Đạo Cao Đài ở Hội An
- Thứ tư - 23/09/2015 04:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đạo Cao Đài là tên gọi tắt của một tôn giáo bản địa Việt Nam, có tên đầy đủ là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại Nam Bộ, người sáng lập và là tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Minh Chiêu. Không chỉ phát tích và phát triển ở Nam Bộ, ngày nay đạo Cao Đài đã hiện diện nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Hội An - Quảng Nam.
Đạo Cao Đài ở Hội An hình thành và phát triển khá muộn, vào khoảng những năm 1950, trong bối cảnh những năm đầu kháng chiến chống Pháp, các tín đồ Cao Đài ở vùng Bắc Quảng Nam, sinh hoạt tại Thánh Thất Từ Quan - Gò Nổi - Điện Bàn di tản nhiều nơi. Nhiều tín đồ phải tản cư ở vùng nông thôn Quế Sơn, Tam Kỳ… Trong khi đó một số tín đồ lại tập trung về Hội An để sinh sống và lập thánh thất để sinh hoạt.
Về tổ chức, đạo Cao Đài có một hệ thống chức sắc bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau với những qui định về số lượng khá cụ thể. Hiện nay, hệ thống tổ chức đạo Cao Đài ở Hội An được tổ chức đến cấp 5 từ thấp đến cao gồm Tín đồ, Trị sự, Lễ sanh, Giáo hữu, Giáo sư. Trong đó mỗi cơ sở đạo ở Hội An thành lập các ban khác nhau để quản lý và hoạt động, đứng đầu Thánh thất là Đạo họ. Giúp việc cho Đạo họ là Ban cai quản gồm hành chính (sách vở và trật tự), phổ tế (phổ truyền chân đạo), minh trai hay còn gọi là luật sự (giữ gìn luật lệ), phước thiện (làm từ thiện), nữ phái (giáo hóa nữ đồ). Dưới Ban cai quản là Ban trị sự xã đạo gồm có Chánh trị sự, Phó chánh trị sự và Thông sự, cuối cùng là Tín đồ.
Đạo Cao Đài ở Hội An có những quy định và giáo lý riêng, giáo lý của Đạo là sự tổng hợp, chắt lọc lý luận của tam giáo Đồng nguyên ở Phương Đông gồm Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Đạo Cao Đài đặt ra nhiều qui định về luật lệ, lễ nghi để hướng dẫn người theo đạo tu tập và xử thế. Đạo Cao Đài còn những quy định về việc nhập môn cầu đạo, xây dựng thánh thất, tổ chức hôn, tang, tế… Đặc biệt, đạo Cao Đài rất chú trọng giáo dục các tín đồ về đạo đức theo tiêu chuẩn đạo đức Tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Tùy vào điều kiện cụ thể mà các cơ sở đạo ở Hội An phổ biến trong các tín đồ, cũng như áp dụng vào thực tế để tu tịnh và truyền đạo.
Ở Hội An, hàng năm các tín đồ theo đạo đều tổ chức các lễ quan trọng của Đạo như Lễ Đản sanh Đức Chí Tôn (9/1), Lễ Đản sanh Đức Phật Thích Ca (15/4), lễ vía Diêu trì Thánh mẫu (15/8)… Trong các ngày lễ lớn, lễ Đản sanh Đức Chí Tôn là lễ nghi lớn nhất của Đạo. Bên cạnh đó, hàng ngày tại thánh thất tổ chức 4 lễ vào các giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Hàng tháng, tổ chức 2 ngày lễ vào ngày rằm và mồng một Âm lịch.
Vào những ngày lễ lớn thì các tín đồ tụ tập về Thánh thất để làm lễ và sinh hoạt. Tại các gia đình tín đồ, tùy theo điều kiện và ý đồ của gia chủ mà họ lập một bàn thờ để thờ tự, nơi thờ tự phải nghiêm trang và sạch sẽ. Bên cạnh đó, họ còn bố trí bàn thờ tổ tiên ông bà, cha mẹ để thờ tự. Hàng ngày, tín đồ theo đạo tổ chức cúng tứ thời vào 4 giờ trong ngày gồm giờ Tý (12h khuya), giờ Ngọ (12h trưa), giờ Mão (6h sáng), giờ Dậu (6h tối), mỗi ngày ít nhất cúng một thời.
Về ẩm thực, đa số các tín đồ theo đạo Cao Đài đều ăn chay, đối với người có niềm tin theo đạo ăn chay khoảng 6 ngày trong tháng (gồm mồng1, 8, 14, 15, 23, 30, Âm lịch), đối với tín đồ của Đạo thì ăn chay ít nhất là 10 ngày trong tháng (gồm mồng 1,8, 14, 15, 18, 23,24,28, 29, 30 Âm lịch). Trong đó một bộ phận tín đồ và chức sắc ăn chay trường.
Tóm lại, đạo Cao Đài ở Hội An hình thành và phát triển khá muộn so với các tôn giáo khác như Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Hiện nay, số lượng tín đồ theo Đạo khoảng hơn 600 tín đồ, sự hiện diện của đạo Cao Đài góp phần làm phong phú thêm loại hình tôn giáo ở Hội An.
Tài liệu tham khảo:
1. Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ, Lịch sử Đạo Cao Đài (quyển 1), Khai Đạo từ khởi minh đến khai minh, NXB Tôn giáo 2005.
2. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Hội thánh truyền giáo Cao Đài, Kinh Tận độ, Trung Hưng Bửu tòa, 1995.
3. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo lý, 1974.
4. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Tòa Thánh Tây Ninh, Tân luật pháp chánh truyền, 1972.
5. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Thiên đạo, Nxb Tôn giáo, 2010.
6. Phòng Nội vụ, Báo cáo Tình hình hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
7. Tư liệu lưu trữ tại các Thánh thất Cao Đài Hội An do ông Lý Duy Hải và ông Nguyễn Văn Thời cung cấp.
Đạo Cao Đài ở Hội An - Ảnh: Phước Tịnh
Qua kết quả khảo sát cho biết, hiện trên địa bàn Hội An có 02 thánh thất và 01 tịnh thất, trong đó Tịnh thất Thanh An là nơi tu thiền và làm cơ sở khám chữa bệnh, còn hai thánh thất là nơi sinh hoạt và thờ tự. Thánh thất Cao Đài Hội An thờ biểu tượng Thiên nhãn ở Bát Quái Đài, cùng phối thờ với Thiên nhãn là các vị Thái Thượng Lão Quân, Phật Thích Ca, Khổng Thánh Tiên Sư, Lý Thái Bạch, Quan Thánh Đế Quân, Bồ Tát Quan Âm. Bên cạnh đó, tại thánh thất có bàn thờ Diêu Trì Thánh Mẫu và bàn thờ đại tiên Ngô Minh Chiêu, di ảnh các người đứng đầu họ Đạo.Về tổ chức, đạo Cao Đài có một hệ thống chức sắc bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau với những qui định về số lượng khá cụ thể. Hiện nay, hệ thống tổ chức đạo Cao Đài ở Hội An được tổ chức đến cấp 5 từ thấp đến cao gồm Tín đồ, Trị sự, Lễ sanh, Giáo hữu, Giáo sư. Trong đó mỗi cơ sở đạo ở Hội An thành lập các ban khác nhau để quản lý và hoạt động, đứng đầu Thánh thất là Đạo họ. Giúp việc cho Đạo họ là Ban cai quản gồm hành chính (sách vở và trật tự), phổ tế (phổ truyền chân đạo), minh trai hay còn gọi là luật sự (giữ gìn luật lệ), phước thiện (làm từ thiện), nữ phái (giáo hóa nữ đồ). Dưới Ban cai quản là Ban trị sự xã đạo gồm có Chánh trị sự, Phó chánh trị sự và Thông sự, cuối cùng là Tín đồ.
Đạo Cao Đài ở Hội An có những quy định và giáo lý riêng, giáo lý của Đạo là sự tổng hợp, chắt lọc lý luận của tam giáo Đồng nguyên ở Phương Đông gồm Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Đạo Cao Đài đặt ra nhiều qui định về luật lệ, lễ nghi để hướng dẫn người theo đạo tu tập và xử thế. Đạo Cao Đài còn những quy định về việc nhập môn cầu đạo, xây dựng thánh thất, tổ chức hôn, tang, tế… Đặc biệt, đạo Cao Đài rất chú trọng giáo dục các tín đồ về đạo đức theo tiêu chuẩn đạo đức Tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Tùy vào điều kiện cụ thể mà các cơ sở đạo ở Hội An phổ biến trong các tín đồ, cũng như áp dụng vào thực tế để tu tịnh và truyền đạo.
Ở Hội An, hàng năm các tín đồ theo đạo đều tổ chức các lễ quan trọng của Đạo như Lễ Đản sanh Đức Chí Tôn (9/1), Lễ Đản sanh Đức Phật Thích Ca (15/4), lễ vía Diêu trì Thánh mẫu (15/8)… Trong các ngày lễ lớn, lễ Đản sanh Đức Chí Tôn là lễ nghi lớn nhất của Đạo. Bên cạnh đó, hàng ngày tại thánh thất tổ chức 4 lễ vào các giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Hàng tháng, tổ chức 2 ngày lễ vào ngày rằm và mồng một Âm lịch.
Vào những ngày lễ lớn thì các tín đồ tụ tập về Thánh thất để làm lễ và sinh hoạt. Tại các gia đình tín đồ, tùy theo điều kiện và ý đồ của gia chủ mà họ lập một bàn thờ để thờ tự, nơi thờ tự phải nghiêm trang và sạch sẽ. Bên cạnh đó, họ còn bố trí bàn thờ tổ tiên ông bà, cha mẹ để thờ tự. Hàng ngày, tín đồ theo đạo tổ chức cúng tứ thời vào 4 giờ trong ngày gồm giờ Tý (12h khuya), giờ Ngọ (12h trưa), giờ Mão (6h sáng), giờ Dậu (6h tối), mỗi ngày ít nhất cúng một thời.
Về ẩm thực, đa số các tín đồ theo đạo Cao Đài đều ăn chay, đối với người có niềm tin theo đạo ăn chay khoảng 6 ngày trong tháng (gồm mồng1, 8, 14, 15, 23, 30, Âm lịch), đối với tín đồ của Đạo thì ăn chay ít nhất là 10 ngày trong tháng (gồm mồng 1,8, 14, 15, 18, 23,24,28, 29, 30 Âm lịch). Trong đó một bộ phận tín đồ và chức sắc ăn chay trường.
Tóm lại, đạo Cao Đài ở Hội An hình thành và phát triển khá muộn so với các tôn giáo khác như Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Hiện nay, số lượng tín đồ theo Đạo khoảng hơn 600 tín đồ, sự hiện diện của đạo Cao Đài góp phần làm phong phú thêm loại hình tôn giáo ở Hội An.
Tài liệu tham khảo:
1. Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ, Lịch sử Đạo Cao Đài (quyển 1), Khai Đạo từ khởi minh đến khai minh, NXB Tôn giáo 2005.
2. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Hội thánh truyền giáo Cao Đài, Kinh Tận độ, Trung Hưng Bửu tòa, 1995.
3. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo lý, 1974.
4. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Tòa Thánh Tây Ninh, Tân luật pháp chánh truyền, 1972.
5. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Thiên đạo, Nxb Tôn giáo, 2010.
6. Phòng Nội vụ, Báo cáo Tình hình hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
7. Tư liệu lưu trữ tại các Thánh thất Cao Đài Hội An do ông Lý Duy Hải và ông Nguyễn Văn Thời cung cấp.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền