Đô thị cổ Hội An, giá trị văn hóa và nghệ thuật
- Thứ tư - 03/08/2016 05:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có một bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, xứng đáng được nghiên cứu thật sâu sắc về bản chất, lịch sử, khảo cổ học, văn hóa dân gian, các giá trị văn hóa và nghệ thuật, các hoạt động kinh tế và xã hội của nó.
Đô thị cổ Hội An chỉ chiếm một khoảng không gian chừng hai cây số vuông, thật nhỏ so với đô thị cổ Bến Nghé - Sài Gòn - Gia Định rộng bề thế, chỉ có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, thật mỏng hơn nhiều so với Kẻ Chợ - Kinh Kì - Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội với hàng ngàn năm văn hiến, không có các quần thể di tích lịch sử đồ sộ và phong cảnh hữu tình như cố đô Phú Xuân - Huế… thế mà làm sao miền đất cổ xưa này lại có sức vẫy gọi kỳ lạ đến như thế, không những đối với người dân ở mọi miền đất nước Việt Nam mà cả đối với các du khách và các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia của các châu lục trên thế giới.
Hội An khác với các đô thị cổ trong nước ở chỗ mặc dù trải qua khoảng năm trăm năm với chức năng của một trung tâm ngoại thương với bến cảng, các khu phố ngoại kiều, dinh trấn quân sự không còn nữa và môi trường kiến trúc cũng đã đổi thay khác xưa, nhưng vẫn duy trì được cho đến nay một tổng thể với hàng trăm di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân đô thị còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ.
Và hầu như toàn bộ các công trình lịch sử đó đều có chủ nhân của chúng, đều được sử dụng trong cuộc sống hiện tại… Đặc biệt trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp các thế hệ cha ông của họ: đô thị cổ Hội An là như vậy đó, một thành phố cổ đang sống, hiếm thấy trên hành tinh chúng ta! Bởi vậy, ngày nay khi đi giữa phố phường của khu phố cổ, người ta cảm thấy lòng mình ấm cúng, cảm giác thân thương, cái xa xưa và cái hiện tại hòa quyện vào nhau trong cuộc sống hiện tại và trong tâm hồn của mỗi người dân ở nơi đây…
Cuộc điều tra cơ bản của các cơ quan thuộc các ngành văn hóa, khảo cổ, sử học, bảo tàng trong nước đã khảo sát được bảy trăm di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An và đã nhận thấy trong đó có hai trăm sáu mươi công trình đáp ứng được các chuẩn mực giá trị kiến trúc cổ từ các bộ phận đến toàn bộ mà điển hình là Chùa Cầu, Miếu Quan Công, Chùa Quan Âm, Hội Quán Phúc Kiến, Đình Cẩm Phô, Nhà thờ tộc Phạm, tộc Nguyễn, nhà cổ số 101 Nguyễn Thái Học, số 77 Trần Phú v.v…
Các công trình kiến trúc cổ còn tồn tại ở đô thị cổ Hội An có thể xếp thành ba nhóm:
- Trước hết là nhóm các công trình tín ngưỡng bao gồm các đình, chùa, đền, miếu, lăng, hội quán, nhà thờ tộc, mộ cổ… Qua các công trình này, người ta thấy rõ kiến trúc ở khu phố cổ Hội An là kết quả của một sự giao thoa, hòa điệu giữa các nền văn hóa của Đông Nam châu Á và Viễn Đông, góp phần làm phong phú thêm tính đa dạng của di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Nhóm các công trình dân sự bao gồm những đường phố hẹp, nhà ở, khu chợ, giếng cổ và cầu. Trong nhóm kiến trúc này, nhà ở là loại hình quan trọng nhất, là đơn vị cơ bản cấu thành đô thị. Nhà cổ ở Hội An chia thành nhà rường và nhà phố.
Nhà rường có kết cấu xây dựng tương tự như ngôi nhà cổ truyền Việt Nam, thoáng mát với ba gian hai chái, mái ngói âm dương (lợp ngửa và sấp), sân gạch và vườn cây.
Nhà phố có kiến trúc hình ống còn gọi là “nhà ruột ngựa”, dài gần mấy chục mét, là nơi sống và buôn bán của giới thương nhân người Hoa và người Việt trước đây. Không gian ngôi nhà chia làm ba phần: nếp nhà trước là cửa hàng buôn bán, nơi giao dịch, tiếp đó là sân trời tránh nắng và nhà cầu nối liền với nếp nhà sau là nơi sinh sống và kho hàng; cuối cùng là sân sau với nhà bếp, giếng nước, nhà vệ sinh. Hai mặt nhà phía trước và phía sau đều thông ra các mặt đường hoặc mặt trước thì thông ra đường còn mặt sau thì thông ra bến sông.
- Nhóm các công trình bảo vệ là những tòa thành cổ, chỉ còn là một vài đoạn như tòa thành cổ Thanh Chiêm, thủ phủ của dinh trấn Quảng Nam thời xưa.
- Điều đặc biệt là trong các công trình kiến trúc ở đô thị cổ Hội An, các nghệ nhân làng Kim Bồng đã sử dụng các loại vì kèo khác nhau gọi là “vì kẻ chuyền” và “vì vỏ cua” đặc trưng cho phong cách kiến trúc Việt cổ kết hợp với các loại vì kèo gọi là “vì chồng rường” đặc trưng cho phong cách kiến trúc Hoa Bắc và “vì kèo chồng”, đặc trưng cho phong cách kiến trúc Hoa Nam của miền Nam Trung Hoa.
Một điều hết sức thú vị đáng lưu ý là mặt dù loại hình vì kèo có nguồn gốc miền Nam Trung Hoa đó đã có mặt trên cùng một cấu kiện kiến trúc Việt Nam nhưng không đối chọi, mâu thuẫn nhau mà lại xoắn quyện và hòa hợp với nhau thành một thể thống nhất, nét đặc trưng của một phong cách riêng biệt: phong cách Hội An. Đó chính là sự thành công rực rỡ của các nghệ nhân nghề mộc tài hoa Kim Bồng ở Hội An trong những thế kỉ trước đây.
Một đặc điểm khác nữa về kết cấu kiến trúc cần lưu ý là hệ mái: hệ mái truyền thống Việt Nam của các di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An đều có độ dốc mái khá thống nhất với tỉ lệ 5/10, nghĩa là 50%, trong khi đó Chùa Cầu hay Lai Viễn Kiều do người Nhật thiết kế trước đây và được các nghệ nhân Việt Nam thi công lại có hệ mái với độ dốc khá nhỏ, gần như nằm ngang. Đó là một đặc điểm kiến trúc ít gặp thấy ở các nước Đông Nam châu Á nhưng phổ biến ở vùng Viễn Đông, điều đó làm cho di tích cổ này mang sắc thái kiến trúc Nhật Bản. Điều này đã làm cho không một ai có thể phủ nhận sự có mặt của nền văn hóa Nhật Bản đã cấy trồng ở Hội An trong quá khứ. Song mái Cầu Nhật Bản đã kết hợp một cách hài hòa với những bộ phận khác còn lại của công trình và làm cho chiếc cầu cổ mang vẻ đẹp riêng nhưng gần gũi. Cấu trúc của bộ khung và độ cong thoải mái của nền cầu bằng gỗ là điểm gặp gỡ giao duyên của hai nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam - Nhật Bản.
Trong trang trí kiến trúc nội thất và ngoại thất ở tất cả các di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An, các đề tài thường lấy từ thiên nhiên và sinh hoạt đời thường với những hoa văn, họa tiết, mô típ như hoa lá, chim muông, giao long, tứ linh, cá chép hóa rồng, mặt trời âm dương, mây cuộn, đôi trâm vắt chéo, bát bửu, chữ thọ, quạt xòe, tứ quý, thập bát tiên, tứ dân, sinh hoạt vua quan v.v… được chạm khắc trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ, nhất là trên các bộ vì chồng rường, vì kẻ chuyền, vì vỏ cua, khung cửa, bẩy hiên, tai cột, mắt cửa v.v… bằng các thủ pháp chạm chìm, chạm nổi, chạm thủng, chạm lộng, chạm bong kênh truyền thống; những họa tiết và mô típ trên các bức tường được đắp nổi và nạm ghép sành sứ nhiều màu sắc và trên các cột đá, các văn bia được chạm thật tinh xảo và tuyệt mĩ. Đặc biệt, những điêu khắc trên gỗ đã làm cho các kết cấu kiến trúc được cách điệu, làm cho chúng không còn là các bộ phận chịu lực nữa mà chỉ là những chi tiết trang trí kiến trúc nhẹ nhõm đầy sức hấp dẫn. Tuy nhiên người ta biết rõ các hình mặt trời, chiếc quạt xòe rộng v.v… là những trang trí có vai trò quan trọng trong nghệ thuật Nhật Bản, cũng như hình chữ thọ, bát bửu, quả đào, con dơi, con cua, tôm càng, quả lựu v.v… được tiếp nhận từ nghệ thuật Trung Hoa và những đề tài điêu khắc thuận Việt thường thấy là hoa trái, chim muông, tứ quý, tứ dân, đôi trâm vắt chéo với giải lụa, giao long, hoa sen, cá chép, bát quái… Nhưng thật khó mà phân biệt rõ ràng những mô típ trang trí thuần Việt với các mô típ trang trí du nhập từ Trung Hoa hay vay mượn của Nhật Bản, điều đó làm cho các công trình điêu khắc của các di tích lịch sử nổi tiếng ở đô thị cổ thêm đa dạng và phong phú.
Mặt khác, cần hiểu rằng các hình chạm khắc đó đều mang những nội dung tư tưởng cụ thể khác nhau: hình dơi riêng lẻ hay thành nhóm ba bốn con… có ý nghĩa chúc phúc, hình giao long gợi lên sự hóa rồng và quyền lực, hình chim phượng biểu hiện sự vận hành của vũ trụ, hình kỳ lân hiện thân cho tình phu thê chung thủy, hình giao long đùa với cá chép tiêu biểu cho sự dư thừa, sự sắp thành đạt, hình cá chép hóa long có ý nghĩa nguồn nước và sự dẫn đường cho thường thuyền vượt biển, hình mặt trời âm dương biểu hiện nguồn gốc và sức mạnh của vũ trụ, hình chữ thọ cầu nguyện cho sự trường tồn, hình đôi trâm vắt chéo với giải lụa nói lên sự cầu mong cho mọi sự như ý, hình các con dơi bao quanh chữ thọ chứa đựng lời chúc bốn phương đều hạnh phúc v.v…
Cái đẹp của các công trình điêu khắc đó không chỉ được biểu hiện trong các hình thức thể hiện sắc sảo mà còn cả trong sự hàm chứa các nội dung triết lý nhân sinh sâu sắc.
Các công trình điêu khắc trên gỗ đó tuyệt đại bộ phận là của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng ở Hội An đã sống vào những thế kỷ đó. Với khối óc thông minh sáng tạo, những bàn tay khéo léo tài hoa, bản tính cần cù nhẫn nại, những nghệ nhân chạm khắc bậc thầy đó đã để lại đến ngày nay cho chúng ta những tác phẩm tuyệt mĩ, được tạo ra từ sự giao thoa của nhiều dòng văn hóa, từ sự hòa điệu của nhiều phong cách nghệ thuật. Lưỡi đục của những người thợ mộc Kim Bồng đã chạy trên gỗ ở tất cả những chỗ cần chạm trổ và có thể chạm trổ được với kỹ xảo chạm khắc truyền thống về chạm chìm, chạm nổi, chạm thủng, chạm lộng, chạm bong kênh nhiều tầng nhiều lớp, đã khắc họa nên những hình khối nhuần nguyễn, những đường cong nét lượn thanh thoát, những hoa văn, họa tiết sinh động, hết sức hấp dẫn, vô cùng độc đáo, giàu tính truyền thống, không lặp lại ở nơi đâu và không tìm thấy ở nơi khác. Vì vậy mà các tác phẩm điêu khắc trang trí nội thất và ngoại thất tuyệt vời của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã sống mãi với dân gian…
Cũng cần phải nói thêm rằng hội họa dân gian ở đô thị cổ Hội An thể hiện phổ biến dưới hình thức tranh vẽ trang trí nội thất với các bức tứ bình, tứ quý, các tranh phong cảnh, sơn thủy, chim thú bằng chất màu tươi sáng và các bức chân dung thờ bằng mực tàu trên giấy dó mang dáng dấp Trung Hoa, có sức thấm đọng sâu sắc vào lòng người.
Các bức tượng lớn nhỏ của các vị Phật, các vị Thần trong các công trình tín ngưỡng, dù đứng riêng lẻ hay trong một hợp thể đều là những công trình nghệ thuật tạc tượng độc đáo gây được những ấn tượng thẩm mỹ mạnh mẽ…
Nói tóm lại, đô thị cổ Hội An mang trong lòng mình qua nhiều thế kỷ một kết cấu kiến trúc, trang trí kiến trúc, trang trí nội thất và ngoại thất với vẻ đẹp cổ xưa trong mọi di tích lịch sử mà chúng thể hiện một sự giao thoa, hòa điệu của nhiều phong cách nghệ thuật khác, nhau, từ đó tạo ra phong cách Hội An. Đó là sự tổng hòa của quá trình hội nhập, thẩm thấu, dung nạp một cách chọn lọc các yếu tố văn hóa ngoại lai, một sự giao lưu và hỗn dung giữa nền văn hóa ngoại lai, một sự giao lưu và hỗn dung giữa nền văn hóa dân tộc với nền văn hóa của thế giới, các khu vực Đông Nam châu Á và Viễn Đông. Như vậy có nghĩa là vẻ đẹp độc đáo của các di tích kiến trúc của đô thị cổ Hội An đã hội tụ, tổng hòa được các yếu tố của nền nghệ thuật truyền thống được làm phong phú thêm nhờ những yếu tố nghệ thuật nước ngoài, đa dạng về chủng loại, phong phú về đồ án, điêu luyện về đường nét. Tuy nhiên trong quá trình du nhập, vay mượn và tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên ngoài đó, phong cách Hội An vẫn không bao giờ để cho các yếu tố ngoại lai lấn át các yếu tố bản địa và đã bảo tồn được vững chắc các nền tảng truyền thống độc đáo và các yếu tố bản sắc đặc thù của dân tộc mình và vì vậy mà tạo nên được sự hài hòa và thống nhất giữa cái riêng biệt trong cái tổng thể, giữa cái ngoại lai trong cái nội tại.
Một đặc điểm cần lưu ý rằng trên lãnh thổ Việt Nam, khi các công trình kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng của miền Bắc đậm đà sắc thái của nền nghệ thuật thời Lý - Trần thì ở đô thị cổ Hội An, các di tích lịch sử và nghệ thuật lại thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thanh thoát, bay bổng, tạo nên sự hài hòa giữa kiến trúc xây dựng và trang trí nội thất trong một không gian nghệ thuật.
Nhờ đó mà đô thị cổ Hội An đã trở thành một di sản vô giá trong di sản văn hóa Việt Nam và cả trong kho tàng văn hóa thế giới.
Đô thị cổ Hội An đến nay vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn, duy nhất ở nước ta, nối liền hiện tại với quá khứ, gắn liền tương lai với quá khứ, gắn liền tương lai với hiện tại bằng sự hiện hữu của chính mình như một di sản vô giá làm sáng tỏ một giai đoạn của chiều dài lịch sử phát triển đô thị cổ - khu phố cổ nói riêng - ở Việt Nam, mang tính phổ quát của các đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa, một biểu tượng rực rỡ của nền văn minh của đất nước Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến.
Ngày qua ngày, những người dân Hội An cảm nhận thêm rằng quê hương mình là một bộ phận sáng ngời của di sản văn hóa châu Á và có thể là của toàn thể nhân loại và đã được các nhà khảo cổ học trên thế giới hết sức trân trọng. Chính vì vậy mà giáo sư ngườ Pháp Denys Lombard đã phát biểu: “Kiểu mẫu tiêu biểu của thành phố thương mại ở Việt Nam, ở Đông Nam châu Á chỉ có thể chỉ ra là Hội An”.
Một số không ít người Hội An, thời thơ ấu phẳng lặng, họ đã sống trong trái tim của đô thị cổ với niềm thương yêu da diết. Khi lớn lên, họ phải tạm xa nó trong những ngày kháng chiến gian khổ, họ đã xuống đường đấu tranh vì hòa bình hay cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược để giải phóng quê hương. Và ngày hôm nay, khi được sống trong khung cảnh hòa bình, họ mới hiểu ra rằng đô thị cổ Hội An không chỉ ràng buộc riêng mình bởi những sợi dây tình cảm quê hương mà còn có sức cuốn hút, vẫy gọi đồng bào họ ở mọi miền đất nước và cả những du khách của các dân tộc khác nhau trên trái đất bởi vẻ đẹp của một phong cách nghệ thuật độc đáo và của một nền nếp sống riêng biệt.
Đối với họ, đô thị cổ Hội An thân thương có thể thâu tóm trong bóng dáng cổ kính của những công trình kiến trúc lịch sử, trong tiếng chuông chùa ngân nga vào những ngày rằm mồng một, trong màu xanh ngọc của dòng Sài Giang hiền hòa một thời vang bóng thương thuyền, trong không khí náo nhiệt của ngày lễ hội đua ghe truyền thống, trong hoài niệm của cái nôi ra đời của chữ Quốc ngữ, trong hình ảnh các con thuyền nhỏ xuôi ngược qua cầu Nhật Bản, trên các đường phố hẹp trong những ngày ngập lụt, trong hương vị đậm đà của tô cao lầu bốc khói ở quán ăn ven đường, trong màu sắc rực rỡ của hoa và hương vị ngọt ngào của trái cây những ngày chợ Tết cổ truyền, trong sự chung sống hòa hợp giữa người Việt và người Minh Hương như anh e một nhà, trong bản hùng ca về Đại đội 2 Hội An anh hùng, trong giai thoại không quên về đội du kích bất tử của “Rừng dừa bảy mẫu” trong thời kỳ chống Mỹ.
Đô thị cổ Hội An, thành phố quê hương muôn vàn yêu dấu của họ, đã ra đời trong thời gian và không gian lịch sử của thời kỳ Trung Đại của Việt Nam, tồn tại qua các thế kỷ và các thế hệ, rực rỡ trong phát triển, huy hoàng trong chín muồi, vàng son trong phồn thịnh, chìm đắm trong suy thoái, quằn quại trong chiến tranh để rồi lại hồi sinh mãnh liệt hơn bao giờ hết trong hòa bình với sự cuốn hút mới, không phải bằng một nền ngoại thương phong phú hàng hóa như xưa mà bằng một nền du lịch đầy sức hấp dẫn nhờ một quần thể kiến trúc cổ kính tuyệt vời của nền văn hóa với phong cách có một không hai…
Và đô thị cổ của họ vẫn sống, vẫn duy trì sự tồn tại hiếm thấy của mình như một bảo tàng sống, vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của mình, vẫn bảo tồn được các phong tục tập quán riêng biệt của mình qua bao thế hệ. Những ngôi nhà cổ sẽ giảm đi giá trị nếu như vắng bóng các chủ nhân đang sống hàng ngày ở đó để giữ gìn chúng. Cuộc sống ở nơi đây thiên về nội tâm, phản phất nét trầm lắng, sự ngưng đọng trong các đình chùa, các nhà thờ tộc, các hội quán, các nhà hình ống, các đường phố nhỏ hẹp… như gợi nhớ một quá khứ vàng son, như lắng nghe tiếng nói của tiền nhân âm vang trong các di tích, như ôm ấp bước chân thăng trầm qua các thời đại… Đô thị cổ của họ vẫn gìn giữ được tính cách riêng biệt, lối sinh hoạt lịch lãm, cách ứng xử ân tình của mình. Môi trường ở nơi đây không bị chèn ép bởi các hoạt động công nghiệp náo nhiệt, bởi các phương tiện giao thông ồn ào, bụi bặm, được trả về cái yên tĩnh vỗ về, cái êm đềm ấp ủ, cái lắng đọng trong chiều sâu tâm hồn để mà hoài niệm, để mà suy ngẫm, để mà chiêm ngưỡng, để mà nhớ thương…
Hội An khác với các đô thị cổ trong nước ở chỗ mặc dù trải qua khoảng năm trăm năm với chức năng của một trung tâm ngoại thương với bến cảng, các khu phố ngoại kiều, dinh trấn quân sự không còn nữa và môi trường kiến trúc cũng đã đổi thay khác xưa, nhưng vẫn duy trì được cho đến nay một tổng thể với hàng trăm di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân đô thị còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ.
Và hầu như toàn bộ các công trình lịch sử đó đều có chủ nhân của chúng, đều được sử dụng trong cuộc sống hiện tại… Đặc biệt trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp các thế hệ cha ông của họ: đô thị cổ Hội An là như vậy đó, một thành phố cổ đang sống, hiếm thấy trên hành tinh chúng ta! Bởi vậy, ngày nay khi đi giữa phố phường của khu phố cổ, người ta cảm thấy lòng mình ấm cúng, cảm giác thân thương, cái xa xưa và cái hiện tại hòa quyện vào nhau trong cuộc sống hiện tại và trong tâm hồn của mỗi người dân ở nơi đây…
Cuộc điều tra cơ bản của các cơ quan thuộc các ngành văn hóa, khảo cổ, sử học, bảo tàng trong nước đã khảo sát được bảy trăm di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An và đã nhận thấy trong đó có hai trăm sáu mươi công trình đáp ứng được các chuẩn mực giá trị kiến trúc cổ từ các bộ phận đến toàn bộ mà điển hình là Chùa Cầu, Miếu Quan Công, Chùa Quan Âm, Hội Quán Phúc Kiến, Đình Cẩm Phô, Nhà thờ tộc Phạm, tộc Nguyễn, nhà cổ số 101 Nguyễn Thái Học, số 77 Trần Phú v.v…
Các công trình kiến trúc cổ còn tồn tại ở đô thị cổ Hội An có thể xếp thành ba nhóm:
- Trước hết là nhóm các công trình tín ngưỡng bao gồm các đình, chùa, đền, miếu, lăng, hội quán, nhà thờ tộc, mộ cổ… Qua các công trình này, người ta thấy rõ kiến trúc ở khu phố cổ Hội An là kết quả của một sự giao thoa, hòa điệu giữa các nền văn hóa của Đông Nam châu Á và Viễn Đông, góp phần làm phong phú thêm tính đa dạng của di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Nhóm các công trình dân sự bao gồm những đường phố hẹp, nhà ở, khu chợ, giếng cổ và cầu. Trong nhóm kiến trúc này, nhà ở là loại hình quan trọng nhất, là đơn vị cơ bản cấu thành đô thị. Nhà cổ ở Hội An chia thành nhà rường và nhà phố.
Nhà rường có kết cấu xây dựng tương tự như ngôi nhà cổ truyền Việt Nam, thoáng mát với ba gian hai chái, mái ngói âm dương (lợp ngửa và sấp), sân gạch và vườn cây.
Nhà phố có kiến trúc hình ống còn gọi là “nhà ruột ngựa”, dài gần mấy chục mét, là nơi sống và buôn bán của giới thương nhân người Hoa và người Việt trước đây. Không gian ngôi nhà chia làm ba phần: nếp nhà trước là cửa hàng buôn bán, nơi giao dịch, tiếp đó là sân trời tránh nắng và nhà cầu nối liền với nếp nhà sau là nơi sinh sống và kho hàng; cuối cùng là sân sau với nhà bếp, giếng nước, nhà vệ sinh. Hai mặt nhà phía trước và phía sau đều thông ra các mặt đường hoặc mặt trước thì thông ra đường còn mặt sau thì thông ra bến sông.
- Nhóm các công trình bảo vệ là những tòa thành cổ, chỉ còn là một vài đoạn như tòa thành cổ Thanh Chiêm, thủ phủ của dinh trấn Quảng Nam thời xưa.
- Điều đặc biệt là trong các công trình kiến trúc ở đô thị cổ Hội An, các nghệ nhân làng Kim Bồng đã sử dụng các loại vì kèo khác nhau gọi là “vì kẻ chuyền” và “vì vỏ cua” đặc trưng cho phong cách kiến trúc Việt cổ kết hợp với các loại vì kèo gọi là “vì chồng rường” đặc trưng cho phong cách kiến trúc Hoa Bắc và “vì kèo chồng”, đặc trưng cho phong cách kiến trúc Hoa Nam của miền Nam Trung Hoa.
Một điều hết sức thú vị đáng lưu ý là mặt dù loại hình vì kèo có nguồn gốc miền Nam Trung Hoa đó đã có mặt trên cùng một cấu kiện kiến trúc Việt Nam nhưng không đối chọi, mâu thuẫn nhau mà lại xoắn quyện và hòa hợp với nhau thành một thể thống nhất, nét đặc trưng của một phong cách riêng biệt: phong cách Hội An. Đó chính là sự thành công rực rỡ của các nghệ nhân nghề mộc tài hoa Kim Bồng ở Hội An trong những thế kỉ trước đây.
Một đặc điểm khác nữa về kết cấu kiến trúc cần lưu ý là hệ mái: hệ mái truyền thống Việt Nam của các di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An đều có độ dốc mái khá thống nhất với tỉ lệ 5/10, nghĩa là 50%, trong khi đó Chùa Cầu hay Lai Viễn Kiều do người Nhật thiết kế trước đây và được các nghệ nhân Việt Nam thi công lại có hệ mái với độ dốc khá nhỏ, gần như nằm ngang. Đó là một đặc điểm kiến trúc ít gặp thấy ở các nước Đông Nam châu Á nhưng phổ biến ở vùng Viễn Đông, điều đó làm cho di tích cổ này mang sắc thái kiến trúc Nhật Bản. Điều này đã làm cho không một ai có thể phủ nhận sự có mặt của nền văn hóa Nhật Bản đã cấy trồng ở Hội An trong quá khứ. Song mái Cầu Nhật Bản đã kết hợp một cách hài hòa với những bộ phận khác còn lại của công trình và làm cho chiếc cầu cổ mang vẻ đẹp riêng nhưng gần gũi. Cấu trúc của bộ khung và độ cong thoải mái của nền cầu bằng gỗ là điểm gặp gỡ giao duyên của hai nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam - Nhật Bản.
Trong trang trí kiến trúc nội thất và ngoại thất ở tất cả các di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An, các đề tài thường lấy từ thiên nhiên và sinh hoạt đời thường với những hoa văn, họa tiết, mô típ như hoa lá, chim muông, giao long, tứ linh, cá chép hóa rồng, mặt trời âm dương, mây cuộn, đôi trâm vắt chéo, bát bửu, chữ thọ, quạt xòe, tứ quý, thập bát tiên, tứ dân, sinh hoạt vua quan v.v… được chạm khắc trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ, nhất là trên các bộ vì chồng rường, vì kẻ chuyền, vì vỏ cua, khung cửa, bẩy hiên, tai cột, mắt cửa v.v… bằng các thủ pháp chạm chìm, chạm nổi, chạm thủng, chạm lộng, chạm bong kênh truyền thống; những họa tiết và mô típ trên các bức tường được đắp nổi và nạm ghép sành sứ nhiều màu sắc và trên các cột đá, các văn bia được chạm thật tinh xảo và tuyệt mĩ. Đặc biệt, những điêu khắc trên gỗ đã làm cho các kết cấu kiến trúc được cách điệu, làm cho chúng không còn là các bộ phận chịu lực nữa mà chỉ là những chi tiết trang trí kiến trúc nhẹ nhõm đầy sức hấp dẫn. Tuy nhiên người ta biết rõ các hình mặt trời, chiếc quạt xòe rộng v.v… là những trang trí có vai trò quan trọng trong nghệ thuật Nhật Bản, cũng như hình chữ thọ, bát bửu, quả đào, con dơi, con cua, tôm càng, quả lựu v.v… được tiếp nhận từ nghệ thuật Trung Hoa và những đề tài điêu khắc thuận Việt thường thấy là hoa trái, chim muông, tứ quý, tứ dân, đôi trâm vắt chéo với giải lụa, giao long, hoa sen, cá chép, bát quái… Nhưng thật khó mà phân biệt rõ ràng những mô típ trang trí thuần Việt với các mô típ trang trí du nhập từ Trung Hoa hay vay mượn của Nhật Bản, điều đó làm cho các công trình điêu khắc của các di tích lịch sử nổi tiếng ở đô thị cổ thêm đa dạng và phong phú.
Mặt khác, cần hiểu rằng các hình chạm khắc đó đều mang những nội dung tư tưởng cụ thể khác nhau: hình dơi riêng lẻ hay thành nhóm ba bốn con… có ý nghĩa chúc phúc, hình giao long gợi lên sự hóa rồng và quyền lực, hình chim phượng biểu hiện sự vận hành của vũ trụ, hình kỳ lân hiện thân cho tình phu thê chung thủy, hình giao long đùa với cá chép tiêu biểu cho sự dư thừa, sự sắp thành đạt, hình cá chép hóa long có ý nghĩa nguồn nước và sự dẫn đường cho thường thuyền vượt biển, hình mặt trời âm dương biểu hiện nguồn gốc và sức mạnh của vũ trụ, hình chữ thọ cầu nguyện cho sự trường tồn, hình đôi trâm vắt chéo với giải lụa nói lên sự cầu mong cho mọi sự như ý, hình các con dơi bao quanh chữ thọ chứa đựng lời chúc bốn phương đều hạnh phúc v.v…
Cái đẹp của các công trình điêu khắc đó không chỉ được biểu hiện trong các hình thức thể hiện sắc sảo mà còn cả trong sự hàm chứa các nội dung triết lý nhân sinh sâu sắc.
Các công trình điêu khắc trên gỗ đó tuyệt đại bộ phận là của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng ở Hội An đã sống vào những thế kỷ đó. Với khối óc thông minh sáng tạo, những bàn tay khéo léo tài hoa, bản tính cần cù nhẫn nại, những nghệ nhân chạm khắc bậc thầy đó đã để lại đến ngày nay cho chúng ta những tác phẩm tuyệt mĩ, được tạo ra từ sự giao thoa của nhiều dòng văn hóa, từ sự hòa điệu của nhiều phong cách nghệ thuật. Lưỡi đục của những người thợ mộc Kim Bồng đã chạy trên gỗ ở tất cả những chỗ cần chạm trổ và có thể chạm trổ được với kỹ xảo chạm khắc truyền thống về chạm chìm, chạm nổi, chạm thủng, chạm lộng, chạm bong kênh nhiều tầng nhiều lớp, đã khắc họa nên những hình khối nhuần nguyễn, những đường cong nét lượn thanh thoát, những hoa văn, họa tiết sinh động, hết sức hấp dẫn, vô cùng độc đáo, giàu tính truyền thống, không lặp lại ở nơi đâu và không tìm thấy ở nơi khác. Vì vậy mà các tác phẩm điêu khắc trang trí nội thất và ngoại thất tuyệt vời của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã sống mãi với dân gian…
Cũng cần phải nói thêm rằng hội họa dân gian ở đô thị cổ Hội An thể hiện phổ biến dưới hình thức tranh vẽ trang trí nội thất với các bức tứ bình, tứ quý, các tranh phong cảnh, sơn thủy, chim thú bằng chất màu tươi sáng và các bức chân dung thờ bằng mực tàu trên giấy dó mang dáng dấp Trung Hoa, có sức thấm đọng sâu sắc vào lòng người.
Các bức tượng lớn nhỏ của các vị Phật, các vị Thần trong các công trình tín ngưỡng, dù đứng riêng lẻ hay trong một hợp thể đều là những công trình nghệ thuật tạc tượng độc đáo gây được những ấn tượng thẩm mỹ mạnh mẽ…
Nói tóm lại, đô thị cổ Hội An mang trong lòng mình qua nhiều thế kỷ một kết cấu kiến trúc, trang trí kiến trúc, trang trí nội thất và ngoại thất với vẻ đẹp cổ xưa trong mọi di tích lịch sử mà chúng thể hiện một sự giao thoa, hòa điệu của nhiều phong cách nghệ thuật khác, nhau, từ đó tạo ra phong cách Hội An. Đó là sự tổng hòa của quá trình hội nhập, thẩm thấu, dung nạp một cách chọn lọc các yếu tố văn hóa ngoại lai, một sự giao lưu và hỗn dung giữa nền văn hóa ngoại lai, một sự giao lưu và hỗn dung giữa nền văn hóa dân tộc với nền văn hóa của thế giới, các khu vực Đông Nam châu Á và Viễn Đông. Như vậy có nghĩa là vẻ đẹp độc đáo của các di tích kiến trúc của đô thị cổ Hội An đã hội tụ, tổng hòa được các yếu tố của nền nghệ thuật truyền thống được làm phong phú thêm nhờ những yếu tố nghệ thuật nước ngoài, đa dạng về chủng loại, phong phú về đồ án, điêu luyện về đường nét. Tuy nhiên trong quá trình du nhập, vay mượn và tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên ngoài đó, phong cách Hội An vẫn không bao giờ để cho các yếu tố ngoại lai lấn át các yếu tố bản địa và đã bảo tồn được vững chắc các nền tảng truyền thống độc đáo và các yếu tố bản sắc đặc thù của dân tộc mình và vì vậy mà tạo nên được sự hài hòa và thống nhất giữa cái riêng biệt trong cái tổng thể, giữa cái ngoại lai trong cái nội tại.
Một đặc điểm cần lưu ý rằng trên lãnh thổ Việt Nam, khi các công trình kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng của miền Bắc đậm đà sắc thái của nền nghệ thuật thời Lý - Trần thì ở đô thị cổ Hội An, các di tích lịch sử và nghệ thuật lại thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thanh thoát, bay bổng, tạo nên sự hài hòa giữa kiến trúc xây dựng và trang trí nội thất trong một không gian nghệ thuật.
Nhờ đó mà đô thị cổ Hội An đã trở thành một di sản vô giá trong di sản văn hóa Việt Nam và cả trong kho tàng văn hóa thế giới.
Đô thị cổ Hội An đến nay vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn, duy nhất ở nước ta, nối liền hiện tại với quá khứ, gắn liền tương lai với quá khứ, gắn liền tương lai với hiện tại bằng sự hiện hữu của chính mình như một di sản vô giá làm sáng tỏ một giai đoạn của chiều dài lịch sử phát triển đô thị cổ - khu phố cổ nói riêng - ở Việt Nam, mang tính phổ quát của các đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa, một biểu tượng rực rỡ của nền văn minh của đất nước Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến.
Ngày qua ngày, những người dân Hội An cảm nhận thêm rằng quê hương mình là một bộ phận sáng ngời của di sản văn hóa châu Á và có thể là của toàn thể nhân loại và đã được các nhà khảo cổ học trên thế giới hết sức trân trọng. Chính vì vậy mà giáo sư ngườ Pháp Denys Lombard đã phát biểu: “Kiểu mẫu tiêu biểu của thành phố thương mại ở Việt Nam, ở Đông Nam châu Á chỉ có thể chỉ ra là Hội An”.
Một số không ít người Hội An, thời thơ ấu phẳng lặng, họ đã sống trong trái tim của đô thị cổ với niềm thương yêu da diết. Khi lớn lên, họ phải tạm xa nó trong những ngày kháng chiến gian khổ, họ đã xuống đường đấu tranh vì hòa bình hay cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược để giải phóng quê hương. Và ngày hôm nay, khi được sống trong khung cảnh hòa bình, họ mới hiểu ra rằng đô thị cổ Hội An không chỉ ràng buộc riêng mình bởi những sợi dây tình cảm quê hương mà còn có sức cuốn hút, vẫy gọi đồng bào họ ở mọi miền đất nước và cả những du khách của các dân tộc khác nhau trên trái đất bởi vẻ đẹp của một phong cách nghệ thuật độc đáo và của một nền nếp sống riêng biệt.
Đối với họ, đô thị cổ Hội An thân thương có thể thâu tóm trong bóng dáng cổ kính của những công trình kiến trúc lịch sử, trong tiếng chuông chùa ngân nga vào những ngày rằm mồng một, trong màu xanh ngọc của dòng Sài Giang hiền hòa một thời vang bóng thương thuyền, trong không khí náo nhiệt của ngày lễ hội đua ghe truyền thống, trong hoài niệm của cái nôi ra đời của chữ Quốc ngữ, trong hình ảnh các con thuyền nhỏ xuôi ngược qua cầu Nhật Bản, trên các đường phố hẹp trong những ngày ngập lụt, trong hương vị đậm đà của tô cao lầu bốc khói ở quán ăn ven đường, trong màu sắc rực rỡ của hoa và hương vị ngọt ngào của trái cây những ngày chợ Tết cổ truyền, trong sự chung sống hòa hợp giữa người Việt và người Minh Hương như anh e một nhà, trong bản hùng ca về Đại đội 2 Hội An anh hùng, trong giai thoại không quên về đội du kích bất tử của “Rừng dừa bảy mẫu” trong thời kỳ chống Mỹ.
Đô thị cổ Hội An, thành phố quê hương muôn vàn yêu dấu của họ, đã ra đời trong thời gian và không gian lịch sử của thời kỳ Trung Đại của Việt Nam, tồn tại qua các thế kỷ và các thế hệ, rực rỡ trong phát triển, huy hoàng trong chín muồi, vàng son trong phồn thịnh, chìm đắm trong suy thoái, quằn quại trong chiến tranh để rồi lại hồi sinh mãnh liệt hơn bao giờ hết trong hòa bình với sự cuốn hút mới, không phải bằng một nền ngoại thương phong phú hàng hóa như xưa mà bằng một nền du lịch đầy sức hấp dẫn nhờ một quần thể kiến trúc cổ kính tuyệt vời của nền văn hóa với phong cách có một không hai…
Và đô thị cổ của họ vẫn sống, vẫn duy trì sự tồn tại hiếm thấy của mình như một bảo tàng sống, vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của mình, vẫn bảo tồn được các phong tục tập quán riêng biệt của mình qua bao thế hệ. Những ngôi nhà cổ sẽ giảm đi giá trị nếu như vắng bóng các chủ nhân đang sống hàng ngày ở đó để giữ gìn chúng. Cuộc sống ở nơi đây thiên về nội tâm, phản phất nét trầm lắng, sự ngưng đọng trong các đình chùa, các nhà thờ tộc, các hội quán, các nhà hình ống, các đường phố nhỏ hẹp… như gợi nhớ một quá khứ vàng son, như lắng nghe tiếng nói của tiền nhân âm vang trong các di tích, như ôm ấp bước chân thăng trầm qua các thời đại… Đô thị cổ của họ vẫn gìn giữ được tính cách riêng biệt, lối sinh hoạt lịch lãm, cách ứng xử ân tình của mình. Môi trường ở nơi đây không bị chèn ép bởi các hoạt động công nghiệp náo nhiệt, bởi các phương tiện giao thông ồn ào, bụi bặm, được trả về cái yên tĩnh vỗ về, cái êm đềm ấp ủ, cái lắng đọng trong chiều sâu tâm hồn để mà hoài niệm, để mà suy ngẫm, để mà chiêm ngưỡng, để mà nhớ thương…
Hội An, phố cổ êm đềm,
Xa người ta nhớ ngày đêm hỡi người!
Phố xưa ai nở nụ cười
Cho lòng rạo rực bóng người không nguôi…
Xa người ta nhớ ngày đêm hỡi người!
Phố xưa ai nở nụ cười
Cho lòng rạo rực bóng người không nguôi…
Đối với họ, đô thị cổ Hội An êm đềm như một mái nhà lớn cổ kính mà trong đó đang chung sống một đại gia đình đông đúc con cháu, những người thị dân hiền hòa, hiếu khách, những người chủ gia đình lịch lãm, nhân hậu, những phụ nữ dịu dàng, đảm đang, những đứa trẻ lễ độ, ngoan nết, tạo nên một tổ ấm êm đềm qua bao thế hệ.
Hội An đất hẹp người đông,
Nhân tình thuần hậu, lá bông đủ màu…
Nhân tình thuần hậu, lá bông đủ màu…
Ngay từ ngày xưa, giáo sư Cristoforo Borri từng đến Hội An nhiều lần từ 1618 cũng đã nhận thấy được bản chất tốt đẹp của người dân Hội An, người dân Đàng Trong của Đại Việt. Ông đã viết trong nhật ký của mình: “Bản năng tự nhiên của họ là tử tế, ưa làm việc thiện, nhất là đối với người nghèo khi kêu gọi giúp đỡ, nếu từ chối họ sẽ bị coi là thiếu bổn phận như pháp lệnh buộc họ phải làm như vậy… Người Đàng Trong (người Hội An) có sự hòa hợp hoàn hảo, họ cư xử thân tình như anh em một nhà cả trước khi họ quen biết nhau”.
Thương gia khó tính người Pháp Pierre Poivre đã từng đến Hội An và Huế từ cuối năm 1749 đến đầu năm 1750 cũng đã có nhận xét tương tự về Hội An: “Người Đàng Trong dũng cảm cần cù, bản tính giản dị, thằng thắn, tôn trọng sự thật. Họ nghèo ít học, nhưng lịch thiệp, đặc biệt đối với người nước ngoài”.
Chính vẻ đẹp của tâm hồn Hội An đó, cái duyên dáng nhân văn đó của tiền bối đã được người dân Hội An duy trì cho đến tận nay, đầy ắp trong đời sống thường nhật của cư dân phố phường, thấm đượm man mác trong các kiểu dáng kiến trúc cổ xưa, trong sự tuyệt mỹ của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và tạc tượng của các di tích lịch sử mà đô thị cổ Hội An của họ trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn, không ngày nào mà không có du khách. Với sức cuốn hút con người từ mọi miền đất nước từ miền Bắc đến miền Nam và của hàng chục quốc gia khác nhau trên khắp hành tinh, từ phương Đông sang phương Tây, từ bắc bán cầu đến nam bán cầu về đây nhờ “một nền công nghiệp không tỏa khói” của mình đậm đà bản sắc dân tộc, hiếm thấy ở trên thế giới, góp phần mang lại sử phồn vinh cho đất nước, cho địa phương mình. Đô thị cổ Hội An sẽ cất cánh bay lên trong tương lai với vị thế của một khu nghỉ mát quốc tế.
Xin mời bạn hãy đến thăm quê tôi, phố cổ Hội An êm đềm vào những ngày Tết cổ truyền. Mùa xuân trên phố cổ êm đềm phảng phất hương thơm của các loài hoa và hương trầm, chứa đựng vị ngọt của rượu nồng và trái cây.
Thương gia khó tính người Pháp Pierre Poivre đã từng đến Hội An và Huế từ cuối năm 1749 đến đầu năm 1750 cũng đã có nhận xét tương tự về Hội An: “Người Đàng Trong dũng cảm cần cù, bản tính giản dị, thằng thắn, tôn trọng sự thật. Họ nghèo ít học, nhưng lịch thiệp, đặc biệt đối với người nước ngoài”.
Chính vẻ đẹp của tâm hồn Hội An đó, cái duyên dáng nhân văn đó của tiền bối đã được người dân Hội An duy trì cho đến tận nay, đầy ắp trong đời sống thường nhật của cư dân phố phường, thấm đượm man mác trong các kiểu dáng kiến trúc cổ xưa, trong sự tuyệt mỹ của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và tạc tượng của các di tích lịch sử mà đô thị cổ Hội An của họ trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn, không ngày nào mà không có du khách. Với sức cuốn hút con người từ mọi miền đất nước từ miền Bắc đến miền Nam và của hàng chục quốc gia khác nhau trên khắp hành tinh, từ phương Đông sang phương Tây, từ bắc bán cầu đến nam bán cầu về đây nhờ “một nền công nghiệp không tỏa khói” của mình đậm đà bản sắc dân tộc, hiếm thấy ở trên thế giới, góp phần mang lại sử phồn vinh cho đất nước, cho địa phương mình. Đô thị cổ Hội An sẽ cất cánh bay lên trong tương lai với vị thế của một khu nghỉ mát quốc tế.
Xin mời bạn hãy đến thăm quê tôi, phố cổ Hội An êm đềm vào những ngày Tết cổ truyền. Mùa xuân trên phố cổ êm đềm phảng phất hương thơm của các loài hoa và hương trầm, chứa đựng vị ngọt của rượu nồng và trái cây.
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say…
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say…
Đối với những đôi trai gái mới yêu nhau, Tết Cổ truyền trên phố cổ êm đềm còn có hương thơm của men tình say đắm và vị ngọt của mối tình đầu.
Ôi, đẹp làm sao quang cảnh của đô thị cổ vào Xuân dễ thương như khuôn mặt của cô gái dậy thì duyên dáng, thâm trầm đầy sức quyến rũ, lộng lẫy như bức tranh hoành tráng đan xen những nét chấm phá lấp lánh sắc màu! Ôi, đẹp làm sao quang cảnh của đô thị cổ đêm Xuân thuất thoáng dưới ánh sáng đèn những di tích lịch sử lung linh huyền ảo, về khuya bao phủ một lớp sương mờ trên nóc các mái nhà hình ống, đình chùa cổ kính… nhuộm vẻ mơ màng.
Bạn hãy đi giữa đêm Xuân trên phố cổ êm đềm nồng nàn hương vị của xa xưa hòa quyện trong hương vị của hiện tại, gần gũi và gắn bó với bạn xiết bao! Bạn như cảm thấy trong những ngày Tết cổ truyền của tiền nhân đang sống cùng bạn và đang thì thầm với bạn. Bằng con tim nhạy cảm lạ thường, bạn hãy lắng nghe tiếng nói của tổ tiên đang vang vọng từ các công trình kiến trúc cổ kính, bước chân của lịch sử đang chuyển dịch trong nhịp đập của cuộc sống hiện tại và sung sướng cảm nhận rằng cuộc đời sẽ mất hết ý nghĩa một khi cội nguồn của nền văn hóa cổ truyền dân tộc không còn được gìn giữ qua các thế hệ. Và bạn sẽ cảm thấy mình được trở về với thế giới cội nguồn hoàn toàn tinh khiết giữa phố cổ Hội An êm đềm…
(Trích sách: Đô thị cổ Hội An và những di tích tiêu biểu, tác giả: Nguyễn Phước Tương, tr 59 - 66, Nxb: Giáo dục, năm: 1997.)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền