Quy định về sở hữu di tích, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích - một số vấn đề thực tiễn gắn với quá trình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị vùng lõi của Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An
- Thứ hai - 20/11/2023 04:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đô thị cổ Hội An được được Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Khu phố cổ Hội An - Ảnh: Quang Ngọc
Vùng lõi của di sản là Khu phố cổ, được khoanh vùng bảo vệ thành 02 khu vực: Khu vực I và khu vực II (gồm có IIA và IIB), với tổng diện tích là 130 ha. Bên ngoài phạm vi Khu phố cổ còn có 264 di tích, một số làng nghề truyền thống như: Làng gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng, trồng rau Trà Quế cũng là những bộ phận quan trọng cấu thành của Đô thị cổ, hiện vẫn còn bảo tồn được cảnh quan sinh thái, văn hóa và nhiều di tích cùng các lễ hội, tín ngưỡng, tập quán truyền thống. Dù trải qua các giai đoạn lịch sử với nhiều thăng trầm, nhưng đến nay hình thái của một đô thị - thương cảng quốc tế vang danh một thời vẫn còn gìn giữ được đậm nét.
Đặc biệt là quần thể kiến trúc Khu phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn từ cấu trúc tổng thể đến từng công trình di tích trong mối quan hệ hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan. Dù diện tích không lớn nhưng trong Khu phố cổ có đến hàng ngàn di tích đơn lẻ tựa vào nhau tạo nên quần thể kiến trúc độc đáo. Riêng trong khu vực I với diện tích 30 ha nhưng có đến 1.175 di tích kiến trúc nghệ thuật, thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng nhưng đó là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục và sự đan quyện tài tình giữa các phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Nhật - Phương Tây và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của Đô thị cổ Hội An. Những đường phố nhỏ, mái chùa cong uyển chuyển, tường nhà so le trồi thụt, mái ngói âm dương nhấp nhô, bờ nóc giật cấp mềm mại, ngõ hẻm thâm trầm rêu phong, đôi mắt cửa huyền bí, hoa văn chạm trổ tuyệt nghệ... làm cho “vẻ đẹp không trùng lặp” của phố cổ Hội An chứa đựng trong sự phong phú của các thể dáng kiến trúc, những cái điển hình gắn kết trong sự đa thể, đồng thời được tô điểm ở sự kết dính hoàn hảo từng di tích với nhau.
So với các di sản văn hóa khác ở Việt Nam, Khu phố cổ Hội An được đánh giá với ý nghĩa: như một “Bảo tàng sống”, “Bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”. Ở đó là không gian diễn ra hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân - họ đồng thời cũng là chủ sở hữu phần lớn các di tích. Hiện trạng sở hữu di tích trong Khu phố cổ là đa chủ thể, gồm có sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể (tộc họ, cộng đồng, bang hội) và sở hữu tư nhân; trong đó sở hữu của tư nhân là chủ yếu và tập trung ở loại hình nhà ở. Số liệu thống kê trong khu vực I cho thấy: Di tích thuộc sở hữu tư nhân chiếm 82,3%, di tích thuộc sở hữu cộng đồng chiếm 1,2%, di tích thuộc sở hữu nhà nước chiếm 16,5%. Riêng phường Minh An - là phường trung tâm của Khu phố cổ có tổng cộng 865 di tích, trong đó 96% di tích thuộc loại hình nhà ở; về sở hữu: Có đến 693 di tích thuộc sở hữu tư nhân, chiếm 80,11%, sở hữu nhà nước có 164 di tích, chiếm 18,95%, sở hữu tập thể có 8 di tích, chiếm 0,94%.
Như vậy phần lớn (hơn 80%) di tích trong Khu phố cổ thuộc về quyền sở hữu của tư nhân và tập thể. Chủ nhân thực sự của di sản là chủ sở hữu các di tích. Họ không chỉ là chủ nhân nắm giữ các di tích mà còn đang thực hành, bảo lưu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gìn giữ “phần hồn” của di sản với những tập quán xã hội truyền thống của cư dân đô thị, những món ăn truyền thống, những lễ hội văn hóa cộng đồng… Sự mất - còn của di sản phụ thuộc vào ý thức, sự đồng hành của các chủ sở hữu. Vì thế yêu cầu các quy định của nhà nước, nhất là Luật Di sản Văn hóa cần có những quy định cụ thể, có tính đặc thù về vấn đề sở hữu di tích, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích để đảm bảo vấn đề về mặt quản lý nhà nước và thực thi các giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản được hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu vừa bảo tồn và phát huy tốt giá trị di sản, vừa giải quyết được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích mang lại từ di sản với việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ di sản của chủ sở hữu.
Thực tiễn ở Hội An trong thời gian qua đã có nhiều giải pháp tập trung để giải quyết hài hòa mối quan hệ này. Quan trọng hàng đầu là hoạt động tuyên truyền, giáo dục được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức đã giúp cho chủ sở hữu di tích nhận thức sâu sắc giá trị di sản mình đang nắm giữ, dần dần bồi đắp lòng trân quý đối với di sản, ý thức rằng di sản đó không chỉ thuộc quyền sở hữu của bản thân họ, là giá trị kinh tế mang lại cho cuộc sống hiện tại của họ, mà di tích đó còn là tài sản được nhiều thế hệ đi trước lưu truyền từ quá khứ, cần có trách nhiệm gìn giữ lại cho thế hệ mai sau. Nhờ đó mà mọi chính sách bảo tồn di sản đề ra đều được chủ sở hữu đồng thuận, hưởng ứng tích cực. Khu phố cổ được bảo tồn và phát huy tốt - là điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Cũng từ đó đã giúp nâng cao giá trị di tích của chủ sở hữu, giúp chủ sở hữu di tích hưởng lợi từ các hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch thông qua việc tự kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh. Song song với đó, nhiều chính sách, giải pháp phát huy quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích cũng được thực hiện, hiệu quả nhất là ban hành Cơ chế hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa - cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân - tập thể. Theo đó, tùy theo giá trị và vị trí di tích, đồng thời chủ sở hữu di tích phải có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, đồng thời nhà và đất chưa qua mua bán, chuyển nhượng từ năm 1999 trở về sau sẽ được Nhà nước hỗ trợ từ 40 -75% kinh phí đầu tư khi chủ sở hữu tiến hành tu bổ di tích. Các trường hợp được hỗ trợ này đều được cơ quan chuyên môn là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An làm chủ đầu tư nhằm đảm bảo thủ tục đầu tư, giải pháp thi công theo nguyên tắc bảo tồn tính chân xác, nguyên vẹn của di tích. Các trường hợp chủ di tích xin phép tu bổ di tích cũng được Trung tâm kiểm tra, cấp phép, giám sát và hướng dẫn chủ di tích thực hiện theo nội dung được cấp, đảm bảo quy định của Quy chế đã được ban hành.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề sở hữu di tích, quyền và nghĩa vụ của chủ di tích ở Khu phố cổ Hội An nảy sinh từ thực tiễn có những vấn đề chủ yếu sau:
- Tình trạng mua bán, chuyển nhượng nhà ở thuộc sở hữu tư nhân có chiều hướng gia tăng làm thay đổi chủ sở hữu di tích. Việc mua bán, chuyển nhượng là quyền của chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ, nhưng đối với việc mua bán, chuyển nhượng là di tích thì bên cạnh thay đổi chủ sở hữu còn dẫn đến tình trạng biến đổi chức năng cấu trúc, không gian của các di tích, ảnh hưởng đến việc gìn giữ “phần hồn” của di tích, sự bảo tồn toàn vẹn giá trị văn hóa chung (vật thể và phi vật thể) của Khu phố cổ. Đặc biệt đối với các di tích có giá trị cao (được phân loại đặc biệt, loại I) - khi có thay đổi chủ sở hữu sẽ dẫn đến nguy cơ cao suy giảm mạnh giá trị di tích. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có cơ chế để chủ di tích ưu tiên chuyển nhượng lại cho nhà nước/để nhà nước được ưu tiên mua lại nhằm mục đích bảo vệ di tích đó.
- Các vấn đề về: Mua bán, chuyển nhượng nhà ở thuộc sở hữu tư nhân; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tách thửa của di tích thuộc sở hữu tư nhân và tập thể được thực hiện theo quy định pháp luật, nhưng trong các thủ tục hiện hành không có quy định thông qua cơ quan quản lý di sản nên cơ quan quản lý di sản không được cập nhật, nắm bắt tình hình di tích trong công tác quản lý.
- Những di tích sở hữu cộng đồng (đình, miếu, hội quán) khó xác định chủ thể để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Để bảo tồn nguyên trạng vùng lõi di sản (khu vực I của Khu phố cổ), từ trước đến nay các thửa đất trong khu vực I của Khu phố cổ không được tách thửa. Tuy nhiên quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để đảm báo tính pháp lý thực thi vấn đề này.
- Những di tích có đồng sở hữu gặp khó khăn trong việc xác định quyền thừa kế, xác định người đại diện để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc bảo vệ di tích, như trong việc huy động kinh phí tu bổ di tích khi bị xuống cấp, thực hiện quyền giao dịch dân sự liên quan đến di tích…
- Trong khi “phần hồn” của Khu phố cổ đang bị đe dọa, trở thành nguy cơ lớn đối với Khu phố cổ thì thực tế có nhiều gia đình là cư dân bản địa đã thuê nhà sở hữu nhà nước, sinh sống trong Khu phố cổ nhiều năm góp phần gìn giữ “phần hồn” của Khu phố cổ nhưng theo quy định hiện hành, giá thuê nhà ở hiện nay quá cao so với khả năng của họ nên không thể khuyến khích họ ở lại sinh sống trong Khu phố cổ.
- Thực tế không hẳn toàn bộ chủ sở hữu di tích trong Khu phố cổ (kể cả nhiều di tích ngoài Khu phố cổ sau khi được xếp hạng/bảo vệ để đưa vào đối tượng quản lý theo Luật Di sản Văn hóa), do không thể/chưa có cơ hội tạo ra hoạt động phát huy nên chủ di tích không có nguồn lợi từ di tích, trong khi chủ di tích phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ di tích nghiêm ngặt theo quy định.
Từ thực tế ở Hội An cho thấy quy định về sở hữu di tích, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích trong quy định pháp luật nói chung, đặc biệt là Luật Di sản Văn hóa nói riêng là nội dung quan trọng, có ý nghĩa chi phối các mối quan hệ hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn, phát huy di tích. Do vậy trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (Sửa đổi, bổ sung) sắp đến cần bổ sung thêm các thuật ngữ: “Chủ sở hữu di tích”, “Đại diện chủ sở hữu di tích”, “Tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích”, “Đô thị di sản”. Có như vậy, một số vấn đề khó khăn, bất cập của Đô thị cổ Hội An nói chung, những nảy sinh liên quan đến sở hữu di tích, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích nêu trên sẽ có cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản được hiệu quả hơn.
Đặc biệt là quần thể kiến trúc Khu phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn từ cấu trúc tổng thể đến từng công trình di tích trong mối quan hệ hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan. Dù diện tích không lớn nhưng trong Khu phố cổ có đến hàng ngàn di tích đơn lẻ tựa vào nhau tạo nên quần thể kiến trúc độc đáo. Riêng trong khu vực I với diện tích 30 ha nhưng có đến 1.175 di tích kiến trúc nghệ thuật, thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng nhưng đó là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục và sự đan quyện tài tình giữa các phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Nhật - Phương Tây và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của Đô thị cổ Hội An. Những đường phố nhỏ, mái chùa cong uyển chuyển, tường nhà so le trồi thụt, mái ngói âm dương nhấp nhô, bờ nóc giật cấp mềm mại, ngõ hẻm thâm trầm rêu phong, đôi mắt cửa huyền bí, hoa văn chạm trổ tuyệt nghệ... làm cho “vẻ đẹp không trùng lặp” của phố cổ Hội An chứa đựng trong sự phong phú của các thể dáng kiến trúc, những cái điển hình gắn kết trong sự đa thể, đồng thời được tô điểm ở sự kết dính hoàn hảo từng di tích với nhau.
So với các di sản văn hóa khác ở Việt Nam, Khu phố cổ Hội An được đánh giá với ý nghĩa: như một “Bảo tàng sống”, “Bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”. Ở đó là không gian diễn ra hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân - họ đồng thời cũng là chủ sở hữu phần lớn các di tích. Hiện trạng sở hữu di tích trong Khu phố cổ là đa chủ thể, gồm có sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể (tộc họ, cộng đồng, bang hội) và sở hữu tư nhân; trong đó sở hữu của tư nhân là chủ yếu và tập trung ở loại hình nhà ở. Số liệu thống kê trong khu vực I cho thấy: Di tích thuộc sở hữu tư nhân chiếm 82,3%, di tích thuộc sở hữu cộng đồng chiếm 1,2%, di tích thuộc sở hữu nhà nước chiếm 16,5%. Riêng phường Minh An - là phường trung tâm của Khu phố cổ có tổng cộng 865 di tích, trong đó 96% di tích thuộc loại hình nhà ở; về sở hữu: Có đến 693 di tích thuộc sở hữu tư nhân, chiếm 80,11%, sở hữu nhà nước có 164 di tích, chiếm 18,95%, sở hữu tập thể có 8 di tích, chiếm 0,94%.
Như vậy phần lớn (hơn 80%) di tích trong Khu phố cổ thuộc về quyền sở hữu của tư nhân và tập thể. Chủ nhân thực sự của di sản là chủ sở hữu các di tích. Họ không chỉ là chủ nhân nắm giữ các di tích mà còn đang thực hành, bảo lưu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gìn giữ “phần hồn” của di sản với những tập quán xã hội truyền thống của cư dân đô thị, những món ăn truyền thống, những lễ hội văn hóa cộng đồng… Sự mất - còn của di sản phụ thuộc vào ý thức, sự đồng hành của các chủ sở hữu. Vì thế yêu cầu các quy định của nhà nước, nhất là Luật Di sản Văn hóa cần có những quy định cụ thể, có tính đặc thù về vấn đề sở hữu di tích, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích để đảm bảo vấn đề về mặt quản lý nhà nước và thực thi các giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản được hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu vừa bảo tồn và phát huy tốt giá trị di sản, vừa giải quyết được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích mang lại từ di sản với việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ di sản của chủ sở hữu.
Thực tiễn ở Hội An trong thời gian qua đã có nhiều giải pháp tập trung để giải quyết hài hòa mối quan hệ này. Quan trọng hàng đầu là hoạt động tuyên truyền, giáo dục được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức đã giúp cho chủ sở hữu di tích nhận thức sâu sắc giá trị di sản mình đang nắm giữ, dần dần bồi đắp lòng trân quý đối với di sản, ý thức rằng di sản đó không chỉ thuộc quyền sở hữu của bản thân họ, là giá trị kinh tế mang lại cho cuộc sống hiện tại của họ, mà di tích đó còn là tài sản được nhiều thế hệ đi trước lưu truyền từ quá khứ, cần có trách nhiệm gìn giữ lại cho thế hệ mai sau. Nhờ đó mà mọi chính sách bảo tồn di sản đề ra đều được chủ sở hữu đồng thuận, hưởng ứng tích cực. Khu phố cổ được bảo tồn và phát huy tốt - là điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Cũng từ đó đã giúp nâng cao giá trị di tích của chủ sở hữu, giúp chủ sở hữu di tích hưởng lợi từ các hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch thông qua việc tự kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh. Song song với đó, nhiều chính sách, giải pháp phát huy quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích cũng được thực hiện, hiệu quả nhất là ban hành Cơ chế hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa - cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân - tập thể. Theo đó, tùy theo giá trị và vị trí di tích, đồng thời chủ sở hữu di tích phải có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, đồng thời nhà và đất chưa qua mua bán, chuyển nhượng từ năm 1999 trở về sau sẽ được Nhà nước hỗ trợ từ 40 -75% kinh phí đầu tư khi chủ sở hữu tiến hành tu bổ di tích. Các trường hợp được hỗ trợ này đều được cơ quan chuyên môn là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An làm chủ đầu tư nhằm đảm bảo thủ tục đầu tư, giải pháp thi công theo nguyên tắc bảo tồn tính chân xác, nguyên vẹn của di tích. Các trường hợp chủ di tích xin phép tu bổ di tích cũng được Trung tâm kiểm tra, cấp phép, giám sát và hướng dẫn chủ di tích thực hiện theo nội dung được cấp, đảm bảo quy định của Quy chế đã được ban hành.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề sở hữu di tích, quyền và nghĩa vụ của chủ di tích ở Khu phố cổ Hội An nảy sinh từ thực tiễn có những vấn đề chủ yếu sau:
- Tình trạng mua bán, chuyển nhượng nhà ở thuộc sở hữu tư nhân có chiều hướng gia tăng làm thay đổi chủ sở hữu di tích. Việc mua bán, chuyển nhượng là quyền của chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ, nhưng đối với việc mua bán, chuyển nhượng là di tích thì bên cạnh thay đổi chủ sở hữu còn dẫn đến tình trạng biến đổi chức năng cấu trúc, không gian của các di tích, ảnh hưởng đến việc gìn giữ “phần hồn” của di tích, sự bảo tồn toàn vẹn giá trị văn hóa chung (vật thể và phi vật thể) của Khu phố cổ. Đặc biệt đối với các di tích có giá trị cao (được phân loại đặc biệt, loại I) - khi có thay đổi chủ sở hữu sẽ dẫn đến nguy cơ cao suy giảm mạnh giá trị di tích. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có cơ chế để chủ di tích ưu tiên chuyển nhượng lại cho nhà nước/để nhà nước được ưu tiên mua lại nhằm mục đích bảo vệ di tích đó.
- Các vấn đề về: Mua bán, chuyển nhượng nhà ở thuộc sở hữu tư nhân; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tách thửa của di tích thuộc sở hữu tư nhân và tập thể được thực hiện theo quy định pháp luật, nhưng trong các thủ tục hiện hành không có quy định thông qua cơ quan quản lý di sản nên cơ quan quản lý di sản không được cập nhật, nắm bắt tình hình di tích trong công tác quản lý.
- Những di tích sở hữu cộng đồng (đình, miếu, hội quán) khó xác định chủ thể để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Để bảo tồn nguyên trạng vùng lõi di sản (khu vực I của Khu phố cổ), từ trước đến nay các thửa đất trong khu vực I của Khu phố cổ không được tách thửa. Tuy nhiên quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để đảm báo tính pháp lý thực thi vấn đề này.
- Những di tích có đồng sở hữu gặp khó khăn trong việc xác định quyền thừa kế, xác định người đại diện để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc bảo vệ di tích, như trong việc huy động kinh phí tu bổ di tích khi bị xuống cấp, thực hiện quyền giao dịch dân sự liên quan đến di tích…
- Trong khi “phần hồn” của Khu phố cổ đang bị đe dọa, trở thành nguy cơ lớn đối với Khu phố cổ thì thực tế có nhiều gia đình là cư dân bản địa đã thuê nhà sở hữu nhà nước, sinh sống trong Khu phố cổ nhiều năm góp phần gìn giữ “phần hồn” của Khu phố cổ nhưng theo quy định hiện hành, giá thuê nhà ở hiện nay quá cao so với khả năng của họ nên không thể khuyến khích họ ở lại sinh sống trong Khu phố cổ.
- Thực tế không hẳn toàn bộ chủ sở hữu di tích trong Khu phố cổ (kể cả nhiều di tích ngoài Khu phố cổ sau khi được xếp hạng/bảo vệ để đưa vào đối tượng quản lý theo Luật Di sản Văn hóa), do không thể/chưa có cơ hội tạo ra hoạt động phát huy nên chủ di tích không có nguồn lợi từ di tích, trong khi chủ di tích phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ di tích nghiêm ngặt theo quy định.
Từ thực tế ở Hội An cho thấy quy định về sở hữu di tích, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích trong quy định pháp luật nói chung, đặc biệt là Luật Di sản Văn hóa nói riêng là nội dung quan trọng, có ý nghĩa chi phối các mối quan hệ hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn, phát huy di tích. Do vậy trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (Sửa đổi, bổ sung) sắp đến cần bổ sung thêm các thuật ngữ: “Chủ sở hữu di tích”, “Đại diện chủ sở hữu di tích”, “Tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích”, “Đô thị di sản”. Có như vậy, một số vấn đề khó khăn, bất cập của Đô thị cổ Hội An nói chung, những nảy sinh liên quan đến sở hữu di tích, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích nêu trên sẽ có cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản được hiệu quả hơn.