Hội An với quá trình La tinh hóa tiếng Việt
- Chủ nhật - 13/11/2016 21:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 4 tháng 12 năm 1999, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã ghi tên Khu phố cổ Hội An vào danh mục di sản văn hóa thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí:
- Tiêu chí II: Khu phố cổ Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
- Tiêu chí V: Khu phố cổ Hội An là điển hình của một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn hoàn hảo.
Đặc điểm của cảng thị Hội An so với một số cảng thị khác ở Đông Nam Á là nó ra đời một cách chủ động với chính sách mở cửa về thương nghiệp - ngoại thương của các chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Tình trạng áp đặt các chính sách thương mại hoặc lấn chiếm địa giới buôn bán của các cường quốc hàng hải phương Tây đã không xảy ra ở cảng thị Hội An, điều đã từng xảy ra đối với một số quốc gia Đông Nam Á đương thời.
Thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ bùng phát của hệ thống thương mại quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đầu thế kỷ XVII cũng là lúc cường quốc thương mại Trung Hoa đang vướng tay trong cuộc chiến tranh nội bộ Minh - Thanh. Đón nhận cơ hội này, một số quốc gia ở Đông Nam Á nằm trên tuyến hàng hải ven biển Đông đã vươn lên trở thành những tụ điểm trung chuyển mậu dịch quốc tế, trong đó có Việt Nam mà Hội An là một trường hợp điển hình.
Sự giao lưu, hội nhập về kinh tế ngoại thương đã dẫn đến sự giao lưu, tiếp biến mạnh mẽ về văn hóa, điều này xảy ra như một quy luật tất yếu. Vì vậy, ngoài vai trò là một tụ điểm mậu dịch quốc tế, Hội An còn là một tụ điểm giao lưu - tiếp biến văn hóa của Việt Nam với các nước Đông Nam Á, châu Á và phương Tây thời bấy giờ. Lịch sử đã tạo ra cơ hội để tại Hội An diễn ra cuộc gặp gỡ sâu sắc giữa hai luồng văn hóa Đông - Tây liên tục trong nhiều thế kỷ mà đại diện một bên là Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản… và một bên là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Ý… Thực tế này để lại dấu ấn rõ nét trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, trong đó chữ Quốc ngữ có thể xem như là kết quả điển hình của sự gặp gỡ này.
Quá trình La tinh hóa tiếng Việt được hiểu là quá trình dùng bộ chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt thay cho loại chữ vuông trước đó ảnh hưởng từ Trung Hoa là chữ Nôm.
Việc ghi lại một số địa danh, tụ điểm giao thương hoặc trung tâm chính trị ở Việt Nam bằng kí tự La tinh đã được thực hiện khá sớm bởi các nhà thám hiểm, nhà hàng hải phương Tây với việc xuất hiện các từ như Sanf-fulaw (Cù lao Chàm), Sanf (Cham-pa), Cauchichina (Giao chỉ chi na), Champello (Cù Lao Chàm), Cachan (Kẻ Chàm), Sinoa (Thuận Hóa)… trên các bản đồ hàng hải. Tuy nhiên để việc làm này trở thành phổ biến và mang tính hệ thống thì phải đợi đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII khi hệ thống thương mại quốc tế mở rộng và với sự có mặt của các giáo sĩ Kitô giáo phương Tây ở các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhằm vượt qua rào cản ngôn ngữ để đưa Phúc âm đến với người bản xứ, các giáo sĩ phương Tây đã tích cực học hỏi, nghiên cứu tiếng nói của người bản xứ và dùng bộ chữ cái La tinh để phiên âm các thứ tiếng này. Có thể thấy những nỗ lực này được thực hiện ở Nhật Bản với sự ra đời của thứ chữ gọi là Romaji (La Mã tự) vào những thập niên 60 - 70 của thế kỷ XVI. Năm 1595, cuốn từ điển Latinh - Bồ Đào Nha - Nhật Bản ra đời. Việc phiên âm tiếng Trung Hoa cũng đã được các giáo sĩ phương Tây tiến hành vào giai đoạn 1584 - 1588 và cho ra đời cuốn từ điển Bồ Đào Nha - Trung Hoa đầu tiên. Mười năm sau, năm 1598, tập từ vựng Bồ Đào Nha - Trung Hoa đầy đủ và cập nhật hơn về các thanh điệu trong Hoa ngữ đã được xuất bản. Như vậy, ta thấy rằng việc La tinh hóa chữ viết không chỉ diễn ra cục bộ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác ở Đông Á, Đông Nam Á như một quá trình mang tính hệ thống và phổ biến [7: 108-109].
Ở Việt Nam quá trình này diễn ra cũng vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, trong đó Hội An giữ vai trò là một địa chỉ quan trọng. Một số nghiên cứu cho biết, từ những năm 1583 - 1586 một số giáo sĩ thừa sai dòng Francisco đã đến Kẻ Chàm, Quảng Nam. Năm 1593, ba giáo sĩ dòng Dominicain đã lưu lại một thời gian dài ở Quảng Nam và Thuận Hóa để truyền đạo. Từ những năm 1595 đến 1612 một số giáo sĩ dòng Augustino cũng đã đến Hội An, Quảng Nam rao giảng Phúc âm và đạt được một số thành tựu, trong đó có việc dùng mẫu tự La tinh để ghi âm một số từ tiếng Việt [8:575]. Tuy nhiên phải đợi đến khi các giáo sĩ dòng Tên (Jesuites) đặt chân đến Hội An, Quảng Nam thì việc La tinh hóa tiếng Việt mới có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả căn bản. Thời điểm đánh dấu sự có mặt của các giáo sĩ dòng Tên ở Đàng Trong, Việt Nam được nhiều tư liệu thống nhất là ngày 18 tháng 1 năm 1615 với sự kiện các giáo sĩ Carvalho (Bồ Đào Nha), Buzomi (Ý), Antonio Diaz (Bồ Đào Nha) cùng hai giúp việc người Nhật cập bến Đà Nẵng sau đó đến Faifo (Hội An) thành lập cư sở đầu tiên ở Đàng Trong [2:60-64], [3:24], [7:110], [8:785-788]. Từ đây các giáo sĩ dòng Tên đã dành nhiều thời gian để thực hiện việc La tinh hóa tiếng Việt. Họ không chỉ ở tại cư sở Hội An mà còn đi lại nhiều nơi như Kẻ Chàm (Quảng Nam), Đà Nẵng, Nước Mặn (Bình Định), Kẻ Chợ (Hà Nội), Cửa Bạng (Thanh Hóa)… để thực hiện công việc này. Họ cũng đã dựa vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nho sĩ trí thức, các giáo dân, chức sắc Kitô giáo người Việt trong việc cung cấp ngữ liệu và hoàn chỉnh việc La tinh hóa ở những bước đầu tiên. Những nghiên cứu gần đây của các học giả Nhật Bản còn cho biết rằng, người Nhật ở Hội An cũng đã có liên quan sâu sắc tới quá trình thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng kí tự La tinh. Đây là ý kiến rất đáng quan tâm vì ta biết rằng lúc bấy giờ người Nhật sống rất đông ở Hội An tại một địa điểm gọi là Hoài Phô và tên này đã được ký âm La tinh là Faifo để chỉ thương cảng Hội An trong rất nhiều bản đồ hàng hải vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII [4:117]. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người Nhật trong giao thương buôn bán và trong giao lưu văn hóa tại Hội An thời bấy giờ. Mặt khác một số giáo sĩ dòng Tên phương Tây, Nhật Bản đã học cách phiên âm tiếng Nhật bằng kí tự La tinh trước khi đến Việt Nam, mà Francisco de Pina (1585 - 1625) người được cho là có công đầu trong việc La tinh hóa tiếng Việt là một người nằm trong số đó. Trước khi đến Hội An để chăm lo phần hồn của các con chiên người Nhật và người Việt, ở Ma Cao ông đã từng học cách phiên âm tiếng Nhật bằng kí tự La tinh [8:773-778]. Có thể xem một số người Nhật ở Hội An là những người làm vai trò trung gian hỗ trợ để các giáo sĩ dòng Tên thực hiện nhanh và có hiệu quả việc ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh dựa trên kinh nghiệm ký âm tiếng Nhật.
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc La tinh hóa tiếng Việt không phải diễn ra ở một địa điểm/cư sở cố định mà theo bước chân của các giáo sĩ Kitô giáo nó diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương, trong đó Hội An là địa phương/cư sở (Residentia) có vai trò quan trọng và là địa điểm diễn ra sự khởi đầu của quá trình La tinh hóa tiếng Việt. Vai trò này được xác định bởi một số cơ sở:
- Thương cảng Hội An là nơi thành lập cư sở đầu tiên của dòng Tên ở Đàng Trong vào năm 1615.
- Cư sở Hội An (Faifo) là nơi cư trú, lui tới của những giáo sĩ dòng Tên có công đầu trong việc sáng tạo nên chữ Quốc ngữ như Francisco Buzomi, Francisco de Pina, Cristophoro Borri, Antonio de Fontes, Alexandre de Rhodes…[2:42], [3:26].
- Cư sở Hội An là nơi cư trú, hoạt động chính của giáo sĩ Francisco de Pina, người được cho là đã bắt tay vào thực hiện việc La tinh hóa tiếng Việt sớm nhất và của Alexandre de Rhodes, người hệ thống và hoàn thiện loại chữ viết này. Giáo sĩ Pina đã mất tại ngoài biển bến Chàm (cửa Đại Chiêm thuộc Hội An) và táng tại địa phương [3:26], [5:58]. Rất tiếc những vết tích liên quan đến ngôi mộ của giáo sĩ này hiện vẫn chưa tìm thấy.
Ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh là một công trình tập thể của các giáo sĩ Kitô giáo mà chủ yếu là các giáo sĩ dòng Tên người Bồ, Ý, Pháp cùng sự tham gia hỗ trợ của các nho sĩ, trí thức, chức sắc, con chiên người Việt. Ngoài ra còn phải kể đến sự tham gia đáng kể của một số người Nhật và có thể cả người Hoa ở Hội An vào công trình này.
Do nhiều lý do những văn bản liên quan đến việc La tinh hóa tiếng Việt giai đoạn phôi thai vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII hiện nay còn lại rất hiếm hoi. Các nguồn tư liệu lưu trữ cho biết năm 1620 giáo sĩ Francisco de Pina cùng giáo sĩ Cristophoro Borri và một số người Nhật ở Hội An đã biên soạn cuốn sách kinh nghĩa bằng chữ Nôm và có thể trong đó có kèm phiên âm La tinh để dành cho các nhà truyền giáo phương Tây. Năm 1622, giáo sĩ Pina hoàn thành sách “Chính tả tiếng Việt” bằng chữ La tinh. Năm 1623 ông bắt tay soạn thảo sách “Ngữ pháp tiếng Việt”. Đây có thể xem là những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ [2: 28], [8:787-788]. Công việc đang dang dỡ thì ông mất vì bị đắm thuyền ở biển Hội An. Rất tiếc những công trình La tinh hóa tiếng Việt đầu tiên này hiện chưa được tìm thấy.
Tuy nhiên, một thực tế là từ lúc ra đời cho đến gần 300 năm sau đó, loại chữ viết bằng mẫu tự La tinh này vẫn chưa bước ra khỏi nhà thờ và các cộng đồng Kitô giáo, mà trong các cộng đồng này cũng chỉ có một số ít người có học mới tiếp cận và sử dụng được. Phải đợi đến một giai đoạn lịch sử khi đất nước Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, các phong trào đấu tranh yêu nước nổ ra, trong đó có các phong trào đề xướng canh tân đất nước, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, cổ súy sự thoát ly khỏi chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp như một phương cách thể hiện ý thức độc lập và tinh thần tự tôn dân tộc thì loại chữ La tinh hóa này mới thực sự bước vào cuộc sống của các tầng lớp nhân dân và trở thành chữ viết quốc gia. Đây cũng chính là quá trình phổ biến, hoàn thiện chữ Quốc ngữ. Có thể nói giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng để việc phổ biến chữ Quốc ngữ diễn ra mạnh mẽ và ca khúc khải hoàn. Sự thành công này có mấy lý do:
- Chữ Quốc ngữ là loại chữ tiện ích, dễ học, dễ sử dụng và thời gian học thành thạo ngắn hơn nhiều so với học chữ Hán, chữ Nôm.
- Sự thức tỉnh của giới sĩ phu yêu nước Việt Nam khi nhìn thấy những mặt ưu việt, tính thực tiễn của lối học Âu Tây. Do vậy một bộ phận trí thức nho học đã đoạn tuyệt lối học cũ để chuyển sang lối học mới lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện.
- Các nhà hoạt động chính trị, hoạt động xã hội thời kỳ này nhìn thấy chữ Quốc ngữ là một công cụ văn hóa hữu hiệu để tập hợp quần chúng thực hiện các chủ trương canh tân đất nước, để khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, qua đó từng bước giành lại chủ quyền đất nước từ tay thực dân Pháp, nên đã phát động mạnh mẽ một phong trào học chữ Quốc ngữ trên phạm vi cả nước. Tiêu biểu là hoạt động của Duy Tân hội ở Quảng Nam với các tên tuổi như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành, Lê Cơ… và chủ trương:
- Tiêu chí V: Khu phố cổ Hội An là điển hình của một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn hoàn hảo.
Đặc điểm của cảng thị Hội An so với một số cảng thị khác ở Đông Nam Á là nó ra đời một cách chủ động với chính sách mở cửa về thương nghiệp - ngoại thương của các chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Tình trạng áp đặt các chính sách thương mại hoặc lấn chiếm địa giới buôn bán của các cường quốc hàng hải phương Tây đã không xảy ra ở cảng thị Hội An, điều đã từng xảy ra đối với một số quốc gia Đông Nam Á đương thời.
Thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ bùng phát của hệ thống thương mại quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đầu thế kỷ XVII cũng là lúc cường quốc thương mại Trung Hoa đang vướng tay trong cuộc chiến tranh nội bộ Minh - Thanh. Đón nhận cơ hội này, một số quốc gia ở Đông Nam Á nằm trên tuyến hàng hải ven biển Đông đã vươn lên trở thành những tụ điểm trung chuyển mậu dịch quốc tế, trong đó có Việt Nam mà Hội An là một trường hợp điển hình.
Sự giao lưu, hội nhập về kinh tế ngoại thương đã dẫn đến sự giao lưu, tiếp biến mạnh mẽ về văn hóa, điều này xảy ra như một quy luật tất yếu. Vì vậy, ngoài vai trò là một tụ điểm mậu dịch quốc tế, Hội An còn là một tụ điểm giao lưu - tiếp biến văn hóa của Việt Nam với các nước Đông Nam Á, châu Á và phương Tây thời bấy giờ. Lịch sử đã tạo ra cơ hội để tại Hội An diễn ra cuộc gặp gỡ sâu sắc giữa hai luồng văn hóa Đông - Tây liên tục trong nhiều thế kỷ mà đại diện một bên là Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản… và một bên là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Ý… Thực tế này để lại dấu ấn rõ nét trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, trong đó chữ Quốc ngữ có thể xem như là kết quả điển hình của sự gặp gỡ này.
Quá trình La tinh hóa tiếng Việt được hiểu là quá trình dùng bộ chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt thay cho loại chữ vuông trước đó ảnh hưởng từ Trung Hoa là chữ Nôm.
Việc ghi lại một số địa danh, tụ điểm giao thương hoặc trung tâm chính trị ở Việt Nam bằng kí tự La tinh đã được thực hiện khá sớm bởi các nhà thám hiểm, nhà hàng hải phương Tây với việc xuất hiện các từ như Sanf-fulaw (Cù lao Chàm), Sanf (Cham-pa), Cauchichina (Giao chỉ chi na), Champello (Cù Lao Chàm), Cachan (Kẻ Chàm), Sinoa (Thuận Hóa)… trên các bản đồ hàng hải. Tuy nhiên để việc làm này trở thành phổ biến và mang tính hệ thống thì phải đợi đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII khi hệ thống thương mại quốc tế mở rộng và với sự có mặt của các giáo sĩ Kitô giáo phương Tây ở các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhằm vượt qua rào cản ngôn ngữ để đưa Phúc âm đến với người bản xứ, các giáo sĩ phương Tây đã tích cực học hỏi, nghiên cứu tiếng nói của người bản xứ và dùng bộ chữ cái La tinh để phiên âm các thứ tiếng này. Có thể thấy những nỗ lực này được thực hiện ở Nhật Bản với sự ra đời của thứ chữ gọi là Romaji (La Mã tự) vào những thập niên 60 - 70 của thế kỷ XVI. Năm 1595, cuốn từ điển Latinh - Bồ Đào Nha - Nhật Bản ra đời. Việc phiên âm tiếng Trung Hoa cũng đã được các giáo sĩ phương Tây tiến hành vào giai đoạn 1584 - 1588 và cho ra đời cuốn từ điển Bồ Đào Nha - Trung Hoa đầu tiên. Mười năm sau, năm 1598, tập từ vựng Bồ Đào Nha - Trung Hoa đầy đủ và cập nhật hơn về các thanh điệu trong Hoa ngữ đã được xuất bản. Như vậy, ta thấy rằng việc La tinh hóa chữ viết không chỉ diễn ra cục bộ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác ở Đông Á, Đông Nam Á như một quá trình mang tính hệ thống và phổ biến [7: 108-109].
Ở Việt Nam quá trình này diễn ra cũng vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, trong đó Hội An giữ vai trò là một địa chỉ quan trọng. Một số nghiên cứu cho biết, từ những năm 1583 - 1586 một số giáo sĩ thừa sai dòng Francisco đã đến Kẻ Chàm, Quảng Nam. Năm 1593, ba giáo sĩ dòng Dominicain đã lưu lại một thời gian dài ở Quảng Nam và Thuận Hóa để truyền đạo. Từ những năm 1595 đến 1612 một số giáo sĩ dòng Augustino cũng đã đến Hội An, Quảng Nam rao giảng Phúc âm và đạt được một số thành tựu, trong đó có việc dùng mẫu tự La tinh để ghi âm một số từ tiếng Việt [8:575]. Tuy nhiên phải đợi đến khi các giáo sĩ dòng Tên (Jesuites) đặt chân đến Hội An, Quảng Nam thì việc La tinh hóa tiếng Việt mới có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả căn bản. Thời điểm đánh dấu sự có mặt của các giáo sĩ dòng Tên ở Đàng Trong, Việt Nam được nhiều tư liệu thống nhất là ngày 18 tháng 1 năm 1615 với sự kiện các giáo sĩ Carvalho (Bồ Đào Nha), Buzomi (Ý), Antonio Diaz (Bồ Đào Nha) cùng hai giúp việc người Nhật cập bến Đà Nẵng sau đó đến Faifo (Hội An) thành lập cư sở đầu tiên ở Đàng Trong [2:60-64], [3:24], [7:110], [8:785-788]. Từ đây các giáo sĩ dòng Tên đã dành nhiều thời gian để thực hiện việc La tinh hóa tiếng Việt. Họ không chỉ ở tại cư sở Hội An mà còn đi lại nhiều nơi như Kẻ Chàm (Quảng Nam), Đà Nẵng, Nước Mặn (Bình Định), Kẻ Chợ (Hà Nội), Cửa Bạng (Thanh Hóa)… để thực hiện công việc này. Họ cũng đã dựa vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nho sĩ trí thức, các giáo dân, chức sắc Kitô giáo người Việt trong việc cung cấp ngữ liệu và hoàn chỉnh việc La tinh hóa ở những bước đầu tiên. Những nghiên cứu gần đây của các học giả Nhật Bản còn cho biết rằng, người Nhật ở Hội An cũng đã có liên quan sâu sắc tới quá trình thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng kí tự La tinh. Đây là ý kiến rất đáng quan tâm vì ta biết rằng lúc bấy giờ người Nhật sống rất đông ở Hội An tại một địa điểm gọi là Hoài Phô và tên này đã được ký âm La tinh là Faifo để chỉ thương cảng Hội An trong rất nhiều bản đồ hàng hải vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII [4:117]. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người Nhật trong giao thương buôn bán và trong giao lưu văn hóa tại Hội An thời bấy giờ. Mặt khác một số giáo sĩ dòng Tên phương Tây, Nhật Bản đã học cách phiên âm tiếng Nhật bằng kí tự La tinh trước khi đến Việt Nam, mà Francisco de Pina (1585 - 1625) người được cho là có công đầu trong việc La tinh hóa tiếng Việt là một người nằm trong số đó. Trước khi đến Hội An để chăm lo phần hồn của các con chiên người Nhật và người Việt, ở Ma Cao ông đã từng học cách phiên âm tiếng Nhật bằng kí tự La tinh [8:773-778]. Có thể xem một số người Nhật ở Hội An là những người làm vai trò trung gian hỗ trợ để các giáo sĩ dòng Tên thực hiện nhanh và có hiệu quả việc ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh dựa trên kinh nghiệm ký âm tiếng Nhật.
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc La tinh hóa tiếng Việt không phải diễn ra ở một địa điểm/cư sở cố định mà theo bước chân của các giáo sĩ Kitô giáo nó diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương, trong đó Hội An là địa phương/cư sở (Residentia) có vai trò quan trọng và là địa điểm diễn ra sự khởi đầu của quá trình La tinh hóa tiếng Việt. Vai trò này được xác định bởi một số cơ sở:
- Thương cảng Hội An là nơi thành lập cư sở đầu tiên của dòng Tên ở Đàng Trong vào năm 1615.
- Cư sở Hội An (Faifo) là nơi cư trú, lui tới của những giáo sĩ dòng Tên có công đầu trong việc sáng tạo nên chữ Quốc ngữ như Francisco Buzomi, Francisco de Pina, Cristophoro Borri, Antonio de Fontes, Alexandre de Rhodes…[2:42], [3:26].
- Cư sở Hội An là nơi cư trú, hoạt động chính của giáo sĩ Francisco de Pina, người được cho là đã bắt tay vào thực hiện việc La tinh hóa tiếng Việt sớm nhất và của Alexandre de Rhodes, người hệ thống và hoàn thiện loại chữ viết này. Giáo sĩ Pina đã mất tại ngoài biển bến Chàm (cửa Đại Chiêm thuộc Hội An) và táng tại địa phương [3:26], [5:58]. Rất tiếc những vết tích liên quan đến ngôi mộ của giáo sĩ này hiện vẫn chưa tìm thấy.
Ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh là một công trình tập thể của các giáo sĩ Kitô giáo mà chủ yếu là các giáo sĩ dòng Tên người Bồ, Ý, Pháp cùng sự tham gia hỗ trợ của các nho sĩ, trí thức, chức sắc, con chiên người Việt. Ngoài ra còn phải kể đến sự tham gia đáng kể của một số người Nhật và có thể cả người Hoa ở Hội An vào công trình này.
Do nhiều lý do những văn bản liên quan đến việc La tinh hóa tiếng Việt giai đoạn phôi thai vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII hiện nay còn lại rất hiếm hoi. Các nguồn tư liệu lưu trữ cho biết năm 1620 giáo sĩ Francisco de Pina cùng giáo sĩ Cristophoro Borri và một số người Nhật ở Hội An đã biên soạn cuốn sách kinh nghĩa bằng chữ Nôm và có thể trong đó có kèm phiên âm La tinh để dành cho các nhà truyền giáo phương Tây. Năm 1622, giáo sĩ Pina hoàn thành sách “Chính tả tiếng Việt” bằng chữ La tinh. Năm 1623 ông bắt tay soạn thảo sách “Ngữ pháp tiếng Việt”. Đây có thể xem là những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ [2: 28], [8:787-788]. Công việc đang dang dỡ thì ông mất vì bị đắm thuyền ở biển Hội An. Rất tiếc những công trình La tinh hóa tiếng Việt đầu tiên này hiện chưa được tìm thấy.
Tuy nhiên, một thực tế là từ lúc ra đời cho đến gần 300 năm sau đó, loại chữ viết bằng mẫu tự La tinh này vẫn chưa bước ra khỏi nhà thờ và các cộng đồng Kitô giáo, mà trong các cộng đồng này cũng chỉ có một số ít người có học mới tiếp cận và sử dụng được. Phải đợi đến một giai đoạn lịch sử khi đất nước Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, các phong trào đấu tranh yêu nước nổ ra, trong đó có các phong trào đề xướng canh tân đất nước, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, cổ súy sự thoát ly khỏi chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp như một phương cách thể hiện ý thức độc lập và tinh thần tự tôn dân tộc thì loại chữ La tinh hóa này mới thực sự bước vào cuộc sống của các tầng lớp nhân dân và trở thành chữ viết quốc gia. Đây cũng chính là quá trình phổ biến, hoàn thiện chữ Quốc ngữ. Có thể nói giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng để việc phổ biến chữ Quốc ngữ diễn ra mạnh mẽ và ca khúc khải hoàn. Sự thành công này có mấy lý do:
- Chữ Quốc ngữ là loại chữ tiện ích, dễ học, dễ sử dụng và thời gian học thành thạo ngắn hơn nhiều so với học chữ Hán, chữ Nôm.
- Sự thức tỉnh của giới sĩ phu yêu nước Việt Nam khi nhìn thấy những mặt ưu việt, tính thực tiễn của lối học Âu Tây. Do vậy một bộ phận trí thức nho học đã đoạn tuyệt lối học cũ để chuyển sang lối học mới lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện.
- Các nhà hoạt động chính trị, hoạt động xã hội thời kỳ này nhìn thấy chữ Quốc ngữ là một công cụ văn hóa hữu hiệu để tập hợp quần chúng thực hiện các chủ trương canh tân đất nước, để khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, qua đó từng bước giành lại chủ quyền đất nước từ tay thực dân Pháp, nên đã phát động mạnh mẽ một phong trào học chữ Quốc ngữ trên phạm vi cả nước. Tiêu biểu là hoạt động của Duy Tân hội ở Quảng Nam với các tên tuổi như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành, Lê Cơ… và chủ trương:
“Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách các nước, sách China
Chữ nào nghĩa nấy dịch ra cho tường…”
- Các nhà trí thức Pháp học có tinh thần dân tộc, dân chủ đã có những hoạt động để hoàn thiện chữ Quốc ngữ, biên soạn các sách công cụ dạy và học chữ Quốc ngữ, qua đó góp phần đẩy mạnh việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Có thể kể ra các tên tuổi như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh…
- Sự ra đời của các tờ báo Quốc ngữ, các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật bằng chữ Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có tác động không nhỏ đến quá trình hoàn thiện và phổ biến chữ Quốc ngữ thời bấy giờ.
- Cuối cùng, yếu tố quyết định sự thành công của việc phổ biến chữ Quốc ngữ chính là ý thức độc lập tự chủ và tinh thần tự tôn dân tộc của các sĩ phu, trí thức yêu nước và các tầng lớp nhân dân Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp và trước lối học từ chương, không thực dụng của nước nhà lúc bấy giờ.
Sự hình thành và phổ biến chữ Quốc ngữ là một thành tựu nổi bật về văn hóa của Việt Nam trong quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Việc sử dụng rộng rãi hệ thống chữ viết theo mẫu tự La tinh làm chữ Quốc ngữ, chữ nước nhà là một cuộc cách mạng về văn hóa ở Việt Nam. Nhờ có chữ Quốc ngữ mà Việt Nam đã thực hiện việc xóa nạn mù chữ cho hơn 95% dân số sau khi giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp chỉ trong một thời gian ngắn. Và cũng nhờ có chữ Quốc ngữ mà Việt Nam có nhiều thuận lợi để tham gia hội nhập quốc tế, đổi mới đất nước theo hướng hiện đại. Trong cuộc cách mạng văn hóa này Hội An có vinh dự là một địa chỉ quan trọng không thể bỏ qua khi nghiên cứu, tìm hiểu về sự ra đời của chữ Quốc ngữ ở những năm tháng đầu tiên♣
Tài liệu tham khảo chính
1. Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1998, Hồng Nhuệ dịch.
2. Đỗ Quang Chính.SJ (2008), Dòng Tên trong xã hội Đại Việt, Nxb Tôn giáo.
3. Đỗ Quang Chính.SJ (2008), Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 - 1659, Nxb Tôn giáo.
4. Alexandre De Rhodes, Từ điển Việt-Bồ-La, Nxb Khoa học xã hội, 1991; Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính dịch.
5. Alexandre De Rhodes, Hành trình và truyền giáo, Ủy Ban Đoàn kết Công giáo, thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1994, Hồng Nhuệ dịch.
6. Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam (2002), Vai trò lịch sử dinh trấn Quảng Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
7. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (2008), Kỷ yếu Hội nghị khoa học về Khu phố cổ Hội An, ngày 23-24/7/1985.
8. UBND tỉnh Quảng Nam; Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền