Một số sự kiện liên quan đến Hội An vào năm Dần qua tư liệu lịch sử
- Chủ nhật - 13/02/2022 20:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vào thời kỳ Lâm Ấp - Champa, Hội An đã là một thương cảng có thuyền buôn nước ngoài đến thường xuyên và đã có một số tác phẩm mô tả, giới thiệu nhiều thông tin quý giá về Hội An trong Tấn thư, Đường thư, một số thư tịch cổ Ả Rập. Đặc biệt lúc Hội An là thương cảng quốc tế phát triển cực thịnh vào thời kỳ các chúa Nguyễn, rồi đến thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn đã có nhiều tác phẩm liên quan/đề cập đến Hội An được xuất bản như Ô châu cận lục, Đại Nam thực lục, Phủ biên tạp lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,... Bên cạnh đó, một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến Hội An như Châu bản triều Nguyễn, địa bạ, bản đồ, tư liệu lưu trữ của các dòng họ,… và các tư liệu tiếng Việt, tiếng Pháp lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia đã ghi chép nhiều thông tin quý về Hội An. Tất cả các tư liệu này là nguồn sử liệu quý giá, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung vào thế kỷ 16 cho đến thế kỷ 20. Nội dung dưới đây của bài viết, xin giới thiệu một số thông tin, sự kiện liên quan đến lịch sử - văn hóa Hội An vào năm Dần được ghi chép trong các nguồn sử liệu sưu tầm được.
Năm Bính Dần - 1806, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho biên soạn bộ địa chí của triều đại mình là Hoàng Việt nhất thống dư địa chí[1], do Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định chủ trì biên soạn và hoàn thành vào năm 1806, đây được xem là cuốn địa chí đầu tiên của nhà Nguyễn, trong đó một số thông tin về Hội An được ghi chép trong mục dinh Quảng Nam như sau: “… Từ quán nghỉ Thanh Chiêm thuộc địa phận xã Thanh Chiêm huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn, thời xưa lỵ sở công đường đóng tại đây, đến khi loạn lạc mới dời đi, nay tạm đóng tại phố Hội An.
650 tầm, phía nam chạy dọc theo sông, phía bắc có miếu Hội Đồng và đình xã Cẩm Phô, đến cầu Lai Viễn, cầu dài 8 tầm, rộng 2 tầm, tục gọi là Cầu Ngói. Tương truyền cầu này do thương nhân Nhật Bản dựng lên, dưới cầu dựng trụ đá, phần trên đều bằng gỗ ván, gồm chín gian lợp ngói, có biển đề ba chữ vàng là Lai Viễn Kiều, có bảng vàng khắc bảy chữ Quốc Vương Thiên Túng Đạo Nhân đề (tức chúa Nguyễn Phúc Chu), hai bên cầu đều bày bán đủ các thứ hàng hóa, sát cầu về phía bắc có một gian nhà ngói, bên trong thờ Chân Võ Bắc Đế.
1.600 tầm, phía nam dọc theo sông nhỏ, quán xá rất trù mật, phía bắc có dân cư và ruộng cấy lúa, đến bến đò sông Thanh Châu, tục gọi là bến Làng Câu”.
Năm Mậu Dần - 1818, cùng với việc biên soạn địa chí, vua Gia Long bắt đầu cho lập các địa bạ để thuận tiện trong việc quản lý, sử dụng đất đai trong cả nước. Nằm trong diễn trình lịch sử đó, nhiều làng xã ở Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung được lập địa bạ vào năm Gia Long thứ 13 (1814)[2], trong đó có 3 địa bạ các làng xã Hội An được lập vào năm Gia Long thứ 17 (1818), gồm địa bạ xã Hoà An (Hòa Yên), xã Thanh Hà, xã Phụ luỹ Cẩm Phô.
Cũng trong năm này, vua Gia Long đã ban lệnh đặc chuẩn cho Hồ Văn Hòa là người giáp Đông, xã Thanh Châu, tổng Thanh Châu, thuộc Võng Nhi, phủ Điện Bàn làm đội trưởng hai đội yến sào Quảng Nam, tước Hòa Đức Bá mọi việc theo sự sai phái của Lộc Tiến hầu ở Trà đội…[3].
Năm Giáp Dần - 1914, vào ngày 25/8/1914, Khâm sứ Trung Kỳ là J.E Charles đã ký Quyết định ban hành Quy định về an ninh của Trung tâm đô thị Faifo (Hội An). Quyết định được viết bằng tiếng Pháp, gồm 107 điều[4]. Một số nội dung chủ yếu trong quyết định gồm: giữ gìn vệ sinh đường công cộng; nơi tập kết vật liệu; tắc nghẽn đường phố; động vật; xe ngựa và các phương tiện giao thông; nơi tạm giữ; xây dựng; vệ sinh đô thị; các cơ sở sản xuất độc hại; chợ; cửa hàng cà phê, quán rượu; các chủ khách sạn - chủ quán người Âu; người cho thuê phòng là người Việt,….
Cũng trong năm này, vua Duy Tân đã chuẩn y lời hội thương về việc thu thuế ở thị xã Hội An (thuộc tỉnh Quảng Nam), gồm 3 khoản: Khoản 1: quyết định các hạng thuế trong ngạch thuế Hội An do ngân sách Trung Kỳ kê (gồm 10 điều), Khoản 2: trong châu thành có một phần phố xá cấm không được xây dựng nhà lá nhà tranh, do Trú sứ chuẩn định; Khoản 3: những lệ nào không phù hợp với dụ này đều bãi bỏ[5].
Năm Nhâm Dần - 1962, vào tháng 12, hội nghị Tỉnh ủy tại Tiên Phước, Thường vụ Khu ủy khu V quyết định chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 tỉnh mới: tỉnh Quảng Nam (từ huyện Quế Sơn đến Dốc Sỏi thuộc Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Đà (từ huyện Duy Xuyên ra đến đỉnh đèo Hải Vân), bao gồm cả thành phố Đà Nẵng. Theo đó, thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Đà[6].
Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (Nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm cộng hòa Pháp)
Năm Bính Dần - 1686, trong tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá vẽ, tác giả đã chú thích một số địa danh ở Hội An như Hội An kiều (cầu Hội An), Hội An phố (phố Hội An), Hội An đàm (đầm Hội An), Đại Chiêm hải môn (cửa biển Đại Chiêm).Năm Bính Dần - 1806, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho biên soạn bộ địa chí của triều đại mình là Hoàng Việt nhất thống dư địa chí[1], do Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định chủ trì biên soạn và hoàn thành vào năm 1806, đây được xem là cuốn địa chí đầu tiên của nhà Nguyễn, trong đó một số thông tin về Hội An được ghi chép trong mục dinh Quảng Nam như sau: “… Từ quán nghỉ Thanh Chiêm thuộc địa phận xã Thanh Chiêm huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn, thời xưa lỵ sở công đường đóng tại đây, đến khi loạn lạc mới dời đi, nay tạm đóng tại phố Hội An.
650 tầm, phía nam chạy dọc theo sông, phía bắc có miếu Hội Đồng và đình xã Cẩm Phô, đến cầu Lai Viễn, cầu dài 8 tầm, rộng 2 tầm, tục gọi là Cầu Ngói. Tương truyền cầu này do thương nhân Nhật Bản dựng lên, dưới cầu dựng trụ đá, phần trên đều bằng gỗ ván, gồm chín gian lợp ngói, có biển đề ba chữ vàng là Lai Viễn Kiều, có bảng vàng khắc bảy chữ Quốc Vương Thiên Túng Đạo Nhân đề (tức chúa Nguyễn Phúc Chu), hai bên cầu đều bày bán đủ các thứ hàng hóa, sát cầu về phía bắc có một gian nhà ngói, bên trong thờ Chân Võ Bắc Đế.
1.600 tầm, phía nam dọc theo sông nhỏ, quán xá rất trù mật, phía bắc có dân cư và ruộng cấy lúa, đến bến đò sông Thanh Châu, tục gọi là bến Làng Câu”.
Năm Mậu Dần - 1818, cùng với việc biên soạn địa chí, vua Gia Long bắt đầu cho lập các địa bạ để thuận tiện trong việc quản lý, sử dụng đất đai trong cả nước. Nằm trong diễn trình lịch sử đó, nhiều làng xã ở Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung được lập địa bạ vào năm Gia Long thứ 13 (1814)[2], trong đó có 3 địa bạ các làng xã Hội An được lập vào năm Gia Long thứ 17 (1818), gồm địa bạ xã Hoà An (Hòa Yên), xã Thanh Hà, xã Phụ luỹ Cẩm Phô.
Một trang địa bạ làng Thanh Hà (Nguồn: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An)
Cũng trong năm này, vua Gia Long đã ban lệnh đặc chuẩn cho Hồ Văn Hòa là người giáp Đông, xã Thanh Châu, tổng Thanh Châu, thuộc Võng Nhi, phủ Điện Bàn làm đội trưởng hai đội yến sào Quảng Nam, tước Hòa Đức Bá mọi việc theo sự sai phái của Lộc Tiến hầu ở Trà đội…[3].
Năm Giáp Dần - 1914, vào ngày 25/8/1914, Khâm sứ Trung Kỳ là J.E Charles đã ký Quyết định ban hành Quy định về an ninh của Trung tâm đô thị Faifo (Hội An). Quyết định được viết bằng tiếng Pháp, gồm 107 điều[4]. Một số nội dung chủ yếu trong quyết định gồm: giữ gìn vệ sinh đường công cộng; nơi tập kết vật liệu; tắc nghẽn đường phố; động vật; xe ngựa và các phương tiện giao thông; nơi tạm giữ; xây dựng; vệ sinh đô thị; các cơ sở sản xuất độc hại; chợ; cửa hàng cà phê, quán rượu; các chủ khách sạn - chủ quán người Âu; người cho thuê phòng là người Việt,….
Cũng trong năm này, vua Duy Tân đã chuẩn y lời hội thương về việc thu thuế ở thị xã Hội An (thuộc tỉnh Quảng Nam), gồm 3 khoản: Khoản 1: quyết định các hạng thuế trong ngạch thuế Hội An do ngân sách Trung Kỳ kê (gồm 10 điều), Khoản 2: trong châu thành có một phần phố xá cấm không được xây dựng nhà lá nhà tranh, do Trú sứ chuẩn định; Khoản 3: những lệ nào không phù hợp với dụ này đều bãi bỏ[5].
Năm Nhâm Dần - 1962, vào tháng 12, hội nghị Tỉnh ủy tại Tiên Phước, Thường vụ Khu ủy khu V quyết định chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 tỉnh mới: tỉnh Quảng Nam (từ huyện Quế Sơn đến Dốc Sỏi thuộc Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Đà (từ huyện Duy Xuyên ra đến đỉnh đèo Hải Vân), bao gồm cả thành phố Đà Nẵng. Theo đó, thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Đà[6].
[1] Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch, chú giải và giới thiệu, Nxb Thuận Hóa, Huế, phần dinh Quảng Nam.
[2] Các làng xã ở Hội An được lập địa bạ vào năm Gia Long thứ 13 (1814) gồm: Đại An, Đông An, Hội An, Tân An, Kim Bồng, Phong Hộ, Minh Hương, An Mỹ, Hoa Phô, Để Võng.
[3] Tư liệu nghề yến Thanh Châu, Bản sao lưu tại Trung tâm QLBT Di sản Văn hóa Hội An, Trần Văn An tạm dịch.
[4] Bản gốc hiện lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I – Hà Nội, bản sao và bản dịch hiện lưu tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục Đệ lục kỷ phụ biên, Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, tr.662-664.
[6] Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hội An (1996), Lịch sử Đảng bộ thị xã Hội An (1930-1975), tr.233. Cũng theo tài liệu cho biết: Tháng 7/1962, Chính quyền Sài Gòn chia Quảng Nam thành 2 tỉnh: Quảng Nam và Quảng Tín, đó tỉnh Quảng Nam từ Quế Sơn ra đến đèo Hải Vân, tỉnh lỵ và tiểu khu đóng tại Hội An.