Hát bội - một loại hình diễn xướng dân gian đang mai một ở Hội An
- Chủ nhật - 05/12/2021 21:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội An là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa văn nghệ dân gian với nhiều loại hình đặc sắc, hấp dẫn như bài chòi, hò khoan, hát bội, sắc bùa, hò giã gạo, hò giã vôi...
Ảnh Tư liệu Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
Tuy nhiên, qua thời gian, cùng sự phát triển đa dạng của đời sống xã hội và nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong nhân dân đã có nhiều thay đổi, đến nay, nhiều trong số các loại hình diễn xướng dân gian đó đã bị nhạt mờ trong đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng dân cư. Một trong số đó là loại hình diễn xướng dân gian hát bội. Hát bội còn gọi là hát bộ, tuồng, là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền, được hình thành trên cơ sở ca, vũ, nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam, trong đó có Hội An, Quảng Nam.
Trong những năm qua, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về văn nghệ dân gian ở Hội An đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, đang có tình trạng nguồn tư liệu thư tịch, tư liệu ký ức, nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một dần, đặc biệt là nhiều người am hiểu nghệ thuật hát bội ở Hội An đã qua đời. Vì vậy, năm 2021 Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã triển khai công tác sưu tầm tư liệu hát bội lưu giữ trong dân gian trên địa bàn thành phố nhằm tạo nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu hoạt động diễn xướng hát bội tại Hội An qua các thời kỳ. Từ đó, hướng đến mục tiêu phát huy giá trị của một di sản văn hóa dân gian của Hội An tuy đã có sự mai một song vẫn còn nhân chứng, còn nghệ nhân đam mê đang tích cực ngày đêm giữ nghề, giữ lửa nghệ thuật truyền thống.
Qua những bức ảnh do các nghệ nhân cung cấp, có thể hình dung về khung cảnh của một buổi biểu diễn tuồng ở Hội An thời kỳ sau 1975 như về trang phục, hóa trang, đạo cụ, nhạc cụ, phông màn… Rất tiếc là các nhân chứng không còn lưu giữ bức ảnh nào về hoạt động hát bội ở Hội An thời kỳ trước 1975. Hoạt động biểu diễn tuồng trong đời sống văn hóa văn nghệ dân gian ở Hội An trong khoảng 20 năm trước 1975 chỉ còn lại trong ký ức của nhân chứng và một số kịch bản tuồng cổ chép tay.
Rất may mắn là trong lần triển khai sưu tầm vừa qua, Trung tâm đã tiếp cận được một lượng lớn các kịch bản tuồng cổ do các nhân chứng gìn giữ, bảo vệ cẩn thận. Trong số 30 kịch bản sưu tầm được, có 22 kịch bản tuồng được trao truyền từ những năm trước 1975 qua các hình thức ông truyền cho cha, cha truyền cho con, hình thức chép lại kịch bản để nhân bản hoặc để phân vai cho diễn viên dễ thuộc lời thoại…
Qua hồi cố của các nhân chứng, đã xác định được ở Hội An trước 1945 đã hình thành ít nhất 5 đội tuồng nghiệp dư ở các địa phương: Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An (An Bàng, Tân Thành), Cẩm Kim. Thời kỳ sau 1975, ngoài các đội tuồng nói trên phục hồi hoạt động thì còn có sự góp mặt của một số đội tuồng mới thành lập, được nhiều người biết đến là: đội Đồng Ấu (Cẩm Phô), câu lạc bộ tuồng thôn Trà Quế (Cẩm Hà), câu lạc bộ tuồng của phụ nữ An Bàng (Cẩm An), câu lạc bộ tuồng Hội An (do Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh Truyền hình Hội An chủ trì). Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh Truyền hình thành phố hiện đang tiếp tục duy trì hoạt động hát tuồng vào các Đêm phố cổ với sự cộng tác tích cực của diễn viên hát bội Lê Phú Hải và Hồ Thị Hoa, xuất thân từ đội tuồng làng Thanh Hà.
Qua nghiên cứu các tư liệu cho thấy, loại hình diễn xướng dân gian phổ biến, được yêu thích nhất của người dân Hội An trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là hát bội. Sân khấu ấy là nơi những con người lao động chất phác hóa thân thành nhân vật huyền thoại trong tích cổ đậm tính mẫu hình về văn hóa ứng xử. Sân khấu ấy làm xích gần những con người lam lũ trong các dịp hội hè, đình đám: Họ tụ họp nhau tập tành cho làu thuộc lời hát, ăn khớp với từng động tác múa thành thục; để đến ngày ra mắt bà con, cộng đồng thôn xóm được cùng nhau khóc, cùng nhau cười, hoặc ca tụng, hoặc chê bai,… cùng soi vào gương người xưa cho sáng đạo đời mình.
Các nhân vật của tuồng là những nhân vật hành động, có xung đột, có đấu tranh, phải trái phân minh,… nên chính trong thời đại hát bộ phát triển rực rỡ nhất, nó đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo huấn, răn dạy con người hành xử theo luân thường, đạo lý, tôn ti trật tự. Có thể nhận thấy, vai trò, hiệu quả giáo dục to lớn mà tuồng đem lại đối với việc hình thành các phẩm chất tốt đẹp, uốn nắn đạo đức, gìn giữ chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội.
Để nghệ thuật tuồng trở lại là một hoạt động văn nghệ quen thuộc trong đời sống văn nghệ dân gian, cần có sự quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền địa phương các cấp, quan tâm nhiều mặt về kinh phí, con người, cơ chế đãi ngộ, khuyến khích, vinh danh,…
Các cấp chính quyền cần có cơ chế, quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn để tăng cường sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể này. Mỗi địa phương có một thế mạnh riêng về truyền thống văn nghệ dân gian, không phải địa phương nào cũng có truyền thống hát tuồng và việc phát huy di sản cần tôn trọng quá trình lịch sử văn hóa đó, không can thiệp áp đặt, khiêng cưỡng được. Vậy nên, chính sách khuyến khích phát huy di sản văn hóa tuồng cần được đặt trong chính sách khuyến khích chung đối với văn hóa, văn nghệ dân gian và để cộng đồng, chủ thể văn hóa dân gian tự quyết việc chọn lựa phát huy những loại hình văn nghệ truyền thống nào của địa phương: Bố trí nguồn kinh phí nuôi dưỡng, khuyến khích phong trào văn hóa văn nghệ tại các địa phương nhằm khơi dậy, nuôi dưỡng tình yêu đối với văn nghệ dân gian trong thế hệ trẻ; có hình thức tôn vinh, khen thưởng hàng năm đối với những địa bàn hoạt động tốt, có phương pháp hiệu quả phát huy phong trào văn hóa văn nghệ dân gian cũng như các cá nhân quản lý, cá nhân trực tiếp tham gia có nhiều cống hiến.
Các cơ quan trong ngành văn hóa của thành phố cần quan tâm: Phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia sinh hoạt văn hóa nghệ thuật ở mỗi địa phương, qua đó phải có cơ chế phát hiện tài năng, nhen nhóm, khuyến khích, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ văn nghệ dân gian tự phát ở các địa phương phát triển, định hướng với các địa phương có truyền thống nổi bật. Nên chăng cần bổ sung nội dung này vào bộ tiêu chí công nhận các danh hiệu văn hóa hàng năm của mỗi xã phường; thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội thi, các buổi liên hoan văn nghệ tuồng thu hút người diễn, người xem.
Khuyến khích, ưu tiên tạo điều kiện để hoạt động hát bội cũng như những loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc khác của Hội An có nhiều cơ hội trình diễn trước công chúng. Trình diễn gắn với không gian, môi trường truyền thống của di sản như tại sân đình, sân lăng, những dịp lễ an vị, khánh thành sau trùng tu, hoặc lễ cầu an, cầu ngư,… hàng năm dựa vào nguồn nhân lực của địa phương và sự hỗ trợ chuyên môn, nghệ thuật của cơ quan chức năng.
Quan tâm sưu tầm các tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể diễn xướng dân gian hát bội để trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Dân gian hoặc tổ chức triển lãm bằng nhiều hình thức phù hợp, nhằm giới thiệu di sản này đến nhân dân trên địa bàn thành phố, nhất là với thế hệ trẻ, để họ hiểu hơn về truyền thống yêu văn hóa văn nghệ của địa phương. Đây còn là hình thức tôn vinh di sản cũng như các nghệ nhân, nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho hoạt động biểu diễn tuồng trên địa bàn thành phố; là hình thức quảng bá hình ảnh một Hội An giàu bản sắc văn hóa với bạn bè trong nước và thế giới.
Trong những năm qua, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về văn nghệ dân gian ở Hội An đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, đang có tình trạng nguồn tư liệu thư tịch, tư liệu ký ức, nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một dần, đặc biệt là nhiều người am hiểu nghệ thuật hát bội ở Hội An đã qua đời. Vì vậy, năm 2021 Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã triển khai công tác sưu tầm tư liệu hát bội lưu giữ trong dân gian trên địa bàn thành phố nhằm tạo nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu hoạt động diễn xướng hát bội tại Hội An qua các thời kỳ. Từ đó, hướng đến mục tiêu phát huy giá trị của một di sản văn hóa dân gian của Hội An tuy đã có sự mai một song vẫn còn nhân chứng, còn nghệ nhân đam mê đang tích cực ngày đêm giữ nghề, giữ lửa nghệ thuật truyền thống.
Ảnh Tư liệu Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
Trung tâm đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn 22 nhân chứng là các nghệ nhân đã và đang tham gia biểu diễn tuồng trên địa bàn thành phố và con cháu của các nghệ nhân, người biên soạn, sưu tầm kịch bản tuồng đã qua đời. Kết quả bước đầu đạt được: đã sưu tầm được gần 100 bức ảnh (gồm ảnh biểu diễn, ảnh trang phục, sân khấu), 30 kịch bản và trích đoạn tuồng, 8 cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật hát bội, đặc biệt là thu thập nhiều thông tin từ ký ức của các nghệ nhân đã có thời gian dài tham gia nghiên cứu, biểu diễn, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật dân gian này ở Hội An.Qua những bức ảnh do các nghệ nhân cung cấp, có thể hình dung về khung cảnh của một buổi biểu diễn tuồng ở Hội An thời kỳ sau 1975 như về trang phục, hóa trang, đạo cụ, nhạc cụ, phông màn… Rất tiếc là các nhân chứng không còn lưu giữ bức ảnh nào về hoạt động hát bội ở Hội An thời kỳ trước 1975. Hoạt động biểu diễn tuồng trong đời sống văn hóa văn nghệ dân gian ở Hội An trong khoảng 20 năm trước 1975 chỉ còn lại trong ký ức của nhân chứng và một số kịch bản tuồng cổ chép tay.
Rất may mắn là trong lần triển khai sưu tầm vừa qua, Trung tâm đã tiếp cận được một lượng lớn các kịch bản tuồng cổ do các nhân chứng gìn giữ, bảo vệ cẩn thận. Trong số 30 kịch bản sưu tầm được, có 22 kịch bản tuồng được trao truyền từ những năm trước 1975 qua các hình thức ông truyền cho cha, cha truyền cho con, hình thức chép lại kịch bản để nhân bản hoặc để phân vai cho diễn viên dễ thuộc lời thoại…
Qua hồi cố của các nhân chứng, đã xác định được ở Hội An trước 1945 đã hình thành ít nhất 5 đội tuồng nghiệp dư ở các địa phương: Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An (An Bàng, Tân Thành), Cẩm Kim. Thời kỳ sau 1975, ngoài các đội tuồng nói trên phục hồi hoạt động thì còn có sự góp mặt của một số đội tuồng mới thành lập, được nhiều người biết đến là: đội Đồng Ấu (Cẩm Phô), câu lạc bộ tuồng thôn Trà Quế (Cẩm Hà), câu lạc bộ tuồng của phụ nữ An Bàng (Cẩm An), câu lạc bộ tuồng Hội An (do Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh Truyền hình Hội An chủ trì). Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh Truyền hình thành phố hiện đang tiếp tục duy trì hoạt động hát tuồng vào các Đêm phố cổ với sự cộng tác tích cực của diễn viên hát bội Lê Phú Hải và Hồ Thị Hoa, xuất thân từ đội tuồng làng Thanh Hà.
Ảnh Tư liệu Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
Qua nghiên cứu các tư liệu cho thấy, loại hình diễn xướng dân gian phổ biến, được yêu thích nhất của người dân Hội An trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là hát bội. Sân khấu ấy là nơi những con người lao động chất phác hóa thân thành nhân vật huyền thoại trong tích cổ đậm tính mẫu hình về văn hóa ứng xử. Sân khấu ấy làm xích gần những con người lam lũ trong các dịp hội hè, đình đám: Họ tụ họp nhau tập tành cho làu thuộc lời hát, ăn khớp với từng động tác múa thành thục; để đến ngày ra mắt bà con, cộng đồng thôn xóm được cùng nhau khóc, cùng nhau cười, hoặc ca tụng, hoặc chê bai,… cùng soi vào gương người xưa cho sáng đạo đời mình.
Các nhân vật của tuồng là những nhân vật hành động, có xung đột, có đấu tranh, phải trái phân minh,… nên chính trong thời đại hát bộ phát triển rực rỡ nhất, nó đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo huấn, răn dạy con người hành xử theo luân thường, đạo lý, tôn ti trật tự. Có thể nhận thấy, vai trò, hiệu quả giáo dục to lớn mà tuồng đem lại đối với việc hình thành các phẩm chất tốt đẹp, uốn nắn đạo đức, gìn giữ chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội.
Để nghệ thuật tuồng trở lại là một hoạt động văn nghệ quen thuộc trong đời sống văn nghệ dân gian, cần có sự quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền địa phương các cấp, quan tâm nhiều mặt về kinh phí, con người, cơ chế đãi ngộ, khuyến khích, vinh danh,…
Các cấp chính quyền cần có cơ chế, quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn để tăng cường sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể này. Mỗi địa phương có một thế mạnh riêng về truyền thống văn nghệ dân gian, không phải địa phương nào cũng có truyền thống hát tuồng và việc phát huy di sản cần tôn trọng quá trình lịch sử văn hóa đó, không can thiệp áp đặt, khiêng cưỡng được. Vậy nên, chính sách khuyến khích phát huy di sản văn hóa tuồng cần được đặt trong chính sách khuyến khích chung đối với văn hóa, văn nghệ dân gian và để cộng đồng, chủ thể văn hóa dân gian tự quyết việc chọn lựa phát huy những loại hình văn nghệ truyền thống nào của địa phương: Bố trí nguồn kinh phí nuôi dưỡng, khuyến khích phong trào văn hóa văn nghệ tại các địa phương nhằm khơi dậy, nuôi dưỡng tình yêu đối với văn nghệ dân gian trong thế hệ trẻ; có hình thức tôn vinh, khen thưởng hàng năm đối với những địa bàn hoạt động tốt, có phương pháp hiệu quả phát huy phong trào văn hóa văn nghệ dân gian cũng như các cá nhân quản lý, cá nhân trực tiếp tham gia có nhiều cống hiến.
Các cơ quan trong ngành văn hóa của thành phố cần quan tâm: Phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia sinh hoạt văn hóa nghệ thuật ở mỗi địa phương, qua đó phải có cơ chế phát hiện tài năng, nhen nhóm, khuyến khích, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ văn nghệ dân gian tự phát ở các địa phương phát triển, định hướng với các địa phương có truyền thống nổi bật. Nên chăng cần bổ sung nội dung này vào bộ tiêu chí công nhận các danh hiệu văn hóa hàng năm của mỗi xã phường; thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội thi, các buổi liên hoan văn nghệ tuồng thu hút người diễn, người xem.
Khuyến khích, ưu tiên tạo điều kiện để hoạt động hát bội cũng như những loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc khác của Hội An có nhiều cơ hội trình diễn trước công chúng. Trình diễn gắn với không gian, môi trường truyền thống của di sản như tại sân đình, sân lăng, những dịp lễ an vị, khánh thành sau trùng tu, hoặc lễ cầu an, cầu ngư,… hàng năm dựa vào nguồn nhân lực của địa phương và sự hỗ trợ chuyên môn, nghệ thuật của cơ quan chức năng.
Quan tâm sưu tầm các tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể diễn xướng dân gian hát bội để trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Dân gian hoặc tổ chức triển lãm bằng nhiều hình thức phù hợp, nhằm giới thiệu di sản này đến nhân dân trên địa bàn thành phố, nhất là với thế hệ trẻ, để họ hiểu hơn về truyền thống yêu văn hóa văn nghệ của địa phương. Đây còn là hình thức tôn vinh di sản cũng như các nghệ nhân, nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho hoạt động biểu diễn tuồng trên địa bàn thành phố; là hình thức quảng bá hình ảnh một Hội An giàu bản sắc văn hóa với bạn bè trong nước và thế giới.