Cương vực của Hội An thời phong kiến (trước năm 1945)
- Chủ nhật - 22/05/2022 22:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thời kỳ phong kiến đối với vùng đất Hội An nói riêng và cả vùng đất xứ Quảng nói chung bắt đầu tính từ sau sự kiện Huyền Trân Công chúa năm 1306. Lúc này khu vực Hội An có một phần ở phía Tây, Tây - Bắc, thuộc châu Rí/lý đã được nhập vào lãnh thổ của nhà nước Đại Việt (thời kỳ nhà Trần).
Thành phố Hội An nhìn từ trên cao - Ảnh: Quang Ngọc
Nhưng trên thực tế, phần lãnh thổ này vẫn của người dân Chàm sinh sống, quản lý. Nghĩa là, về cơ bản lấy hệ thống sông Thu Bồn làm gianh giới, thì vùng đất về phía Bắc của hệ thống sông này gồm: các dải đất cồn, bãi cát từ Lai Nghi xuống Thanh Hà, Cẩm Hà, Cẩm Phô, Tân An, Cẩm Châu (gồm Sơn Phô, An Mỹ) hiện nay.
Nhiều nguồn tư liệu thư tịch và thực địa cho chúng ta có thể biết: Mặc dù sau nhiều sự kiện diễn ra (1306, 1402, 1471), với nhiều biến động chính trị và dân cư, đến cuối thế kỷ XV cương vực Hội An gồm phần đất thuộc châu Rí/Lý của người Chàm trước đây, mặc dù trải dài phần đất gần như từ Lai Nghi xuống Thanh Hà, Cẩm Hà, Cẩm Phô, Sơn Phô, An Mỹ ngày nay thì mới hình thành được các làng Cẩm Phô, Hoài Phô, khoảng cuối thế kỷ XVI có thêm làng Cổ Trai và còn phần đất thuộc Chiêm Động cũng mới ghi nhận hình thành được làng Võng Nhi. Làng Cẩm Phô, Hoài Phô, Cổ Trai thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Làng Võng Nhi thuộc phủ Thăng Hoa của Thừa Tuyên Quảng Nam. Dấu vết khảo cổ học cho biết, về phía Nam, thực tế sông Thu Bồn còn nằm sát vào phía Bắc các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, Nguyễn Duy Hiệu xuống Bãi tắm Phước Trạch – Cửa Đại.
Việc di dân lập làng ở Hội An - xứ Quảng, Đàng Trong tiếp tục được diễn ra mạnh mẽ gắn với kế sách tạo nghiệp lâu dài của các chúa Nguyễn, với câu sấm truyền “Hoành Sơn nhất Đái, Vạn đại dung thân” bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI. Năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570 kiêm lãnh trấn Quảng Nam[1] và tháng 7 năm Nhâm Dần - 1602 cho lập Trấn Dinh Quảng Nam vì xem: “chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận - Quảng... đồng thời sai công tử thứ sáu là Nguyễn Phước Nguyên trấn giữ”[2], sau đó vào năm 1604 chúa Nguyễn Hoàng đã cho chia đặt lại hệ thống đơn vị hành chính của Thuận Quảng, tách huyện Điện Bàn của phủ Triệu Phong ra để nâng lập phủ Điện Bàn[3], thuộc Dinh/Trấn Quảng Nam. Lúc này, trên địa bàn khu vực Hội An, ở về phía Tây – Tây Bắc (vùng đất châu Rí/lý cũ), ngoài các làng Hoài Phô, Cẩm Phô đã hình thành từ trước, xuất hiện thêm nhiều làng xã đó là: Thanh Hà, Cổ Trai, Hội An, Minh Hương, Đế Võng, Hoa/Sơn Phô, An Mỹ thuộc huyện Diên Khánh/Phước của phủ Điện Bàn. Ở phía Đông, Đông – Nam (vùng đất Chiêm Động cũ) ngoài làng Võng Nhi có thêm các làng: Thanh Châu, Đế Võng, Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), Đại An/An Bàng, Phước/Phúc Trạch thuộc Võng Nhi, huyện Hòa Vinh/Vang, phủ Điện Bàn.
Bước sang thế kỷ XVIII, nhất là vào đầu triều Nguyễn – đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sau khi thống nhất đất nước, khôi phục vương quyền, rồi các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tập trung củng cố chính quyền cơ sở để tăng cường quyền lực, phát triển kinh tế văn hóa bằng nhiều chính sách khai hoang, quản lý đất đai, tổ chức làng xã. Đây là giai đoạn khá thái bình, ổn định và phát triển, trên cơ sở đó, ở Hội An có thêm nhiều làng xã được lập mới hoặc tách ra từ sự phát triển của các làng cũ như: làng Đông An, Phong Hộ, Mậu Tài (đầu thế kỷ XX nhập thành Sơn Phong), Hòa Yên (từ Cẩm Phô tách ra), Tân An (được lập mới trên vùng đất khai hoang của Cẩm Phô và Thanh Hà); các làng mới Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam tách ra từ làng Thanh Châu cũ. Tên làng Thanh Châu được lấy làm tên tổng – Thanh Châu gồm có các làng /xã: Đế Võng, Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam, An Bàng, Phước Trạch, Tân Hiệp, Hà Quảng. Có thể nói, từ thế kỷ XV đến năm 1945 cương vực Hội An được mở rộng, do số lượng dân cư (chủ yếu là tăng cơ học) và số làng/xã luôn tăng một cách khá nhanh.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tính từ cuối thế kỷ XIX, sau hai Hiệp ước Harmand (25/8/1883) và Patenotre (06/6/1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thức dân Pháp đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước phong kiến Việt Nam và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Các phong trào kháng chiến yêu nước chống xâm lược của nhân dân ta đến cuối thế kỷ XIX lần lượt bị dập tắt. Như vậy, về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định về mặt quân sự, để bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất. Tỉnh Quảng Nam nói chung là một trong 12 tỉnh của xứ Trung Kỳ, về danh nghĩa thuộc quyền bảo hộ của Pháp, nhưng trong thực tế, về hình thức thống trị lại có hai chế độ cai trị khác nhau. Một nghị định của toàn quyền Đông Dương Piquet quy định tổ chức hành chính của thành phố Tourane như một thị xã của Pháp, trực thuộc phủ toàn quyền. Phần đất còn lại thuộc tỉnh Quảng Nam do chính quyền Nam triều quản lý, đứng đầu bộ máy cai trị là viên quan Tổng đốc, đóng tại La Qua (nay thuộc thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn), nhưng bên cạnh đó lại có tòa sứ Pháp đóng tại Hội An, do một viên Công sứ đứng đầu theo dõi và giám sát. Đi theo với tòa Công sứ là các đồn lính khố xanh, công sở mật thám, kho bạc, thương chánh, dây thép/bưu điện... của Pháp cũng được thiết lập. Tại Hội An, từ thời các Chúa đến các vua triều Nguyễn vốn với vai trò là trung tâm kinh tế - thương mại của cả Đàng Trong - Xứ/tỉnh Quảng Nam, chính vì thế năm 1898 (ngày 20/10) vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập thị xã Faifo làm tỉnh lỵ Quảng Nam, đến ngày 30/8/1898 Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuẩn y đạo dụ trên - Gọi là Ville de Faifoo và phạm vi hành chính gồm các xã Hội An, Cẩm Phô, Minh Hương, Sơn Phong. Đến đầu thế kỷ XX trên khu vực Hội An có thêm các làng Thanh Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam được tách ra từ làng Thanh Đông. Như vậy, cương vực Hội An đầu thế kỷ XX, trên cơ sở đất đai của các làng xã thuộc 2 huyện Diên Khánh/Phước và Hòa Vinh/Vang có thế thấy trải dài từ phía Tây, tiếp giáp với Lai Nghi (xã Điện Nam), Điện Dương (huyện Điện Bàn ngày nay), phía Bắc, Đông Bắc giáp biển, với chiều dài hơn 7 km, ra đến đảo Cù Lao Chàm, phía Nam có sông Thu Bồn làm ranh giới với huyện Duy Xuyên là các xã/phường Cẩm Thanh, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Minh An, Cẩm Phô, Thanh Hà hiện nay. Các làng/xã thuộc tổng Phú Chiêm (trên đất Hội An hiện nay) gồm: Cẩm Phô, Thanh Hà, Hội An, Hoa/Sơn Phô, An Mỹ, Minh Hương, Hòa Yên, An Phong, Mậu Tài, Tân An. Các làng xã thuộc Tổng Thanh Châu gồm: Đế Võng, Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam, An Bàng/Đại An, Phước Trạch, Tân Hiệp, Thanh Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam, Hà Quảng.
Ngoài ra, trên đất Hội An hiện nay, vào thời kỳ phong kiến còn có các làng: Xuân Mỹ, Kim Bồng. Làng Xuân Mỹ, vị trí ở khối Nam Diêu, phường Thanh Hà hiện nay, nguyên là phường trực lệ, tương đương với xã, làm nghề thủ công gương, lược, được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII, thuộc tổng An Nhơn, huyện Diên Khánh/Phước, phủ Điện Bàn. Vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp (sau năm 1945) nhập về Hội An. Làng Kim Bồng, được hình thành vào đầu thế kỷ XVIII, làm nghề nông, ngư và thủ công nghiệp (mộc, nề). Lúc đầu làng thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Hy Giang, phủ Thăng Hoa. Vào triều Nguyễn đổi huyện Duy Xuyên, thuộc phủ Điện Bàn. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (sau năm 1945) nhập về Hội An.
Nhìn lại tổng quát quá trình hình thành cương vực của vùng đất Hội An có thể nhận thấy, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên khá riêng biệt của vùng đất hạ lưu, cửa sông/biển và là ven, cận biển, vùng đất cồn – bàu, sông ngòi chằng chịt, chia cắt địa hình thành nhiều điểm dân cư khác nhau với nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau (cả về địa hình và dân cư). Đây quả là một quá trình biến đổi, thay đổi, phụ thuộc khá phức tạp, nhiều khác biệt đã tạo cho vùng đất nơi đây trở nên đa dạng, phong phú và giàu truyền thống văn hóa, đồng thời với cương vực tuy không rộng nhưng rất đa dạng hệ sinh thái – tự nhiên: biển, đảo, sông nước, cồn, bàu,... cho tiềm năng, tài nguyên phát triển kinh tế - văn hóa lâu bền.
Nhiều nguồn tư liệu thư tịch và thực địa cho chúng ta có thể biết: Mặc dù sau nhiều sự kiện diễn ra (1306, 1402, 1471), với nhiều biến động chính trị và dân cư, đến cuối thế kỷ XV cương vực Hội An gồm phần đất thuộc châu Rí/Lý của người Chàm trước đây, mặc dù trải dài phần đất gần như từ Lai Nghi xuống Thanh Hà, Cẩm Hà, Cẩm Phô, Sơn Phô, An Mỹ ngày nay thì mới hình thành được các làng Cẩm Phô, Hoài Phô, khoảng cuối thế kỷ XVI có thêm làng Cổ Trai và còn phần đất thuộc Chiêm Động cũng mới ghi nhận hình thành được làng Võng Nhi. Làng Cẩm Phô, Hoài Phô, Cổ Trai thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Làng Võng Nhi thuộc phủ Thăng Hoa của Thừa Tuyên Quảng Nam. Dấu vết khảo cổ học cho biết, về phía Nam, thực tế sông Thu Bồn còn nằm sát vào phía Bắc các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, Nguyễn Duy Hiệu xuống Bãi tắm Phước Trạch – Cửa Đại.
Việc di dân lập làng ở Hội An - xứ Quảng, Đàng Trong tiếp tục được diễn ra mạnh mẽ gắn với kế sách tạo nghiệp lâu dài của các chúa Nguyễn, với câu sấm truyền “Hoành Sơn nhất Đái, Vạn đại dung thân” bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI. Năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570 kiêm lãnh trấn Quảng Nam[1] và tháng 7 năm Nhâm Dần - 1602 cho lập Trấn Dinh Quảng Nam vì xem: “chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận - Quảng... đồng thời sai công tử thứ sáu là Nguyễn Phước Nguyên trấn giữ”[2], sau đó vào năm 1604 chúa Nguyễn Hoàng đã cho chia đặt lại hệ thống đơn vị hành chính của Thuận Quảng, tách huyện Điện Bàn của phủ Triệu Phong ra để nâng lập phủ Điện Bàn[3], thuộc Dinh/Trấn Quảng Nam. Lúc này, trên địa bàn khu vực Hội An, ở về phía Tây – Tây Bắc (vùng đất châu Rí/lý cũ), ngoài các làng Hoài Phô, Cẩm Phô đã hình thành từ trước, xuất hiện thêm nhiều làng xã đó là: Thanh Hà, Cổ Trai, Hội An, Minh Hương, Đế Võng, Hoa/Sơn Phô, An Mỹ thuộc huyện Diên Khánh/Phước của phủ Điện Bàn. Ở phía Đông, Đông – Nam (vùng đất Chiêm Động cũ) ngoài làng Võng Nhi có thêm các làng: Thanh Châu, Đế Võng, Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), Đại An/An Bàng, Phước/Phúc Trạch thuộc Võng Nhi, huyện Hòa Vinh/Vang, phủ Điện Bàn.
Bước sang thế kỷ XVIII, nhất là vào đầu triều Nguyễn – đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sau khi thống nhất đất nước, khôi phục vương quyền, rồi các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tập trung củng cố chính quyền cơ sở để tăng cường quyền lực, phát triển kinh tế văn hóa bằng nhiều chính sách khai hoang, quản lý đất đai, tổ chức làng xã. Đây là giai đoạn khá thái bình, ổn định và phát triển, trên cơ sở đó, ở Hội An có thêm nhiều làng xã được lập mới hoặc tách ra từ sự phát triển của các làng cũ như: làng Đông An, Phong Hộ, Mậu Tài (đầu thế kỷ XX nhập thành Sơn Phong), Hòa Yên (từ Cẩm Phô tách ra), Tân An (được lập mới trên vùng đất khai hoang của Cẩm Phô và Thanh Hà); các làng mới Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam tách ra từ làng Thanh Châu cũ. Tên làng Thanh Châu được lấy làm tên tổng – Thanh Châu gồm có các làng /xã: Đế Võng, Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam, An Bàng, Phước Trạch, Tân Hiệp, Hà Quảng. Có thể nói, từ thế kỷ XV đến năm 1945 cương vực Hội An được mở rộng, do số lượng dân cư (chủ yếu là tăng cơ học) và số làng/xã luôn tăng một cách khá nhanh.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tính từ cuối thế kỷ XIX, sau hai Hiệp ước Harmand (25/8/1883) và Patenotre (06/6/1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thức dân Pháp đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước phong kiến Việt Nam và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Các phong trào kháng chiến yêu nước chống xâm lược của nhân dân ta đến cuối thế kỷ XIX lần lượt bị dập tắt. Như vậy, về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định về mặt quân sự, để bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất. Tỉnh Quảng Nam nói chung là một trong 12 tỉnh của xứ Trung Kỳ, về danh nghĩa thuộc quyền bảo hộ của Pháp, nhưng trong thực tế, về hình thức thống trị lại có hai chế độ cai trị khác nhau. Một nghị định của toàn quyền Đông Dương Piquet quy định tổ chức hành chính của thành phố Tourane như một thị xã của Pháp, trực thuộc phủ toàn quyền. Phần đất còn lại thuộc tỉnh Quảng Nam do chính quyền Nam triều quản lý, đứng đầu bộ máy cai trị là viên quan Tổng đốc, đóng tại La Qua (nay thuộc thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn), nhưng bên cạnh đó lại có tòa sứ Pháp đóng tại Hội An, do một viên Công sứ đứng đầu theo dõi và giám sát. Đi theo với tòa Công sứ là các đồn lính khố xanh, công sở mật thám, kho bạc, thương chánh, dây thép/bưu điện... của Pháp cũng được thiết lập. Tại Hội An, từ thời các Chúa đến các vua triều Nguyễn vốn với vai trò là trung tâm kinh tế - thương mại của cả Đàng Trong - Xứ/tỉnh Quảng Nam, chính vì thế năm 1898 (ngày 20/10) vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập thị xã Faifo làm tỉnh lỵ Quảng Nam, đến ngày 30/8/1898 Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuẩn y đạo dụ trên - Gọi là Ville de Faifoo và phạm vi hành chính gồm các xã Hội An, Cẩm Phô, Minh Hương, Sơn Phong. Đến đầu thế kỷ XX trên khu vực Hội An có thêm các làng Thanh Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam được tách ra từ làng Thanh Đông. Như vậy, cương vực Hội An đầu thế kỷ XX, trên cơ sở đất đai của các làng xã thuộc 2 huyện Diên Khánh/Phước và Hòa Vinh/Vang có thế thấy trải dài từ phía Tây, tiếp giáp với Lai Nghi (xã Điện Nam), Điện Dương (huyện Điện Bàn ngày nay), phía Bắc, Đông Bắc giáp biển, với chiều dài hơn 7 km, ra đến đảo Cù Lao Chàm, phía Nam có sông Thu Bồn làm ranh giới với huyện Duy Xuyên là các xã/phường Cẩm Thanh, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Minh An, Cẩm Phô, Thanh Hà hiện nay. Các làng/xã thuộc tổng Phú Chiêm (trên đất Hội An hiện nay) gồm: Cẩm Phô, Thanh Hà, Hội An, Hoa/Sơn Phô, An Mỹ, Minh Hương, Hòa Yên, An Phong, Mậu Tài, Tân An. Các làng xã thuộc Tổng Thanh Châu gồm: Đế Võng, Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam, An Bàng/Đại An, Phước Trạch, Tân Hiệp, Thanh Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam, Hà Quảng.
Ngoài ra, trên đất Hội An hiện nay, vào thời kỳ phong kiến còn có các làng: Xuân Mỹ, Kim Bồng. Làng Xuân Mỹ, vị trí ở khối Nam Diêu, phường Thanh Hà hiện nay, nguyên là phường trực lệ, tương đương với xã, làm nghề thủ công gương, lược, được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII, thuộc tổng An Nhơn, huyện Diên Khánh/Phước, phủ Điện Bàn. Vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp (sau năm 1945) nhập về Hội An. Làng Kim Bồng, được hình thành vào đầu thế kỷ XVIII, làm nghề nông, ngư và thủ công nghiệp (mộc, nề). Lúc đầu làng thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Hy Giang, phủ Thăng Hoa. Vào triều Nguyễn đổi huyện Duy Xuyên, thuộc phủ Điện Bàn. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (sau năm 1945) nhập về Hội An.
Nhìn lại tổng quát quá trình hình thành cương vực của vùng đất Hội An có thể nhận thấy, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên khá riêng biệt của vùng đất hạ lưu, cửa sông/biển và là ven, cận biển, vùng đất cồn – bàu, sông ngòi chằng chịt, chia cắt địa hình thành nhiều điểm dân cư khác nhau với nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau (cả về địa hình và dân cư). Đây quả là một quá trình biến đổi, thay đổi, phụ thuộc khá phức tạp, nhiều khác biệt đã tạo cho vùng đất nơi đây trở nên đa dạng, phong phú và giàu truyền thống văn hóa, đồng thời với cương vực tuy không rộng nhưng rất đa dạng hệ sinh thái – tự nhiên: biển, đảo, sông nước, cồn, bàu,... cho tiềm năng, tài nguyên phát triển kinh tế - văn hóa lâu bền.