Phố người Đường và sự biến thiên mậu dịch của Hội An
- Chủ nhật - 24/04/2016 22:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khác với suy nghĩ của nhiều người, Hội An được hình thành không ngoài mục đích chính trị. Một quốc gia độc lập về mọi mặt không thể không giàu có. Thương mại giữ vai trò chủ yếu làm nên sự giàu có ấy. Hội An lúc bấy giờ đắc thế như một viên nam châm thu hút thương khách, thương thuyền ngoại quốc đến mậu dịch, vì địa thế và các tài nguyên phong phú xứ Đàng Trong. Nhiều đời chúa Nguyễn đã tận khai địa thế ấy, mở rộng địa hình, chiêu đãi thương khách… tái tạo nên một Hội An hưng thịnh.
Khái huống về phố người Đường
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm xứ Thuận Hóa đã nghĩ - và làm - ngay đến việc phát triển đất Quảng Nam. Năm 1571, trước sự kiện Tây Ban Nha chiếm Malaysia để kinh doanh thủ phủ Philippines, hai nước Hoa - Việt thấy ngay rằng cần phải xúc tiến nền thương mại. Chúa Nguyễn rất khôn khéo, bên trong thì thuế má được thu liễm nhẹ, hình phạt ít, bên ngoài thì khoan dung thương khách, giúp đỡ khi tàu thuyền gặp nạn, dung nạp ngoại kiều không quá khắt khe… Riêng ở Trung Quốc, triều Mãn Thanh thời gian đã vào thay thế nhà Minh. Các di thần Minh triều chạy qua tị nạn ở cả hai miền Nam, Bắc. Song, đất Bắc liên địa với Trung Hoa, do thế mà chúa Trịnh còn lắm e dè, buộc họ phải tập trung vào một khu vực, thay đổi phong tục hoặc cải tịch. Ở Quảng Nam họ được đối xử phóng khoáng hơn… Trước đó còn có một yếu tố nữa giúp cho Hội An được thịnh phát. Đó là vào năm 1567, dù vua Mục Tôn nhà Minh đã bãi bỏ lệnh cấm thuyền buôn Trung Quốc ra biển, nhưng chỉ cho tàu thuyền đi về phía nam buôn bán mà thôi (phía bắc lệnh cấm vẫn giữ nguyên hiệu lực). Do thế, người Hoa đổ về Hội An càng nhiều. Sau đó, ở Nhật, năm 1593, Đức Xuyên Gia Khương ban hành lệnh “Ngự chân ấn trạng” cho thuyền tàu Nhật được đi về phía tây nam, lại riêng khuyến khích đến Quảng Nam. Gần như cùng lúc người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Malaysia cũng đặt chân đến, hoặc để truyền giáo, để thăm dò thương trường, hoặc thương lượng đặt cơ sở mậu dịch… Song thương khách Hoa và Nhật vẫn chiếm phần lớn nhất, vì thế chúa Nguyễn ưu đãi họ hơn. Linh mục Ba Vũ Nhĩ có ghi lại: Vua Giao Chỉ ra lệnh cho lập hội chợ lớn có đủ phương tiện và lại cho người Hoa và Nhật lựa đất thích hợp để kiến thiết thành thị trấn, gọi là Hội Phố (Faifo). Nhờ đất rộng họ mới làm hai con đường có phố: đường người Hoa và đường người Nhật. Các nơi này đều có đặt người cầm đầu và tự sinh hoạt theo phong tục của nước mình. Ngày nay chưa ai xác định được vị trí của đường phố này (có nhiều dữ liệu về những khu phố này, nhưng chỉ là dự đoán mà thôi).
Từ năm 1639, chính phủ Nhật giữ chặt chính sách tỏa quốc. Số Nhật kiều ở Hội An ít dần đi. Cùng lúc, người Đường thêm đông và người Nhật bị lấn át mất.
Giáo sư Trần Kinh Hòa cho rằng, khi chưa có Hội An thì người Hoa đã đến Quảng Nam rồi, họ làm nghề buôn thuốc bắc, thầy thuốc hoặc nghề phong thủy. Họ ở nhiều tại đất Thăng Bình, rồi vì lý do gì đó mà tập trung về Trà Nhiêu. Khi Trà Nhiêu bị bồi lấp họ lại đến Thanh Hà, rồi dần đến Hội An. Hội An ngày nay là đất thuộc các xã: Minh Hương, Cẩm Phô, Hội An, Cổ Trai cũ. Tương truyền thì có 10 vị trong 6 họ: Ngụy, Ngô, Hứa, Thiệu, Trang đã đến và ở tại nơi đây. Người Minh Hương tôn xưng là tiền hiền thập lão. Sau đó có ba vị trưởng lão Trung Quốc họ Tống, Ngô, Trung đến ở, bồi bổ thêm, được xưng là Tam gia…
Sự biến thiên của Mậu dịch Hội An và việc kiểm soát tàu vụ của chúa Nguyễn
Phía nam Hội An còn có thêm hai cửa biển là Délgi và Thị Nại. Hai nơi này xa chốn đế khuyết nên việc buôn bán có nhiều thua sút. Trừ Trung Hoa và Nhật Bản, thuyền Bồ Đào Nha từ Áo Môn cũng thường đến Quảng Nam. Theo Phật Đức Ngũ Đức (Bridanood) thì từ 1540, người Bồ đã đặt cơ sở ỏ Quảng Nam, sau đó thuyền Bồ vẫn lui tới hàng năm. Theo Ch. B. Anaybon thì đầu thế kỷ XVII, Hội An đã có nhiều sản vật: hồ tiêu, quế, tơ sống, kỳ nam, hàng dệt, xạ hương… Năm 1637 có 4 chiếc thuyền người Hoa chở hàng từ Hội An đi Trường Kỳ. Trong thời gian này, người Minh đến giao thiệp ở Hội An rất đông, song có hai vị rất tương quan đến việc thương mại và bang giao là Chấu Thuấn Thủy và Ngụy Cửu Sử, đến mức chúa Nguyễn mời Châu ra làm quan nhưng Châu từ chối. Riêng Ngụy Cửa Sử năm 1653 qua Trường Kỳ, sau vì lý do gia đình, qua Hội An, lấy vợ Việt là Võ Thị, kinh doanh từ Nhật đến Quảng Nam, mấy năm sau thì rất giàu. Cửu Sử ở Hội An 12 năm và cùng chúa Nguyễn giao du rất mật thiết cả về thông tin, liên lạc lẫn tài chính.
Trong thời gian này, hàng năm có từ 10 đến 12 thuyền (không kể Quảng Đông) Xiêm La, Giản Phố Trại (Campuchia), Mã Nê Liệp (Malaysia), Ba Thành đến Hội An giao dịch với thuyền người Hoa và mua thổ hóa. Năm 1696 có 5 thuyền từ Phúc Kiến, Triết Giang đến năm 1697 có 8 thuyền (4 chiếc đi Chiêm Thành); năm 1699 có 3 thuyền từ Ninh Ba đến.
Đầu thế kỷ XVII, thương mại ở Hội An càng phát đạt và tàu thuyền lui tới cũng đông hơn do hai sự kiện quan trọng:
1/ Từ 1673 đến 1674 hai miền Nam - Bắc Việt Nam hưu chiến. Hai vị Chúa không còn nghi kỵ người nước ngoài xen vào nội tình nên tàu thuyền được tới lui tự do để mua bán.
2/ Năm 1715, Đức Xuyên Mạc Phủ (Nhật) tuyên bố “Lệnh mới Chính Đức” hạn chế mỗi năm tàu Trung Quốc chỉ đến Nhật là 30 chiếc, dịch vụ mua bán chỉ 6000 lượng mà thôi (trước đó có năm đến 131 chiếc và dịch vụ tính đến 18.994 lượng 240 hốt). Từ đó, những tàu này phải qua Hội An.
Riêng về việc tổ chức và kiểm soát thương thuyền của chúa Nguyễn ở Hội An thì khá có quy củ, dẫu khá cồng kềnh. Việc xuất nhập có chế độ rõ ràng. Tổ chức quản trị thương cảng rất đông quan chức, phần hành công việc rất cụ thể. Giáo sư Trần Kinh Hòa ghi rất rõ các vật biếu xén quan chức, dâng lên Chúa mỗi khi tàu đến cũng như lúc đi. Các thủ tục phải làm cũng được chép kỹ. Thuế các thuyền đến, đi đều phải chịu nặng hơn các thuyền Trung Quốc. Giá cả hàng hóa cũng được ghi rõ. Có loại hàng đến do Chúa mua rồi mới được bán cho dân chúng. Việc trả tiền cũng có lệ riêng, cũng có thứ hàng phải mua lại của Chúa, vì Chúa đã mua gần như độc quyền.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm xứ Thuận Hóa đã nghĩ - và làm - ngay đến việc phát triển đất Quảng Nam. Năm 1571, trước sự kiện Tây Ban Nha chiếm Malaysia để kinh doanh thủ phủ Philippines, hai nước Hoa - Việt thấy ngay rằng cần phải xúc tiến nền thương mại. Chúa Nguyễn rất khôn khéo, bên trong thì thuế má được thu liễm nhẹ, hình phạt ít, bên ngoài thì khoan dung thương khách, giúp đỡ khi tàu thuyền gặp nạn, dung nạp ngoại kiều không quá khắt khe… Riêng ở Trung Quốc, triều Mãn Thanh thời gian đã vào thay thế nhà Minh. Các di thần Minh triều chạy qua tị nạn ở cả hai miền Nam, Bắc. Song, đất Bắc liên địa với Trung Hoa, do thế mà chúa Trịnh còn lắm e dè, buộc họ phải tập trung vào một khu vực, thay đổi phong tục hoặc cải tịch. Ở Quảng Nam họ được đối xử phóng khoáng hơn… Trước đó còn có một yếu tố nữa giúp cho Hội An được thịnh phát. Đó là vào năm 1567, dù vua Mục Tôn nhà Minh đã bãi bỏ lệnh cấm thuyền buôn Trung Quốc ra biển, nhưng chỉ cho tàu thuyền đi về phía nam buôn bán mà thôi (phía bắc lệnh cấm vẫn giữ nguyên hiệu lực). Do thế, người Hoa đổ về Hội An càng nhiều. Sau đó, ở Nhật, năm 1593, Đức Xuyên Gia Khương ban hành lệnh “Ngự chân ấn trạng” cho thuyền tàu Nhật được đi về phía tây nam, lại riêng khuyến khích đến Quảng Nam. Gần như cùng lúc người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Malaysia cũng đặt chân đến, hoặc để truyền giáo, để thăm dò thương trường, hoặc thương lượng đặt cơ sở mậu dịch… Song thương khách Hoa và Nhật vẫn chiếm phần lớn nhất, vì thế chúa Nguyễn ưu đãi họ hơn. Linh mục Ba Vũ Nhĩ có ghi lại: Vua Giao Chỉ ra lệnh cho lập hội chợ lớn có đủ phương tiện và lại cho người Hoa và Nhật lựa đất thích hợp để kiến thiết thành thị trấn, gọi là Hội Phố (Faifo). Nhờ đất rộng họ mới làm hai con đường có phố: đường người Hoa và đường người Nhật. Các nơi này đều có đặt người cầm đầu và tự sinh hoạt theo phong tục của nước mình. Ngày nay chưa ai xác định được vị trí của đường phố này (có nhiều dữ liệu về những khu phố này, nhưng chỉ là dự đoán mà thôi).
Từ năm 1639, chính phủ Nhật giữ chặt chính sách tỏa quốc. Số Nhật kiều ở Hội An ít dần đi. Cùng lúc, người Đường thêm đông và người Nhật bị lấn át mất.
Giáo sư Trần Kinh Hòa cho rằng, khi chưa có Hội An thì người Hoa đã đến Quảng Nam rồi, họ làm nghề buôn thuốc bắc, thầy thuốc hoặc nghề phong thủy. Họ ở nhiều tại đất Thăng Bình, rồi vì lý do gì đó mà tập trung về Trà Nhiêu. Khi Trà Nhiêu bị bồi lấp họ lại đến Thanh Hà, rồi dần đến Hội An. Hội An ngày nay là đất thuộc các xã: Minh Hương, Cẩm Phô, Hội An, Cổ Trai cũ. Tương truyền thì có 10 vị trong 6 họ: Ngụy, Ngô, Hứa, Thiệu, Trang đã đến và ở tại nơi đây. Người Minh Hương tôn xưng là tiền hiền thập lão. Sau đó có ba vị trưởng lão Trung Quốc họ Tống, Ngô, Trung đến ở, bồi bổ thêm, được xưng là Tam gia…
Sự biến thiên của Mậu dịch Hội An và việc kiểm soát tàu vụ của chúa Nguyễn
Phía nam Hội An còn có thêm hai cửa biển là Délgi và Thị Nại. Hai nơi này xa chốn đế khuyết nên việc buôn bán có nhiều thua sút. Trừ Trung Hoa và Nhật Bản, thuyền Bồ Đào Nha từ Áo Môn cũng thường đến Quảng Nam. Theo Phật Đức Ngũ Đức (Bridanood) thì từ 1540, người Bồ đã đặt cơ sở ỏ Quảng Nam, sau đó thuyền Bồ vẫn lui tới hàng năm. Theo Ch. B. Anaybon thì đầu thế kỷ XVII, Hội An đã có nhiều sản vật: hồ tiêu, quế, tơ sống, kỳ nam, hàng dệt, xạ hương… Năm 1637 có 4 chiếc thuyền người Hoa chở hàng từ Hội An đi Trường Kỳ. Trong thời gian này, người Minh đến giao thiệp ở Hội An rất đông, song có hai vị rất tương quan đến việc thương mại và bang giao là Chấu Thuấn Thủy và Ngụy Cửu Sử, đến mức chúa Nguyễn mời Châu ra làm quan nhưng Châu từ chối. Riêng Ngụy Cửa Sử năm 1653 qua Trường Kỳ, sau vì lý do gia đình, qua Hội An, lấy vợ Việt là Võ Thị, kinh doanh từ Nhật đến Quảng Nam, mấy năm sau thì rất giàu. Cửu Sử ở Hội An 12 năm và cùng chúa Nguyễn giao du rất mật thiết cả về thông tin, liên lạc lẫn tài chính.
Trong thời gian này, hàng năm có từ 10 đến 12 thuyền (không kể Quảng Đông) Xiêm La, Giản Phố Trại (Campuchia), Mã Nê Liệp (Malaysia), Ba Thành đến Hội An giao dịch với thuyền người Hoa và mua thổ hóa. Năm 1696 có 5 thuyền từ Phúc Kiến, Triết Giang đến năm 1697 có 8 thuyền (4 chiếc đi Chiêm Thành); năm 1699 có 3 thuyền từ Ninh Ba đến.
Đầu thế kỷ XVII, thương mại ở Hội An càng phát đạt và tàu thuyền lui tới cũng đông hơn do hai sự kiện quan trọng:
1/ Từ 1673 đến 1674 hai miền Nam - Bắc Việt Nam hưu chiến. Hai vị Chúa không còn nghi kỵ người nước ngoài xen vào nội tình nên tàu thuyền được tới lui tự do để mua bán.
2/ Năm 1715, Đức Xuyên Mạc Phủ (Nhật) tuyên bố “Lệnh mới Chính Đức” hạn chế mỗi năm tàu Trung Quốc chỉ đến Nhật là 30 chiếc, dịch vụ mua bán chỉ 6000 lượng mà thôi (trước đó có năm đến 131 chiếc và dịch vụ tính đến 18.994 lượng 240 hốt). Từ đó, những tàu này phải qua Hội An.
Riêng về việc tổ chức và kiểm soát thương thuyền của chúa Nguyễn ở Hội An thì khá có quy củ, dẫu khá cồng kềnh. Việc xuất nhập có chế độ rõ ràng. Tổ chức quản trị thương cảng rất đông quan chức, phần hành công việc rất cụ thể. Giáo sư Trần Kinh Hòa ghi rất rõ các vật biếu xén quan chức, dâng lên Chúa mỗi khi tàu đến cũng như lúc đi. Các thủ tục phải làm cũng được chép kỹ. Thuế các thuyền đến, đi đều phải chịu nặng hơn các thuyền Trung Quốc. Giá cả hàng hóa cũng được ghi rõ. Có loại hàng đến do Chúa mua rồi mới được bán cho dân chúng. Việc trả tiền cũng có lệ riêng, cũng có thứ hàng phải mua lại của Chúa, vì Chúa đã mua gần như độc quyền.
(KH&PT số 4, 1992)
(Trích sách Chào năm 2000, năm 2000, Nxb Đà Nẵng, tr 333 - 335)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền