Kịch nói lần đầu công diễn ở Hội An
- Thứ hai - 20/06/2016 21:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày nay, những ai đến Cửa Đại để tắm hoặc tham quan, khó nghĩ rằng Cửa Đại đã từng có một thời náo nhiệt. Đó là cửa biển của các công chức (một viên công sứ đã từng chết đuối tại đây), của các nhà giàu, học sinh, nhà buôn, khách du lịch các nơi đổ về. Cửa Đại là dấu hiệu của nền văn minh vùng biển. Đời trước, ông bà chúng ta quan niệm biển và núi là nơi con người có đời sống chỉ hơn dã man một bậc và người ta vẫn gọi “mọi núi, mọi biển”. Ai phải lên nguồn, xuống biển đều bị liệt và hạng người nghèo khó hoặc gặp vận không may. Nhưng từ khi người Pháp đến và biến vùng bãi cát bị khinh thường ấy thành chỗ tắm của “ông Tây, bà Đầm”, thì cái nhìn về phía biển của dân ta có nhiều thay đổi. Đến khi tiểu thuyết nổi lên ca tụng biển với không khí trong lành, bổ dưỡng; thị vị hóa những cuộc tình lãng mạn bên làn sóng xanh, trên hòn đá nổi, dưới rặng phi lao thì sức lôi cuốn của biển mỗi ngày một thêm mạnh mẽ. Người ta không chỉ rủ nhau đi tắm biển và các công chức, các nhà buôn còn bỏ tiền dựng lên những ngôi nhà, tuy không sang trọng nhưng cũng kiên cố và có những tiện nghi để có thể ăn ở luôn suốt ngày suốt tháng. Những người buôn bán nhỏ, mỗi mùa hè lại dẫn nhau xuống biển mở các quán hàng, ăn uống, giải khát.
Cửa Đại nghiễm nhiên trở thành một thứ thị trấn nhỏ, một nơi tham quan du lịch tiếng tăm của tỉnh Quảng Nam. Có thể xem Cửa Đại là cánh tay vươn dài của Hội An.
Tôi có một số kỷ niệm về Hội An và Cửa Đại, đặc biệt về văn nghệ sĩ. Không kể những người nổi tiếng ở tỉnh ta. Tôi muốn nói tới những nhà văn nổi tiếng ở Hà Nội, Sài Gòn vào đầu thập niên 40. Vào thời đó, văn chương ở Hà Nội bao trùm khắp nước. Những người có đọc sách báo, sau 1932, gần như quay lưng lại nền báo chí sách vở của Sài Gòn và Huế. Người ta đọc văn thơ bấy giờ không chỉ để giải trí mà còn để tìm một phương thức sống. Do đó người đọc có biệt nhỡn với nhà văn, nhà thơ, học giả.
Người đầu tiên đến Hội An rồi biến thành cái nhân để sẽ lôi cuốn bạn bè tới đây là thi sĩ Lưu Trọng Lư. Ông có vợ người Hội An. Bà này chết sớm. Nỗi đau khổ của ông biến thành những tiếng nức nở trong “Mười năm tình nghĩa”; một bài thơ tương đối dài. Người thứ hai thật sự có uy thế để tập hợp bạn bè là Nguyễn Tuân. Nhà văn này, bấy giờ được nhiều người mến mộ vì ông có văn phong và lối tư duy không giống người cùng thời. Tôi không nhớ rõ cha ông đã là một công chức tại Tòa sứ Hội An như thế nào và do đó có quan hệ thông gia với gia đình Cử Can, một gia đình giàu có lớn. Thỉnh thoảng khi nghĩ đến Cửa Đại, tôi còn mường tượng tiếng cọc cạch của xe thổ mộ mà ông mô tả trong văn phẩm ấy. Về sau vào khoảng năm 1944, có thể chính ông đã tập hợp các bạn văn người Bắc đến Hội An để lần đầu tiên công diễn kịch Ghen của Đoàn Phú Tứ. Đây là vở kịch mà động tác cực kỳ đơn giản, nội dung là sự hiểu lầm dẫn đến ghen tuông và sự ghen tuông vu vơ có thể dẫn khởi tư tưởng ngoại hình. Văn chương rất nhẹ nhàng, hành động rất giản dị, cả những lời trào phúng nếu có thì người ta cũng không thể cười cả miệng. Vở kịch được diễn ở nhà hát, nơi xưa nay chỉ đón tiếp các gánh hát bội hoặc cải lương. Bài trí các ông trí thức này loại bỏ hết các cảnh trí mà chỉ bày phông và cánh gà bằng loại cót làm buồng cho ghe thuyền. Trong ban diễn viên, ngoài Nguyễn Tuân, Đoàn Phú Tứ, Lưu Trọng Lư và Phạm Văn Hanh còn hai nữ diễn viên. Ông Phạm Văn Hanh là tác giả tập “Giọt sương hoa”, một loại thơ - văn xuôi có âm điệu, ông thuộc vào nhóm Xuân Thu Nhã Tập của Đoàn Phú Tứ: bây giờ đang giảng dạy tại trường tư thực Viên Minh ở Hội An. Đây là trường tư thục duy nhất của tỉnh Quảng Nam dạy trung học - cũng cần nhớ Đà Nẵng bấy giờ là thành phố nhượng địa. Nữ diễn viên đóng vai vợ là một cô gái xinh đẹp duyên dáng mà Đoàn Phú Tứ đã ca ngợi; thông minh, chỉ học trong sáu tháng đã nói thông thạo tiếng Bắc như một người Bắc chính cống.
Người Hội An hâm mộ các nhà văn, nhà thơ đất Bắc nên khán giả đêm diễn kịch Ghen cũng khá đông. Người ta hy vọng thoại kịch hay kịch nói là cái gì mới lạ hấp dẫn hơn hát bội và cải lương Sài Gòn nhiều lắm. Nhưng khi mở màn người ta thấy các diễn viên ngồi đứng nói năng y như trong đời sống bình thường thì rất đỗi ngạc nhiên, chẳng hiểu ra làm sao cả. Thật ra nếu diễn vở Ông Ký Cóp của Vi Huyền Đắc với động tác linh hoạt nghĩ là có chuyện để mà nói, có việc để và cười thì may ra người ta còn hiểu, chứ đến như vở Ghen theo một trường phái mới của Pháp, động tác, nhân vật, tình huống quá đơn giảm, chỉ có đối thoại rất đẹp, rất duyên dáng mà ngay khán giả Hà Nội, tương đối có truyền thống xem thoại kịch, cũng chưa chắc ham thích huống là… Hội An. Khi trên sân khấu, diễn tình huống người bạn (Nguyễn Tuân) đến thăm bạn là chủ nhà (Đoàn Phú Tứ), khách cùng vợ chồng hàn huyên mấy câu rồi ra đi. Chủ nhà bắt đầu có điều nghi ngờ nên bảo với vợ:
- Tôi thấy mợ cười với người ta nhiều đấy.
- Tôi có cười đâu, tôi chỉ mỉm cười thôi
Người chồng cày đắng nhấn mạnh:
- Này mợ này: “Mỉm cười còn nguy hiểm bằng mười cười đấy” (viết theo trí nhớ).
Đó là đoạn gây cấn nhất, có sinh khí nhất trong vở kịch. Thế mà cô bạn tôi đã có chồng con, thỉnh thoảng có đọc tiểu thuyết mới liền đứng dậy giọng khác hẳn đường lối dịu hiền hằng ngày, bảo tôi:
- Họ phỉnh mình để lấy tiền. Họ lên sân khấu, nói chuyện nhà cửa với nhau đâu đâu, chớ kịch chi rứa mà kịch.
Rồi chị bỏ ra về. Hình như cũng có mấy người theo gót chị. Vở kịch kết thúc tôi ra ngoài sớm nhất. Nhà văn - diễn viên - Nguyễn Tuân cũng xuất hiện liền theo đó và ông bảo:
- Nóng quá. Tôi lấy một cái xe kéo đi ngã bờ sông cho mát.
Ông nói tiếp khi đã lên xe:
- Tôi mong ước có một vở kịch để diễn cho thỏa ý.
Lần diễn kịch này của nhà văn miền Bắc không phải là lần cuối. Chúng ta sẽ gặp đoàn của Thế Lữ trong dịp khác.
Hội An và Cửa Đại thời gian ấy gần như gắn liền vào nhau trong những tháng hè, ở trên tôi có nhắc qua những hoạt động mới mẻ trên cửa biển này. Cái kỷ niệm mà tôi nhớ nhất và gây cho tôi ấn tượng sâu sắc tại Cửa Đại có liên quan tới một diễn viên của ban kịch ở trên. Tôi muốn nhắc lại một lời nói của kịch tác gia kiêm đạo diễn Đoàn Phú Tứ. Thời bấy giờ ông nổi tiếng về kịch và lý luận thơ. Tuy cộng tác thường xuyên với Tự Lực Văn Đoàn và báo Ngày Nay khá lâu, trước Xuân Diệu nhiều năm và theo một số tư liệu tin cậy được. Tự Lực đã mời ông làm đoàn viên, nhưng ông từ chối. Hồi đó, những nhân vật được ghi chú: “Có chân trong Tự Lực Văn Đoàn dưới tên hai bút hiệu là một vinh dự lớn”.
Một buổi sáng, sau khi tắm biển cùng các bạn xong, ông đi dạo qua trường đào tạo cán bộ thanh niên Ducouroy do Pháp thành lập, chợt ông nghe bài hát ca tụng Thống chế Pétain (thường hát sau bài Đăng đàn cung). Người lãnh đạo phần còn lại của nước Pháp sau khi Pháp ký hiệp ước đầu hàng Đức. Tức là bài “Maréchal, nous voilà” mà thời ấy xem như quốc ca của công sở và trường học, ý nghĩa ca tụng Pétain và sẵn sàng xả thân vì nhà cứu mệnh nước Pháp.
Bài hát này khi hát phải cực kỳ nghiêm trang, lễ độ và những ai coi thường, xuyên tạc có thể bị bắt, bị giam. Ở các tỉnh lẻ cả các đô thị Đông Pháp ai cũng biết điều đó.
Đoàn Phú Tứ đã nghiễm nhiên đến trước hiệu trưởng và các nhân viên dõng dạc bảo:
- Ông cha chúng ta và chúng ta đã làm mất nước, làm đầy tớ cho Pháp. Các anh còn dạy cho con em chúng ta bán nước nữa hay sao?
Vào thời ấy thì chỉ cần nghe câu nói trên cũng đủ sởn gai ốc khắp mình, chứ đừng nói ngang nhiên phát biểu trước loại trường mà người ta nghĩ con mắt của mật thám Pháp đang chiếu từ chân tơ, kẽ tóc./.
Cửa Đại nghiễm nhiên trở thành một thứ thị trấn nhỏ, một nơi tham quan du lịch tiếng tăm của tỉnh Quảng Nam. Có thể xem Cửa Đại là cánh tay vươn dài của Hội An.
Tôi có một số kỷ niệm về Hội An và Cửa Đại, đặc biệt về văn nghệ sĩ. Không kể những người nổi tiếng ở tỉnh ta. Tôi muốn nói tới những nhà văn nổi tiếng ở Hà Nội, Sài Gòn vào đầu thập niên 40. Vào thời đó, văn chương ở Hà Nội bao trùm khắp nước. Những người có đọc sách báo, sau 1932, gần như quay lưng lại nền báo chí sách vở của Sài Gòn và Huế. Người ta đọc văn thơ bấy giờ không chỉ để giải trí mà còn để tìm một phương thức sống. Do đó người đọc có biệt nhỡn với nhà văn, nhà thơ, học giả.
Người đầu tiên đến Hội An rồi biến thành cái nhân để sẽ lôi cuốn bạn bè tới đây là thi sĩ Lưu Trọng Lư. Ông có vợ người Hội An. Bà này chết sớm. Nỗi đau khổ của ông biến thành những tiếng nức nở trong “Mười năm tình nghĩa”; một bài thơ tương đối dài. Người thứ hai thật sự có uy thế để tập hợp bạn bè là Nguyễn Tuân. Nhà văn này, bấy giờ được nhiều người mến mộ vì ông có văn phong và lối tư duy không giống người cùng thời. Tôi không nhớ rõ cha ông đã là một công chức tại Tòa sứ Hội An như thế nào và do đó có quan hệ thông gia với gia đình Cử Can, một gia đình giàu có lớn. Thỉnh thoảng khi nghĩ đến Cửa Đại, tôi còn mường tượng tiếng cọc cạch của xe thổ mộ mà ông mô tả trong văn phẩm ấy. Về sau vào khoảng năm 1944, có thể chính ông đã tập hợp các bạn văn người Bắc đến Hội An để lần đầu tiên công diễn kịch Ghen của Đoàn Phú Tứ. Đây là vở kịch mà động tác cực kỳ đơn giản, nội dung là sự hiểu lầm dẫn đến ghen tuông và sự ghen tuông vu vơ có thể dẫn khởi tư tưởng ngoại hình. Văn chương rất nhẹ nhàng, hành động rất giản dị, cả những lời trào phúng nếu có thì người ta cũng không thể cười cả miệng. Vở kịch được diễn ở nhà hát, nơi xưa nay chỉ đón tiếp các gánh hát bội hoặc cải lương. Bài trí các ông trí thức này loại bỏ hết các cảnh trí mà chỉ bày phông và cánh gà bằng loại cót làm buồng cho ghe thuyền. Trong ban diễn viên, ngoài Nguyễn Tuân, Đoàn Phú Tứ, Lưu Trọng Lư và Phạm Văn Hanh còn hai nữ diễn viên. Ông Phạm Văn Hanh là tác giả tập “Giọt sương hoa”, một loại thơ - văn xuôi có âm điệu, ông thuộc vào nhóm Xuân Thu Nhã Tập của Đoàn Phú Tứ: bây giờ đang giảng dạy tại trường tư thực Viên Minh ở Hội An. Đây là trường tư thục duy nhất của tỉnh Quảng Nam dạy trung học - cũng cần nhớ Đà Nẵng bấy giờ là thành phố nhượng địa. Nữ diễn viên đóng vai vợ là một cô gái xinh đẹp duyên dáng mà Đoàn Phú Tứ đã ca ngợi; thông minh, chỉ học trong sáu tháng đã nói thông thạo tiếng Bắc như một người Bắc chính cống.
Người Hội An hâm mộ các nhà văn, nhà thơ đất Bắc nên khán giả đêm diễn kịch Ghen cũng khá đông. Người ta hy vọng thoại kịch hay kịch nói là cái gì mới lạ hấp dẫn hơn hát bội và cải lương Sài Gòn nhiều lắm. Nhưng khi mở màn người ta thấy các diễn viên ngồi đứng nói năng y như trong đời sống bình thường thì rất đỗi ngạc nhiên, chẳng hiểu ra làm sao cả. Thật ra nếu diễn vở Ông Ký Cóp của Vi Huyền Đắc với động tác linh hoạt nghĩ là có chuyện để mà nói, có việc để và cười thì may ra người ta còn hiểu, chứ đến như vở Ghen theo một trường phái mới của Pháp, động tác, nhân vật, tình huống quá đơn giảm, chỉ có đối thoại rất đẹp, rất duyên dáng mà ngay khán giả Hà Nội, tương đối có truyền thống xem thoại kịch, cũng chưa chắc ham thích huống là… Hội An. Khi trên sân khấu, diễn tình huống người bạn (Nguyễn Tuân) đến thăm bạn là chủ nhà (Đoàn Phú Tứ), khách cùng vợ chồng hàn huyên mấy câu rồi ra đi. Chủ nhà bắt đầu có điều nghi ngờ nên bảo với vợ:
- Tôi thấy mợ cười với người ta nhiều đấy.
- Tôi có cười đâu, tôi chỉ mỉm cười thôi
Người chồng cày đắng nhấn mạnh:
- Này mợ này: “Mỉm cười còn nguy hiểm bằng mười cười đấy” (viết theo trí nhớ).
Đó là đoạn gây cấn nhất, có sinh khí nhất trong vở kịch. Thế mà cô bạn tôi đã có chồng con, thỉnh thoảng có đọc tiểu thuyết mới liền đứng dậy giọng khác hẳn đường lối dịu hiền hằng ngày, bảo tôi:
- Họ phỉnh mình để lấy tiền. Họ lên sân khấu, nói chuyện nhà cửa với nhau đâu đâu, chớ kịch chi rứa mà kịch.
Rồi chị bỏ ra về. Hình như cũng có mấy người theo gót chị. Vở kịch kết thúc tôi ra ngoài sớm nhất. Nhà văn - diễn viên - Nguyễn Tuân cũng xuất hiện liền theo đó và ông bảo:
- Nóng quá. Tôi lấy một cái xe kéo đi ngã bờ sông cho mát.
Ông nói tiếp khi đã lên xe:
- Tôi mong ước có một vở kịch để diễn cho thỏa ý.
Lần diễn kịch này của nhà văn miền Bắc không phải là lần cuối. Chúng ta sẽ gặp đoàn của Thế Lữ trong dịp khác.
Hội An và Cửa Đại thời gian ấy gần như gắn liền vào nhau trong những tháng hè, ở trên tôi có nhắc qua những hoạt động mới mẻ trên cửa biển này. Cái kỷ niệm mà tôi nhớ nhất và gây cho tôi ấn tượng sâu sắc tại Cửa Đại có liên quan tới một diễn viên của ban kịch ở trên. Tôi muốn nhắc lại một lời nói của kịch tác gia kiêm đạo diễn Đoàn Phú Tứ. Thời bấy giờ ông nổi tiếng về kịch và lý luận thơ. Tuy cộng tác thường xuyên với Tự Lực Văn Đoàn và báo Ngày Nay khá lâu, trước Xuân Diệu nhiều năm và theo một số tư liệu tin cậy được. Tự Lực đã mời ông làm đoàn viên, nhưng ông từ chối. Hồi đó, những nhân vật được ghi chú: “Có chân trong Tự Lực Văn Đoàn dưới tên hai bút hiệu là một vinh dự lớn”.
Một buổi sáng, sau khi tắm biển cùng các bạn xong, ông đi dạo qua trường đào tạo cán bộ thanh niên Ducouroy do Pháp thành lập, chợt ông nghe bài hát ca tụng Thống chế Pétain (thường hát sau bài Đăng đàn cung). Người lãnh đạo phần còn lại của nước Pháp sau khi Pháp ký hiệp ước đầu hàng Đức. Tức là bài “Maréchal, nous voilà” mà thời ấy xem như quốc ca của công sở và trường học, ý nghĩa ca tụng Pétain và sẵn sàng xả thân vì nhà cứu mệnh nước Pháp.
Bài hát này khi hát phải cực kỳ nghiêm trang, lễ độ và những ai coi thường, xuyên tạc có thể bị bắt, bị giam. Ở các tỉnh lẻ cả các đô thị Đông Pháp ai cũng biết điều đó.
Đoàn Phú Tứ đã nghiễm nhiên đến trước hiệu trưởng và các nhân viên dõng dạc bảo:
- Ông cha chúng ta và chúng ta đã làm mất nước, làm đầy tớ cho Pháp. Các anh còn dạy cho con em chúng ta bán nước nữa hay sao?
Vào thời ấy thì chỉ cần nghe câu nói trên cũng đủ sởn gai ốc khắp mình, chứ đừng nói ngang nhiên phát biểu trước loại trường mà người ta nghĩ con mắt của mật thám Pháp đang chiếu từ chân tơ, kẽ tóc./.
(Trích sách Chào năm 2000, trang 357 - 359)
(KH&PT số 44, 1996)
(KH&PT số 44, 1996)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền