Phương pháp tái định vị (Anastilosis) - Trường hợp áp dụng trong việc tu bổ, tôn tạo cảnh quan các lô cốt trong Công viên Hội An
- Thứ tư - 30/09/2020 21:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lô cốt (phiên âm từ tiếng Pháp: blockhaus, gốc từ tiếng Đức) là công trình quân sự chủ yếu để phòng ngự. Lô cốt được xây dựng kiên cố bằng gạch, đá, bê tông, sắt... và có lỗ châu mai để bắn ra nhiều phía, có nắp và có nơi nghỉ ngơi cho quân sĩ. Lô cốt có thể được xây dựng nổi, nửa nổi nửa chìm hoặc lợi dụng địa hình làm chìm hẳn.
Tại thành phố Hội An, các lô cốt thường được xây dựng ở trên cồn, các vị trí cao dễ quan sát, tại vị trí tường rào các khu quân sự... Hiện nay, phần lớn các lô cốt đã xuống cấp theo thời gian và không còn sử dụng.
Nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hội An lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), bên cạnh việc đầu tư Công viên Hội An (đây là công trình trọng điểm của Thành phố), UBND Thành phố giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện tu bổ, tôn tạo cảnh quan 02 lô cốt nằm ở phía nam công viên, dọc đường Trần Hưng Đạo - đây là một trong những trục cảnh quan chính Thành phố. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực công viên Hội An là trụ sở đóng quân của Tiểu đoàn công binh 102 thuộc quân đội chính quyền Sài Gòn. Các lô cốt này là công trình nằm trong hệ thống phòng của Tiểu đoàn công binh 102. Vào đêm ngày 25/8/1967, quân ta đã đánh vào cứ điểm này và giành thắng lợi lớn. Vị trí các lô cốt này hiện nằm cạnh vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, trong đó 1 lô cốt mặc dù đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng còn giữ được hình thức kiến trúc ban đầu, lô cốt còn lại đã bị sụp đổ phần mái và phần lớn tường bao quanh. Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo cảnh quan các lô cốt này có nhiều ý nghĩa quan trọng.
Nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hội An lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), bên cạnh việc đầu tư Công viên Hội An (đây là công trình trọng điểm của Thành phố), UBND Thành phố giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện tu bổ, tôn tạo cảnh quan 02 lô cốt nằm ở phía nam công viên, dọc đường Trần Hưng Đạo - đây là một trong những trục cảnh quan chính Thành phố. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực công viên Hội An là trụ sở đóng quân của Tiểu đoàn công binh 102 thuộc quân đội chính quyền Sài Gòn. Các lô cốt này là công trình nằm trong hệ thống phòng của Tiểu đoàn công binh 102. Vào đêm ngày 25/8/1967, quân ta đã đánh vào cứ điểm này và giành thắng lợi lớn. Vị trí các lô cốt này hiện nằm cạnh vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, trong đó 1 lô cốt mặc dù đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng còn giữ được hình thức kiến trúc ban đầu, lô cốt còn lại đã bị sụp đổ phần mái và phần lớn tường bao quanh. Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo cảnh quan các lô cốt này có nhiều ý nghĩa quan trọng.
Xét về giá trị hiện tồn, các lô cốt có những điểm đáng chú ý như sau:
Trên lĩnh vực quân sự: các lô cốt là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định tại Thông tư số 175/2013/TT-BQP ngày 05/9/2013 của Bộ Quốc Phòng về “Quy định quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự”. Theo đó, đây là công trình phòng thủ quốc phòng và do Cơ quan quân sự Thành phố trực tiếp quản lý. Trên lĩnh vực di sản văn hóa, tuy chưa được ghi vào danh mục di tích bảo vệ của Thành phố nhưng xét về mặt bảo tồn, các lô cốt này có những giá trị như sau:
+ Về lịch sử: đây là chứng tích còn lại minh chứng cho chặng đường đấu tranh cách mạng hào hùng tiến lên giải phóng quê hương đất nước của quân và dân Hội An.
+ Về kiến trúc: các lô cốt tiêu biểu cho kiến trúc phòng thủ quân sự, đồng thời góp phần làm phong phú, đa dạng về loại hình kiến trúc ở Hội An. Sự hiện diện của các lô cốt ở khu trung tâm thành phố, lân cận khu phố cổ góp phần khẳng định vị trí địa – chính trị của Hội An.
+ Về giáo dục truyền thống: là bằng chứng sinh động cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống đấu tranh yêu nước cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Với những tính chất và giá trị nêu trên, việc đề xuất quan điểm đầu tư, sửa chữa các lô cốt vừa đảm bảo kiên cố, chắc chắn cho chức năng phòng thủ quân sự, vừa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa của công trình (vị trí, hình thức và sắc thái kiến trúc,...) được Trung tâm Quản Lý Bảo Tồn Di sản Văn hóa tổ chức họp, lấy ý kiến... và có những ứng xử phù hợp.
Với những tính chất và giá trị nêu trên, việc đề xuất quan điểm đầu tư, sửa chữa các lô cốt vừa đảm bảo kiên cố, chắc chắn cho chức năng phòng thủ quân sự, vừa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa của công trình (vị trí, hình thức và sắc thái kiến trúc,...) được Trung tâm Quản Lý Bảo Tồn Di sản Văn hóa tổ chức họp, lấy ý kiến... và có những ứng xử phù hợp.
Thực hiện chỉ đạo của UNBD Thành phố tại Công văn số 1317/UBND ngày 13/5/2020 về việc tham mưu phương án tôn tạo các lô cốt nằm trong công viên Hội An, ngày 29/5/2020, Trung tâm Quản Lý Bảo Tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, Ban Quản lý dự án và Quỹ đất và các ban nghành liên quan... tiến hành khảo sát, họp bàn tham mưu những nội dung nói trên. Để kịp thời đảm bảo môi trường cảnh quan, an toàn trong dịp diễn ra sự kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố, Trung tâm Quản Lý Bảo Tồn Di sản Văn hóa tiến hành các công việc như: rà soát vật liệu nổ, phát quang cỏ, cây bụi, dọn dẹp vệ sinh; gia cố lại các mảng tường, khối xây bị nứt, vỡ; lập hàng rào bao quanh hạn chế tiếp cận để đảm bảo an toàn, lắp đặt điện chiếu sáng, pano thông tin... Ngoài ra còn tiến hành làm tư liệu kiến trúc công trình (vẽ ghi, chụp ảnh, mô tả...) để tạo hồ sơ lưu trữ làm cơ sở cho việc tu bổ, phục dựng sau này. Mặc dầu công trình chưa đưa vào danh mục di tích của Thành phố, tuy nhiên qua nhận diện xét thấy đây là công trình rất giá trị và hết sức ý nghĩa, Trung tâm đã thực hiện khảo sát, nghiên cứu và ứng xử như một di tích hết sức đặc biệt. Công tác khảo sát, nghiên cứu... được thực hiện một cách bài bản và khoa học... Đặc biệt, một trong những nguyên tắc, quan điểm, giải pháp chính được thống nhất để triển khai thực hiện là giải pháp tái định vị (anastilosis), đây là phương pháp trùng tu khảo cổ học thường được áp dụng trùng tù các Tháp Chăm ở Mỹ Sơn, khu vực Tiểu vùng sông MeKong, các công trình kiến trúc gạch đá tại Châu Âu và nhiều nơi trên thế giới.
Vị trí các lô cốt trước đây là trụ sở đóng quân của tiểu đoàn công binh, từ sau 1975 đến khi lấp mặt bằng để làm công viên, 02 lô cốt bị cây bụi, cây cổ thụ xâm thực, bị đất đá vùi lấp... Vì vậy quy trình dự án tu bổ, tôn tạo 02 lô cốt được thực hiện trải qua các bước sau:
1.Thu thập toàn bộ các thông tin, tài liệu liên quan đến 02 lô cốt (từ sách, báo, trang web, mạng xã hội...), tìm hiểu và đi thực địa một số lô cốt tại Hội An.
2. Tiếp cận khảo sát theo phương pháp nghiên cứu di tích, xem xét một số nhu cầu liên quan đến công trình cổ: khảo sát hình học, khảo sát vật liệu và kỹ thuật xây dựng, xác định hư hại và hư hỏng kết cấu.
3. Trong khảo sát hình học, phát hiện các phân rã khác nhau ảnh hưởng đến cấu trúc. Nghiên cứu sự phân rã để lập dự án Bảo tồn sử dụng thuật ngữ ICOMOS để xác định các hiện tượng khác nhau: nứt, vỡ, mất khối xây, số liệu hóa các bản vẽ sang Autocad để xử lý.
4. Một số nguyên tắc, quan điểm, giải pháp thực hiện:
a) Bảo tồn càng nhiều càng tốt cấu trúc hiện có;
b) Sử dụng tương tự các kỹ thuật xây dựng của công trình;
c) Mạch xây mới sẽ được thực hiện với kỹ thuật và vật liệu tương đồng, tận dụng vật liệu hiện có để gia cố, gắn kết cấu kiện;
d) Áp dụng phương pháp tái định vị (anastilosis) nhưng phải đảm bảo tối đa tính toàn vẹn hiện trạng di tích;
e) Chỉ sử dụng vật liệu mới cho các lớp bên ngoài khi thực sự cần thiết và khi nguyên liệu ban đầu không có sẵn.
5. Dọn dẹp khảo cổ học, tháo dỡ cây bụi và các thành phần gây xâm hại: công tác này được thực hiện cẩn thận như cách tu bổ, phục hồi các tháp Chăm ở Mỹ Sơn, thực hiện đến đâu dọn dẹp đến đó, đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường, cảnh quan xung quanh công trình.
a) Bảo tồn càng nhiều càng tốt cấu trúc hiện có;
b) Sử dụng tương tự các kỹ thuật xây dựng của công trình;
c) Mạch xây mới sẽ được thực hiện với kỹ thuật và vật liệu tương đồng, tận dụng vật liệu hiện có để gia cố, gắn kết cấu kiện;
d) Áp dụng phương pháp tái định vị (anastilosis) nhưng phải đảm bảo tối đa tính toàn vẹn hiện trạng di tích;
e) Chỉ sử dụng vật liệu mới cho các lớp bên ngoài khi thực sự cần thiết và khi nguyên liệu ban đầu không có sẵn.
5. Dọn dẹp khảo cổ học, tháo dỡ cây bụi và các thành phần gây xâm hại: công tác này được thực hiện cẩn thận như cách tu bổ, phục hồi các tháp Chăm ở Mỹ Sơn, thực hiện đến đâu dọn dẹp đến đó, đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường, cảnh quan xung quanh công trình.
6. Mô tả phương pháp tái định vị cấu trúc: sau khi đã thực hiện xong công tác khảo sát sơ bộ, tiến hành dọn dẹp vệ sinh, làm sạch bề mặt công trình. Tiếp tục đo vẽ, chụp ảnh, mô tả... Đặc biệt, cán bộ Trung tâm đã thực hiện nhiều cuộc trao đổi với đơn vị thực hiện mà cụ thể là các cô chú trực tiếp tham gia, giúp họ có những nhận thức cơ bản về giá trị công trình, ý nghĩa, phương pháp thực hiện, điều này rất quan trọng vì khi nhận thức rõ thì cách ứng xử và hành động sẽ tự nhiên phù hợp (nhìn chung thợ địa phương kinh nghiệm về lĩnh vực này chưa nhiều, tại khu đền tháp Mỹ Sơn và nhiều nơi, công nhân khi tham gia các dự án trùng có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo và trao tín chỉ, là bộ phận quan trọng làm nên sự thành công của dự án trùng tu). Phương pháp tái định vị được thực hiện cụ thể như sau:
- Thứ nhất là làm sạch bề mặt cần thực hiện, loại bỏ các thành phần kiến trúc vỡ, bể không còn khả năng sử dụng (thường vỡ hơn một nửa, mất hình dáng ban đầu...).
- Đánh số thứ tự bằng phấn theo nguyên tắc: hướng (bên ngoài hoặc bên trong), số lớp, số thứ tự viên, chụp hình để ghi lại vị trí ban đầu của viên.
- Cẩn thận tháo dỡ các viên đá, đặt chúng vị trí thuận lợi để tái sử dụng, loại bỏ lớp đất, bụi phần lõi bên trong.
- Khi các viên được tháo ra, cấu trúc còn tốt tiến hành làm sạch.
- Đánh giá mức độ hư hỏng của từng viên, dùng vật liệu xi măng tái định vị lại cấu trúc và trả lại hình dáng cơ bản cho công trình.
Sau hơn một tháng thực hiện, các lô cốt đã duy trì được sự ổn định, cơ bản tránh được nguy cơ sụp đổ và trở lại hình dáng ban đầu. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho du khách và người dân, công tác lắp đặt hàng rào bảo vệ, hệ thống điện chiếu sáng tạo hiệu ứng ban đêm và bảng thông tin giới thiệu về di tích cũng được thực hiện kịp thời.
Công tác quản lý, giám sát thi công tu bổ di tích trong những năm qua luôn được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chú trọng quan tâm và đạt được nhiều kết quả. Các lô cốt trong công viên Hội An là một công trình đặc thù, được các kiến trúc sư trẻ của Trung tâm thực hiện bài bản, khoa học, áp dụng nhiều kinh nghiệm được học và thực hành tại hiện trường di tích từ các khóa nâng cao nghiệp vụ trong nước và quốc tế... Công trình hoàn thành không chỉ tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan trục đường thuộc trung tâm thành phố Hội An, điểm nhấn cảnh quan Công viên, đồng thời các lô cốt còn góp phần làm phong phú, đa dạng thêm về loại hình kiến trúc ở Hội An.
- Đánh số thứ tự bằng phấn theo nguyên tắc: hướng (bên ngoài hoặc bên trong), số lớp, số thứ tự viên, chụp hình để ghi lại vị trí ban đầu của viên.
- Cẩn thận tháo dỡ các viên đá, đặt chúng vị trí thuận lợi để tái sử dụng, loại bỏ lớp đất, bụi phần lõi bên trong.
- Khi các viên được tháo ra, cấu trúc còn tốt tiến hành làm sạch.
- Đánh giá mức độ hư hỏng của từng viên, dùng vật liệu xi măng tái định vị lại cấu trúc và trả lại hình dáng cơ bản cho công trình.
Sau hơn một tháng thực hiện, các lô cốt đã duy trì được sự ổn định, cơ bản tránh được nguy cơ sụp đổ và trở lại hình dáng ban đầu. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho du khách và người dân, công tác lắp đặt hàng rào bảo vệ, hệ thống điện chiếu sáng tạo hiệu ứng ban đêm và bảng thông tin giới thiệu về di tích cũng được thực hiện kịp thời.
Công tác quản lý, giám sát thi công tu bổ di tích trong những năm qua luôn được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chú trọng quan tâm và đạt được nhiều kết quả. Các lô cốt trong công viên Hội An là một công trình đặc thù, được các kiến trúc sư trẻ của Trung tâm thực hiện bài bản, khoa học, áp dụng nhiều kinh nghiệm được học và thực hành tại hiện trường di tích từ các khóa nâng cao nghiệp vụ trong nước và quốc tế... Công trình hoàn thành không chỉ tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan trục đường thuộc trung tâm thành phố Hội An, điểm nhấn cảnh quan Công viên, đồng thời các lô cốt còn góp phần làm phong phú, đa dạng thêm về loại hình kiến trúc ở Hội An.
* Phụ lục ảnh:
Hiện trạng lô cốt số 01 trước khi tu bổ - Ảnh: Văn Sang
Hiện trạng lô cốt số 02 trước khi tu bổ - Ảnh: Văn Sang
Trung tâm QLBT DSVH Hội An phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự Thành phố và các ban nghành liên quan khảo sát các lô cốt - Ảnh: Văn Sang
Tháo dỡ cây bụi và các thành phần xâm hại - Ảnh: Văn Sang
Dọn dẹp vệ sinh lô cốt - Ảnh: Văn Sang
Bản vẽ Cad một mặt điển hình - Nguồn: Văn Sang
Trường hợp áp dụng phương pháp tái định vị (Anastilosis) tại tháp G4 (Nhóm G) Khu Di sản Văn hoá thế giới Mỹ Sơn - Ảnh: Văn Sang
Áp dụng phương pháp tái định vị (Anastilosis) trong việc tu bổ, tôn tạo các lô cốt - Ảnh: Văn Sang
Lô cốt số 01 sau khi tu bổ - Ảnh: Văn Sang
Lô cốt số 02 sau khi tu bổ - Ảnh: Văn Sang
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền