Ngô Gọ - Chiến sĩ đặc công nước đầu tiên ở Hội An
- Thứ hai - 23/05/2016 22:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xuất thân từ một người làm thuê trên ghe bầu chở hàng từ Phan Thiết ra Hội An, anh đã quen với cuộc sống trên sông nước và biển cả.
Năm 1947, thực dân Pháp đánh chiếm Hội An, anh bỏ nghề đi ghe bầu, tình nguyện gia nhập Biệt động đội Hội An và chiến đấu rất dũng cảm trong đó có lần tiêu diệt 2 chiếc ca nô của Pháp tại bến chợ Hội An.
Thị xã Hội An trước đây là tỉnh lỵ Quảng Nam. Sau khi chiếm Đà Nẵng, Pháp đánh chiếm Hội An vừa làm nơi xây dựng chính quyền bù nhìn cấp Tỉnh, vừa làm hành lang bảo vệ căn cứ chiến lược Đà Nẵng. Địa thế Hội An có lợi cho địch, bất lợi cho ta. Chỉ có phía Bắc Hội An là đất liền đất với Đà Nẵng, còn xung quanh là sông và biển cả nên rất trở ngại cho hoạt động của ta trong nội thị. Biết được địa thế lợi hại này, địch muốn làm chủ trên sông Hội An ra cửa Đại và vào đến chợ Bà (Thăng Bình) đã dùng hai chiếc ca nô hoạt động ngày đêm trên sông hòng ngăn chặn mọi hoạt động của ta vào vùng sau lưng địch. Lực lượng vũ trang và các đoàn thể của ta hầu hết ở vùng tự do thuộc huyện Duy Xuyên và Thăng Bình. Muốn qua vùng ngoại ô hoặc nội ô đều phải qua sông bằng thuyền hoặc bơi lội. Khi qua sông, gặp ca nô trên phố rồ máy chạy xuống thì không có cách nào thoát được. Anh em chúng tôi thường gọi khúc sông từ Kiến Tân (Duy Xuyên) qua Khu Đông (Cẩm Thanh ngày nay) là khúc sông “giảm thọ”.
Nhiều ghe buôn và chở dân qua lại đều bị cướp bóc và bắt bớ hằng ngày. Nhân dân rất căm thù với 2 chiếc ca nô của địch.
Để phá tan âm mưu và tính ngông nghênh của địch với hai chiếc ca nô của chúng, thường vụ Thị ủy Hội An có nghị quyết diệt 2 chiếc ca nô của địch và giao cho Ban chỉ huy Quân sự Thị đội Hội An thực hiện. Đồng chí Trần Kỳ Nhẫn, ủy viên thường vụ, Chính trị viên Thị đội làm chỉ huy trưởng, đồng chí Hà Vi Bông làm đội phó và các đồng chí Ngô Gọ, Châu Mè, Bùi Chát và Huỳnh Bảo. Hai đồng chí Bảo và Chát lên Quế Sơn nhận đầu đạn đại bác và chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật gây nổ; Đồng chí Châu Mè theo dõi tình hình địch trên bờ và hoạt động trên sông; Đồng chí Ngô Gọ nghiên cứu đưa mìn qua sông và tiếp cận ca nô địch với hệ thống bảo vệ bằng hàng rào dây thép và 2 đèn pha cực mạnh đêm đêm quét ánh sáng thường xuyên trên sông. Làm thế nào vượt qua đoạn sông rộng trên 100m, mà địch không phát hiện được, lại đảm bảo an toàn cho cuộc chiến đấu đã làm cho toàn đội suy nghĩ hàng tháng trời mà chưa tìm ra phương án tác chiến tối ưu trên sông.
Với kinh nghiệm làm ăn trên sông nước có lúc ngâm mình hàng giờ dưới nước biển để chữa ghe bầu, anh biết lợi dụng mùa mưa lụt ở Hội An. Ngô Gọ đã trình bày phương án tác chiến vượt sông để tiếp cận 2 chiếc ca nô.
Với kế hoạch tác chiến táo bạo, bất ngờ và lợi dụng tính chủ quan của địch, Ban Chỉ huy thống nhất thông qua kế hoạch đó và giao cho đồng chí Ngô Gọ thực hiện.
Vào một đêm cuối tháng 10 âm lịch năm 1948, trăng sáng về khuya do ảnh hưởng mùa đông nhiều đám mây che ánh trăng lúc tối, lúc sáng, mắt thường có thể nhìn thấy trên mặt nước lợi dụng nước lụt đang xuống gần bình thường, nước trên nguồn vẫn tiếp tục chảy đưa theo đống bọt nước, những đám bèo Tây (còn gọi là bèo Nhật Bản) và những khúc củi mục chảy xuống Hội An, ra Cửa Đại anh Ngô Gọ biết sử dụng những chướng ngại vật này làm mô hình che khuất bè mìn và người anh để tiếp cận hàng rào dây thép gai mà đèn pha của địch không phát hiện được. Mặt nước sông vẫn phẳng lặng không một gợn sóng địch còn chủ quan cho hệ thống phòng thủ của chúng, được đánh giá là vùng “bất khả xâm phạm” của địch. Rất bình tỉnh vừa quan sát địch trên bờ, vừa dùng kiềm cắt đứt dây thếp gai, đưa bè mìn vào giữa hai chiếc ca nô đang đậu sát bờ sông mà kẻ địch không hay biết gì. Đội chiến đấu đang nằm bên bờ sông.
Phần dây diện cho theo kịp với anh và cố nhìn theo ánh đèn pha của địch để tìm nhận tín hiệu của anh, nhưng vô hiệu quả. Mọi người hồi hộp chờ đợi… Bỗng, một việc bất ngờ là anh xuất hiện ở ngay bờ nước và báo châm điện. Quả mìn nổ rung chuyển cả bến chợ, 2 chiếc ca nô từ từ chìm xuống nước. Địch hốt hoảng bắn vãi đạn trên sông như một trận mưa rào nhưng không một ai thương vong.
Về đến căn cứ, anh vui vẻ kể lại rằng, bơi như thế nào mà không làm sóng nước, may mà không gặp rắn độc bám trong mấy đám bèo. Anh rất mừng và sướng quá, dùng hai tay cột chặt bè mìn vào hai đuôi của chiếc ca nô. Làm xong động tác đó, người anh khỏe hẳn lên như tăng thêm sức mạnh cho anh lặn một mạch từ 2 chiếc ca nô luồn qua hàng rào dây thép gai về đến bờ để báo cho các anh biết.
Với chiến công của anh, Nhà nước tặng thưởng anh Huân Chương Chiến công hạng 3. Đến năm 1951, anh đã hy sinh một cách anh dũng trong một trận chống càn của địch.
Ngày tháng đã đi qua, những chiến công của anh Ngô Gọ vẫn được lưu truyền mãi trong lòng nhân dân Hội An. Ngày kỷ niệm 22/12 hàng năm, hy vọng Anh và động đội đã hy sinh trên chiến trường Hội An cùng hành hương về dự ngày truyền thống của anh em cựu chiến minh Hội An.
Thị xã Hội An trước đây là tỉnh lỵ Quảng Nam. Sau khi chiếm Đà Nẵng, Pháp đánh chiếm Hội An vừa làm nơi xây dựng chính quyền bù nhìn cấp Tỉnh, vừa làm hành lang bảo vệ căn cứ chiến lược Đà Nẵng. Địa thế Hội An có lợi cho địch, bất lợi cho ta. Chỉ có phía Bắc Hội An là đất liền đất với Đà Nẵng, còn xung quanh là sông và biển cả nên rất trở ngại cho hoạt động của ta trong nội thị. Biết được địa thế lợi hại này, địch muốn làm chủ trên sông Hội An ra cửa Đại và vào đến chợ Bà (Thăng Bình) đã dùng hai chiếc ca nô hoạt động ngày đêm trên sông hòng ngăn chặn mọi hoạt động của ta vào vùng sau lưng địch. Lực lượng vũ trang và các đoàn thể của ta hầu hết ở vùng tự do thuộc huyện Duy Xuyên và Thăng Bình. Muốn qua vùng ngoại ô hoặc nội ô đều phải qua sông bằng thuyền hoặc bơi lội. Khi qua sông, gặp ca nô trên phố rồ máy chạy xuống thì không có cách nào thoát được. Anh em chúng tôi thường gọi khúc sông từ Kiến Tân (Duy Xuyên) qua Khu Đông (Cẩm Thanh ngày nay) là khúc sông “giảm thọ”.
Nhiều ghe buôn và chở dân qua lại đều bị cướp bóc và bắt bớ hằng ngày. Nhân dân rất căm thù với 2 chiếc ca nô của địch.
Để phá tan âm mưu và tính ngông nghênh của địch với hai chiếc ca nô của chúng, thường vụ Thị ủy Hội An có nghị quyết diệt 2 chiếc ca nô của địch và giao cho Ban chỉ huy Quân sự Thị đội Hội An thực hiện. Đồng chí Trần Kỳ Nhẫn, ủy viên thường vụ, Chính trị viên Thị đội làm chỉ huy trưởng, đồng chí Hà Vi Bông làm đội phó và các đồng chí Ngô Gọ, Châu Mè, Bùi Chát và Huỳnh Bảo. Hai đồng chí Bảo và Chát lên Quế Sơn nhận đầu đạn đại bác và chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật gây nổ; Đồng chí Châu Mè theo dõi tình hình địch trên bờ và hoạt động trên sông; Đồng chí Ngô Gọ nghiên cứu đưa mìn qua sông và tiếp cận ca nô địch với hệ thống bảo vệ bằng hàng rào dây thép và 2 đèn pha cực mạnh đêm đêm quét ánh sáng thường xuyên trên sông. Làm thế nào vượt qua đoạn sông rộng trên 100m, mà địch không phát hiện được, lại đảm bảo an toàn cho cuộc chiến đấu đã làm cho toàn đội suy nghĩ hàng tháng trời mà chưa tìm ra phương án tác chiến tối ưu trên sông.
Với kinh nghiệm làm ăn trên sông nước có lúc ngâm mình hàng giờ dưới nước biển để chữa ghe bầu, anh biết lợi dụng mùa mưa lụt ở Hội An. Ngô Gọ đã trình bày phương án tác chiến vượt sông để tiếp cận 2 chiếc ca nô.
Với kế hoạch tác chiến táo bạo, bất ngờ và lợi dụng tính chủ quan của địch, Ban Chỉ huy thống nhất thông qua kế hoạch đó và giao cho đồng chí Ngô Gọ thực hiện.
Vào một đêm cuối tháng 10 âm lịch năm 1948, trăng sáng về khuya do ảnh hưởng mùa đông nhiều đám mây che ánh trăng lúc tối, lúc sáng, mắt thường có thể nhìn thấy trên mặt nước lợi dụng nước lụt đang xuống gần bình thường, nước trên nguồn vẫn tiếp tục chảy đưa theo đống bọt nước, những đám bèo Tây (còn gọi là bèo Nhật Bản) và những khúc củi mục chảy xuống Hội An, ra Cửa Đại anh Ngô Gọ biết sử dụng những chướng ngại vật này làm mô hình che khuất bè mìn và người anh để tiếp cận hàng rào dây thép gai mà đèn pha của địch không phát hiện được. Mặt nước sông vẫn phẳng lặng không một gợn sóng địch còn chủ quan cho hệ thống phòng thủ của chúng, được đánh giá là vùng “bất khả xâm phạm” của địch. Rất bình tỉnh vừa quan sát địch trên bờ, vừa dùng kiềm cắt đứt dây thếp gai, đưa bè mìn vào giữa hai chiếc ca nô đang đậu sát bờ sông mà kẻ địch không hay biết gì. Đội chiến đấu đang nằm bên bờ sông.
Phần dây diện cho theo kịp với anh và cố nhìn theo ánh đèn pha của địch để tìm nhận tín hiệu của anh, nhưng vô hiệu quả. Mọi người hồi hộp chờ đợi… Bỗng, một việc bất ngờ là anh xuất hiện ở ngay bờ nước và báo châm điện. Quả mìn nổ rung chuyển cả bến chợ, 2 chiếc ca nô từ từ chìm xuống nước. Địch hốt hoảng bắn vãi đạn trên sông như một trận mưa rào nhưng không một ai thương vong.
Về đến căn cứ, anh vui vẻ kể lại rằng, bơi như thế nào mà không làm sóng nước, may mà không gặp rắn độc bám trong mấy đám bèo. Anh rất mừng và sướng quá, dùng hai tay cột chặt bè mìn vào hai đuôi của chiếc ca nô. Làm xong động tác đó, người anh khỏe hẳn lên như tăng thêm sức mạnh cho anh lặn một mạch từ 2 chiếc ca nô luồn qua hàng rào dây thép gai về đến bờ để báo cho các anh biết.
Với chiến công của anh, Nhà nước tặng thưởng anh Huân Chương Chiến công hạng 3. Đến năm 1951, anh đã hy sinh một cách anh dũng trong một trận chống càn của địch.
Ngày tháng đã đi qua, những chiến công của anh Ngô Gọ vẫn được lưu truyền mãi trong lòng nhân dân Hội An. Ngày kỷ niệm 22/12 hàng năm, hy vọng Anh và động đội đã hy sinh trên chiến trường Hội An cùng hành hương về dự ngày truyền thống của anh em cựu chiến minh Hội An.
(Ghi theo lời của anh Hà Vi Bông)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền