Kết quả bước đầu về công tác Sưu tầm tư liệu, hiện vật di tích nhà lao Hội An
- Thứ năm - 07/07/2016 05:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhà lao Hội An, tên thường gọi là nhà lao Xóm Mới do đế quốc Mỹ và tay sai lập nên để giam cầm đồng bào, chiến sĩ ta từ năm 1960 đến năm 1975. Nơi đây, hàng chục năm về trước, đồng bào, chiến sĩ ta không chỉ ở Quảng Nam mà còn nhiều địa phương khác đã đổ biết bao xương máu để hòa cùng cả nước chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Trong gian khổ, tù đày, trước bao thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù, đồng bào, chiến sĩ ta vẫn luôn giữ tròn khí tiết, một lòng kiên trung hướng về Đảng, hướng về cách mạng, không ngừng đấu tranh cho đến ngày quê hương hoàn toàn giải phóng.
Hơn 40 năm trôi qua, nhà lao Hội An vẫn còn đó và trở thành chứng tích tiêu biểu cho tội ác của kẻ thù, cũng là địa điểm ghi dấu về một thời đấu tranh hào hùng không thể nào quên của quân và dân ta hiện còn trên mảnh đất Hội An.
Xuất phát từ giá trị to lớn của di tích, cùng với sự quan tâm của thành phố Hội An và của Tỉnh Quảng Nam, đầu năm 2012, Dự án tu bổ, tôn tạo di tích nhà lao Hội An đã được triển khai thực hiện. Bên cạnh việc tu bổ, tôn tạo các hạng mục, nhà lao Hội An được định hướng đưa vào tham quan, giới thiệu phục vụ đông đảo du khách và nhân dân trong thời gian đến, qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ mai sau. Đây cũng là niềm mong mỏi lớn lao của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, trong đó đặc biệt là những người từng có thời gian bị giam cầm ở nhà lao này.
Mục tiêu của Dự án đặt ra hai nhiệm vụ là: tu bổ, phục hồi các hạng mục kiến trúc công trình, kế đến là trưng bày giới thiệu để phát huy giá trị di tích. Hai mục tiêu này thực hiện đạt kết quả khi nguồn tư liệu, hiện vật được tập hợp đầy đủ. Và cũng vì thế mà việc sư tầm, tập hợp tư liệu, hiện vật đã được sớm đặt ra. Dẫu chưa được như mong muốn nhưng với nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An - đơn vị được UBND thành phố Hội An giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát tu bổ và tham mưu phương án phát huy di tích Nhà lao Hội An đã có những nỗ lực triển khai công tác này và đạt được kết quả bước đầu.
Trước hết là việc sưu tầm tư liệu, kể cả hồi ức nhân chứng để phục vụ cho việc tu bổ, phục hồi các hạng mục. Đến nay, đã sưu tầm được 121 trang tư liệu tàng thư, gần 700 trang tư liệu từ các nguồn sách, báo. Điều tra 20 lượt nhân chứng là tù yêu nước từng bị giam cầm ở nhà lao. Qua điều tra nhân chứng, bên cạnh thông tin về các hạng mục, 12 bài thơ ca đã được sưu tầm. Đây là nguồn tư liệu chứa đựng nhiều thông tin quý để sử dụng trong nhiều mục đích, nhất là việc phát huy sau này. Ngoài ra 04 lần hội nghị nhân chứng cũng đã được tổ chức để lấy ý kiến góp ý về phương án tu bổ. Công tác điều tra và làm tư liệu hiện trạng kiến trúc cũng được triển khai. Từ những kết quả này đã thu thập được những thông tin quan trọng, làm cơ sở tổng hợp, so sánh đối chiếu để đưa ra phương án triển khai tu bổ, phục hồi một số hạng mục thuộc giai đoạn I của dự án.
Một số hình thức sưu tầm tư liệu khác cũng đã được triển khai. Trong đó phải kể đến là việc làm lý lịch trích ngang tù yêu nước. Đến nay, với sự hỗ trợ của Hội tù yêu nước tỉnh Quảng Nam và Hội tù yêu nước thành phố Hội An đã thực hiện được 1924 lý lịch trích ngang ở 10 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh gồm: Hội An, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Tam Kỳ, Tiên Phước, Đông Giang, Phú Ninh, Núi Thành, Hiệp Đức.
Về hiện vật, bên cạnh 20 hiện vật được phát hiện trong quá trình thi công tu bổ, việc sưu tầm hiện vật thời gian qua cũng đã cho kết quả đáng mừng. 39 hiện vật do 17 người là tù yêu nước lưu giữ cẩn trọng suốt hàng chục năm qua đã được tập hợp. Thành công nhất của việc sưu tầm này là nhận được sự hưởng ứng tích cực của những người từng có thời gian gắn bó với nhà lao hiện đang sinh sống ở nhiều địa phương trong tỉnh gồm: Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành, Đại Lộc, Điện Bàn và cả ở thành phố Đà Nẵng. Rất nhiều hiện vật là những khăn thêu, bao gối, mũ, quạt, …. ẩn chứa bên trong những kỷ niệm sâu sắc, câu chuyện xúc động về một thời gian khổ khó quên nhưng vẫn được chủ nhân hiến tặng cho tổ sưu tầm.
Có thể nói kết quả đạt được trong thời gian qua chưa thật tương xứng với tính chất, quy mô, giá trị của di tích nhưng cũng đã là một sự nỗ lực lớn của Trung tâm với sự hỗ trợ của các cấp Hội tù yêu nước ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, sự hưởng ứng của những người là tù yêu nước nhà lao Hội An. Hy vọng trong thời gian đến, nhiều tư liệu, hiện vật quý về di tích nhà lao Hội An sẽ tiếp tục được sưu tầm, tập hợp để phục vụ công tác tu bổ cũng như trưng bày, giới thiệu về Nhà Lao Hội An trong thời gian đến.
Hơn 40 năm trôi qua, nhà lao Hội An vẫn còn đó và trở thành chứng tích tiêu biểu cho tội ác của kẻ thù, cũng là địa điểm ghi dấu về một thời đấu tranh hào hùng không thể nào quên của quân và dân ta hiện còn trên mảnh đất Hội An.
Xuất phát từ giá trị to lớn của di tích, cùng với sự quan tâm của thành phố Hội An và của Tỉnh Quảng Nam, đầu năm 2012, Dự án tu bổ, tôn tạo di tích nhà lao Hội An đã được triển khai thực hiện. Bên cạnh việc tu bổ, tôn tạo các hạng mục, nhà lao Hội An được định hướng đưa vào tham quan, giới thiệu phục vụ đông đảo du khách và nhân dân trong thời gian đến, qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ mai sau. Đây cũng là niềm mong mỏi lớn lao của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, trong đó đặc biệt là những người từng có thời gian bị giam cầm ở nhà lao này.
Mục tiêu của Dự án đặt ra hai nhiệm vụ là: tu bổ, phục hồi các hạng mục kiến trúc công trình, kế đến là trưng bày giới thiệu để phát huy giá trị di tích. Hai mục tiêu này thực hiện đạt kết quả khi nguồn tư liệu, hiện vật được tập hợp đầy đủ. Và cũng vì thế mà việc sư tầm, tập hợp tư liệu, hiện vật đã được sớm đặt ra. Dẫu chưa được như mong muốn nhưng với nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An - đơn vị được UBND thành phố Hội An giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát tu bổ và tham mưu phương án phát huy di tích Nhà lao Hội An đã có những nỗ lực triển khai công tác này và đạt được kết quả bước đầu.
Trước hết là việc sưu tầm tư liệu, kể cả hồi ức nhân chứng để phục vụ cho việc tu bổ, phục hồi các hạng mục. Đến nay, đã sưu tầm được 121 trang tư liệu tàng thư, gần 700 trang tư liệu từ các nguồn sách, báo. Điều tra 20 lượt nhân chứng là tù yêu nước từng bị giam cầm ở nhà lao. Qua điều tra nhân chứng, bên cạnh thông tin về các hạng mục, 12 bài thơ ca đã được sưu tầm. Đây là nguồn tư liệu chứa đựng nhiều thông tin quý để sử dụng trong nhiều mục đích, nhất là việc phát huy sau này. Ngoài ra 04 lần hội nghị nhân chứng cũng đã được tổ chức để lấy ý kiến góp ý về phương án tu bổ. Công tác điều tra và làm tư liệu hiện trạng kiến trúc cũng được triển khai. Từ những kết quả này đã thu thập được những thông tin quan trọng, làm cơ sở tổng hợp, so sánh đối chiếu để đưa ra phương án triển khai tu bổ, phục hồi một số hạng mục thuộc giai đoạn I của dự án.
Một số hình thức sưu tầm tư liệu khác cũng đã được triển khai. Trong đó phải kể đến là việc làm lý lịch trích ngang tù yêu nước. Đến nay, với sự hỗ trợ của Hội tù yêu nước tỉnh Quảng Nam và Hội tù yêu nước thành phố Hội An đã thực hiện được 1924 lý lịch trích ngang ở 10 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh gồm: Hội An, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Tam Kỳ, Tiên Phước, Đông Giang, Phú Ninh, Núi Thành, Hiệp Đức.
Về hiện vật, bên cạnh 20 hiện vật được phát hiện trong quá trình thi công tu bổ, việc sưu tầm hiện vật thời gian qua cũng đã cho kết quả đáng mừng. 39 hiện vật do 17 người là tù yêu nước lưu giữ cẩn trọng suốt hàng chục năm qua đã được tập hợp. Thành công nhất của việc sưu tầm này là nhận được sự hưởng ứng tích cực của những người từng có thời gian gắn bó với nhà lao hiện đang sinh sống ở nhiều địa phương trong tỉnh gồm: Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành, Đại Lộc, Điện Bàn và cả ở thành phố Đà Nẵng. Rất nhiều hiện vật là những khăn thêu, bao gối, mũ, quạt, …. ẩn chứa bên trong những kỷ niệm sâu sắc, câu chuyện xúc động về một thời gian khổ khó quên nhưng vẫn được chủ nhân hiến tặng cho tổ sưu tầm.
Có thể nói kết quả đạt được trong thời gian qua chưa thật tương xứng với tính chất, quy mô, giá trị của di tích nhưng cũng đã là một sự nỗ lực lớn của Trung tâm với sự hỗ trợ của các cấp Hội tù yêu nước ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, sự hưởng ứng của những người là tù yêu nước nhà lao Hội An. Hy vọng trong thời gian đến, nhiều tư liệu, hiện vật quý về di tích nhà lao Hội An sẽ tiếp tục được sưu tầm, tập hợp để phục vụ công tác tu bổ cũng như trưng bày, giới thiệu về Nhà Lao Hội An trong thời gian đến.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền