phong Tham luận Nguyễn Tường Vân làm Tri bạ Chính dinh, tước Vân Thành hầu. Tờ truyền được viết trên giấy dó loại lớn, niên đại năm Cảnh Hưng thứ 60 (1799), đóng 2 dấu. Dòng niên đại đóng dấu Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo. Phía trên góc trái văn bản đóng dấu Tiểu long: Thủ tín thiên hạ văn võ quyền hành. Văn bản thứ 2 có niên đại Cảnh Hưng thứ 62 (1801) phong Tham luận Nguyễn Văn Nghi chức Văn hàn Tham luận binh vụ tước Tú Ngọc bá. Thể thức văn bản, dấu ấn giống như văn bản thứ nhất. Tuy cùng có nội dung ban phong chức tước cho thần hạ, nhưng thể thức văn bản có khác so với các sắc phong sau này. Lý do sự khác nhau này được ghi trong Đại Nam thực lục tiền biên: “… Năm Canh Tý, lại năm thứ 1 (1870) … mùa xuân, tháng giêng, ngày Qúy Mão vua (Nguyễn Ánh) lên ngôi vương. Khi vua mới quyền coi quốc chính, quần thần đều khuyên lên ngôi. Vua cho rằng thù nước chưa trả xong, nhún nhường không chịu, quần thần hai ba lần nài xin vua mới theo, lên ngôi vương ở Sài Gòn. Văn thư đưa xuống gọi là chỉ truyền, sai phái gọi là chỉ sai, dùng ấn Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo (ấn này do Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế chế, nay dùng làm của báu truyền ngôi) nhưng vẫn theo, niên hiệu nhà Lê, biểu chương của quần thần đều xưng là bẩm…”[2]
Về thể thức văn bản, các sắc phong đời Gia Long và đầu đời Minh Mạng, ngoài dùng chữ Sắc để mở đầu và kết thúc bằng cụm từ Khâm tai, cố sắc, còn có loại chiếu phong, mở đầu bằng từ Chiếu và kết thúc bằng cụm từ Khâm tai, đặc chiếu. Loại sắc phong thì đóng dấu Chế cáo chi bảo như sắc phong Cai đội vệ Hầu Lý Cẩn Tài hầu Nguyễn Văn Cẩn năm Gia Long thứ nhất (1802), sắc phong Tham luận Tú Ngọc hầu Nguyễn Văn Nghi năm Gia Long thứ 2 (1803), cả hai nhân vật này người xã An Mỹ. Loại chiếu phong thì đóng dấu Quốc gia tín bảo như chiếu phong Nguyễn Tường Vân làm Ký lục Bình Thuận tước Nhuận Trạch hầu năm Gia Long thứ 9 (1810); chiếu phong Nguyễn Tường Vân chức Thự Binh bộ Thượng thư năm Minh Mạng thứ nhất (1820). Nguyễn Tường Vân gốc người Gia Định sau ra Quảng Nam ở tại xã Cẩm Phô. Các chiếu phong này đóng dấu Quốc gia tín bảo. Một đặc điểm khác cần chú ý là trên các sắc phong, chiếu phong đời Gia Long và đầu đời Minh Mạng ngoài dấu kim bảo còn có dấu Tiểu long[3] đóng ở phía trên góc trái văn bản. Đến các sắc phong cuối đời Minh Mạng thì không thấy dấu ấn Tiểu long này.
Về đối tượng được sắc phong, phong tặng, trong 36 nhân vật này hầu hết là các quan lại 2 ban văn võ triều Nguyễn trải qua các đời từ lúc Gia Long còn bôn tẩu trong miền Nam cho đến đời Bảo Đại. Trong đó có những nhân vật giữ các cương vị quan trọng trong bộ máy chính quyền triều Nguyễn như Thượng thư Bộ Binh Nguyễn Tường Vân; Thự Thượng thư Bộ Binh kiêm Hữu Đô ngự sử viện Đô sát, Tổng đốc Nam Định Hưng Yên, Đề đốc quân vụ kiêm lý lương hướng Nguyễn Văn Điển; Tham tri Bộ Binh kiêm Hữu Đô ngự sử viện Đô sát, Tuần phủ các xứ Định Tường kiêm lãnh ấn triện Bố Chánh sứ, Đề đốc quân vụ kiêm lý lương hướng Trần Ngọc Dao; Khâm sai phó Vệ úy vệ Chấn sai thuộc Trung quân Lý Đại Thành; Tuần phủ Định Tường Nguyễn Tường Vĩnh; Minh Nghĩa Đô úy Quảng cơ Trung Chấn thuộc Trung quân Nguyễn Viết Ngôn… Một số người tộc Nguyễn Tường (Cẩm Phô); tộc Nguyễn Văn (An Mỹ), tộc Mạc,… giỏi về văn từ, tính toán sổ sách được phong các chức Tham luận, Văn hàn Tham luận, Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ, Hàn lâm viện biên tu, Tu soạn,… Trong số nhân vật được sắc phong này có những người giỏi về hàng hải, tàu thuyền như Phó vệ úy vệ ba thuộc Hữu doanh Thủy sư Kinh kỳ Bùi Văn Trạch, Hiệu trung Kỵ úy Chánh đội trưởng quản thuyền lớn Linh Phụng Bùi Phước Ưng, hoặc có người giỏi về Tượng binh (voi chiến) như Cai đội đội 6 vệ Nghĩa Vũ thuộc Tượng doanh quân Thần Sách Nguyễn Văn Đằng… Đặc biệt trong số này có những người giỏi về một số ngành nghề thủ công cũng được ban phong danh hiệu Tượng mục như Tượng mục nghề nề Phan Văn Mưu người Kim Bồng, Tượng mục nghề nung ngói Võ Văn Hòa, Bùi Phước Châu người làng Thanh Hà,… Ngoài ra còn có một số sắc phong Quản lĩnh tam tỉnh yến hộ cho các nhân vật tộc Hồ, thuộc làng Yến Thanh Châu, sắc phong những người, những làng xã, bang hội có công đóng góp tiền của cho triều đình các danh hiệu Hảo nghĩa khả phong, Cửu phẩm bá hộ (đối với nhân vật) hoặc những tiết phụ danh hiệu Tiết hạnh khả phong, Tiết hạnh danh văn,…
Về loại giấy các chế phong được viết trên giấy long đằng màu vàng khổ bình quân 130cm x 50cm, vẽ long vân, chữ thọ, tứ linh, bát bửu,… Sắc phong viết trên giấy dó khổ lớn. Duy chỉ có 1 sắc phong được viết trên vải truy phong Lý Đại Thành năm Gia Long thứ 2 (1803) là sắc phong vải duy nhất tìm thấy được ở Hội An cho đến nay.
Sắc phong nói chung, sắc phong nhân vật nói riêng là một loại tư liệu đặc biệt có giá trị về nhiều mặt. Về lịch sử chúng là những tư liệu gốc, quý giá, chứa đựng nhiều thông tin chính xác, chân thực về tên gọi làng xã, về tổ chức bộ máy chính quyền quân chủ từ trung ương đến địa phương, nhất là tư liệu về hành trạng các nhân vật có đóng góp cho địa phương, đất nước, về truyền thống học hành, khoa bảng, quan trường, nghề nghiệp của các làng xã, tộc họ,… Các sắc phong còn cung cấp những thông tin lý thú về kỹ thuật chế tác và trang trí trên giấy truyền thống, về ấn triện học, thư pháp học,…
Trải qua thời gian tồn tại lâu dài, dưới tác động của môi trường tự nhiên và con người, nhiều sắc phong đã bị mất mát, hư hỏng. Theo con số thống kê thì từ năm 1943 đến nay, 11 làng xã ở Hội An đã mất đi 200 trên 321 sắc phong, gần 2 phần 3[4] (65%). Số còn lại thật sự là những bảo vật cần phải được bảo quản, giữ gìn nghiêm ngặt, đúng phương pháp để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa trước mắt cũng như lâu dài.
Vừa qua để chuẩn bị bản thảo sách Sắc phong ở Hội An chúng tôi đã sưu tầm, tập hợp được 321 sắc phong (gồm bản gốc và bản sao), trong đó có 252 sắc phong thần kỳ (nhiên thần, thiên thần, nhân thần) và 66 sắc phong của 36 nhân vật. Niên đại của các sắc phong này đều thuộc triều Nguyễn (từ Gia Long trở về sau). Một số sắc phong được ban hành từ lúc Nguyễn Ánh chưa lên ngôi hoàng đế. Khung niên đại của 66 sắc phong này từ 1799 đến 1943. Văn bản có niên đại sớm nhất là bản đặc truyền (特傳) của Nguyễn Ánh phong Tham luận Nguyễn Tường Vân làm Tri bạ Chính dinh, tước Vân Thành hầu. Tờ truyền được viết trên giấy dó loại lớn, niên đại năm Cảnh Hưng thứ 60 (1799), đóng 2 dấu. Dòng niên đại đóng dấu Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo. Phía trên góc trái văn bản đóng dấu Tiểu long: Thủ tín thiên hạ văn võ quyền hành. Văn bản thứ 2 có niên đại Cảnh Hưng thứ 62 (1801) phong Tham luận Nguyễn Văn Nghi chức Văn hàn Tham luận binh vụ tước Tú Ngọc bá. Thể thức văn bản, dấu ấn giống như văn bản thứ nhất. Tuy cùng có nội dung ban phong chức tước cho thần hạ, nhưng thể thức văn bản có khác so với các sắc phong sau này. Lý do sự khác nhau này được ghi trong Đại Nam thực lục tiền biên: “… Năm Canh Tý, lại năm thứ 1 (1870) … mùa xuân, tháng giêng, ngày Qúy Mão vua (Nguyễn Ánh) lên ngôi vương. Khi vua mới quyền coi quốc chính, quần thần đều khuyên lên ngôi. Vua cho rằng thù nước chưa trả xong, nhún nhường không chịu, quần thần hai ba lần nài xin vua mới theo, lên ngôi vương ở Sài Gòn. Văn thư đưa xuống gọi là chỉ truyền, sai phái gọi là chỉ sai, dùng ấn Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo (ấn này do Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế chế, nay dùng làm của báu truyền ngôi) nhưng vẫn theo, niên hiệu nhà Lê, biểu chương của quần thần đều xưng là bẩm…”[2]
Về thể thức văn bản, các sắc phong đời Gia Long và đầu đời Minh Mạng, ngoài dùng chữ Sắc để mở đầu và kết thúc bằng cụm từ Khâm tai, cố sắc, còn có loại chiếu phong, mở đầu bằng từ Chiếu và kết thúc bằng cụm từ Khâm tai, đặc chiếu. Loại sắc phong thì đóng dấu Chế cáo chi bảo như sắc phong Cai đội vệ Hầu Lý Cẩn Tài hầu Nguyễn Văn Cẩn năm Gia Long thứ nhất (1802), sắc phong Tham luận Tú Ngọc hầu Nguyễn Văn Nghi năm Gia Long thứ 2 (1803), cả hai nhân vật này người xã An Mỹ. Loại chiếu phong thì đóng dấu Quốc gia tín bảo như chiếu phong Nguyễn Tường Vân làm Ký lục Bình Thuận tước Nhuận Trạch hầu năm Gia Long thứ 9 (1810); chiếu phong Nguyễn Tường Vân chức Thự Binh bộ Thượng thư năm Minh Mạng thứ nhất (1820). Nguyễn Tường Vân gốc người Gia Định sau ra Quảng Nam ở tại xã Cẩm Phô. Các chiếu phong này đóng dấu Quốc gia tín bảo. Một đặc điểm khác cần chú ý là trên các sắc phong, chiếu phong đời Gia Long và đầu đời Minh Mạng ngoài dấu kim bảo còn có dấu Tiểu long[3] đóng ở phía trên góc trái văn bản. Đến các sắc phong cuối đời Minh Mạng thì không thấy dấu ấn Tiểu long này.
Về đối tượng được sắc phong, phong tặng, trong 36 nhân vật này hầu hết là các quan lại 2 ban văn võ triều Nguyễn trải qua các đời từ lúc Gia Long còn bôn tẩu trong miền Nam cho đến đời Bảo Đại. Trong đó có những nhân vật giữ các cương vị quan trọng trong bộ máy chính quyền triều Nguyễn như Thượng thư Bộ Binh Nguyễn Tường Vân; Thự Thượng thư Bộ Binh kiêm Hữu Đô ngự sử viện Đô sát, Tổng đốc Nam Định Hưng Yên, Đề đốc quân vụ kiêm lý lương hướng Nguyễn Văn Điển; Tham tri Bộ Binh kiêm Hữu Đô ngự sử viện Đô sát, Tuần phủ các xứ Định Tường kiêm lãnh ấn triện Bố Chánh sứ, Đề đốc quân vụ kiêm lý lương hướng Trần Ngọc Dao; Khâm sai phó Vệ úy vệ Chấn sai thuộc Trung quân Lý Đại Thành; Tuần phủ Định Tường Nguyễn Tường Vĩnh; Minh Nghĩa Đô úy Quảng cơ Trung Chấn thuộc Trung quân Nguyễn Viết Ngôn… Một số người tộc Nguyễn Tường (Cẩm Phô); tộc Nguyễn Văn (An Mỹ), tộc Mạc,… giỏi về văn từ, tính toán sổ sách được phong các chức Tham luận, Văn hàn Tham luận, Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ, Hàn lâm viện biên tu, Tu soạn,… Trong số nhân vật được sắc phong này có những người giỏi về hàng hải, tàu thuyền như Phó vệ úy vệ ba thuộc Hữu doanh Thủy sư Kinh kỳ Bùi Văn Trạch, Hiệu trung Kỵ úy Chánh đội trưởng quản thuyền lớn Linh Phụng Bùi Phước Ưng, hoặc có người giỏi về Tượng binh (voi chiến) như Cai đội đội 6 vệ Nghĩa Vũ thuộc Tượng doanh quân Thần Sách Nguyễn Văn Đằng… Đặc biệt trong số này có những người giỏi về một số ngành nghề thủ công cũng được ban phong danh hiệu Tượng mục như Tượng mục nghề nề Phan Văn Mưu người Kim Bồng, Tượng mục nghề nung ngói Võ Văn Hòa, Bùi Phước Châu người làng Thanh Hà,… Ngoài ra còn có một số sắc phong Quản lĩnh tam tỉnh yến hộ cho các nhân vật tộc Hồ, thuộc làng Yến Thanh Châu, sắc phong những người, những làng xã, bang hội có công đóng góp tiền của cho triều đình các danh hiệu Hảo nghĩa khả phong, Cửu phẩm bá hộ (đối với nhân vật) hoặc những tiết phụ danh hiệu Tiết hạnh khả phong, Tiết hạnh danh văn,…
Về loại giấy các chế phong được viết trên giấy long đằng màu vàng khổ bình quân 130cm x 50cm, vẽ long vân, chữ thọ, tứ linh, bát bửu,… Sắc phong viết trên giấy dó khổ lớn. Duy chỉ có 1 sắc phong được viết trên vải truy phong Lý Đại Thành năm Gia Long thứ 2 (1803) là sắc phong vải duy nhất tìm thấy được ở Hội An cho đến nay.
Sắc phong nói chung, sắc phong nhân vật nói riêng là một loại tư liệu đặc biệt có giá trị về nhiều mặt. Về lịch sử chúng là những tư liệu gốc, quý giá, chứa đựng nhiều thông tin chính xác, chân thực về tên gọi làng xã, về tổ chức bộ máy chính quyền quân chủ từ trung ương đến địa phương, nhất là tư liệu về hành trạng các nhân vật có đóng góp cho địa phương, đất nước, về truyền thống học hành, khoa bảng, quan trường, nghề nghiệp của các làng xã, tộc họ,… Các sắc phong còn cung cấp những thông tin lý thú về kỹ thuật chế tác và trang trí trên giấy truyền thống, về ấn triện học, thư pháp học,…
Trải qua thời gian tồn tại lâu dài, dưới tác động của môi trường tự nhiên và con người, nhiều sắc phong đã bị mất mát, hư hỏng. Theo con số thống kê thì từ năm 1943 đến nay, 11 làng xã ở Hội An đã mất đi 200 trên 321 sắc phong, gần 2 phần 3[4] (65%). Số còn lại thật sự là những bảo vật cần phải được bảo quản, giữ gìn nghiêm ngặt, đúng phương pháp để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa trước mắt cũng như lâu dài.
Tài liệu trích dẫn:
[1] Sách này khởi biên vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), hoàn thành năm Tự Đức thứ 4 (1851) gồm 262 quyển, ước 8000 tờ. Năm Ất Mão (1855) được phép khắc in và mất 13 năm mới hoàn thành (1868).
[2] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tiền biên, tập 1, Nxb Giáo dục, 2007, tr.208.
[3] Ấn hình chữ nhật, lòng 8 chữ triện: Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành, 2 bên có hình 2 con rồng nhỏ nên gọi là ấn Tiểu long.
[4] Theo kê khai của các làng xã ở Hội An trong Quảng Nam tỉnh tạp biên, bản sao hiệu lưu trữ tại Trung tâm QLBTDSVH Hội An.