Chùa Cầu biểu trưng Di sản văn hóa Hội An
- Thứ tư - 10/08/2022 10:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 16/7/2019, trên trang Google, tại biểu tượng Google Doodle(1) xuất hiện hình ảnh phố cổ Hội An với hình vẽ Chùa Cầu nổi bật giữa khuôn hình đã tạo sự chú ý và thích thú không chỉ của người dân phố Hội mà cả những bạn bè yêu quý mảnh đất này. Đây là lần đầu tiên hình ảnh phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới được vinh danh trên Google Doodle, mà trong đó hình vẽ Chùa Cầu được hiện ra như hình ảnh mang tính biểu trưng cho Khu Di sản văn hóa này.
Chùa Cầu - Ảnh: Quang Ngọc
Chùa Cầu còn có các tên gọi khác như cầu Nhật Bản, Hội An kiều, Lai Viễn kiều… Đối với người dân Hội An thì Chùa Cầu là một di tích có giá trị đặc biệt trên nhiều phương diện cả về kiến trúc nghệ thuật, cũng như lịch sử, văn hóa, là địa chỉ thân quen, gắn bó trong ký ức của bao người. Đối với những du khách trong và ngoài nước, thì Chùa Cầu là địa chỉ lý thú không thể bỏ qua trong lộ trình tham quan, khám phá khu Di sản Văn hóa - Đô thị cổ Hội An. Từ những giá trị nhiều mặt về lịch sử, sự độc đáo về kiến trúc, sự đa dạng về tín ngưỡng, Chùa Cầu đã được lựa chọn làm biểu trưng/logo của Di sản Văn hóa Hội An và cho cả thành phố thơ mộng bên dòng sông Hoài này.
Trong bài viết này, sẽ tập hợp, giới thiệu một số thông tin giá trị về lịch sử - văn hóa đặc trưng của di tích qua các giai đoạn lịch sử, qua đó phần nào lý giải câu hỏi tại sao Hội An đã lựa chọn Chùa Cầu làm biểu trưng cho thành phố.
1. Về lịch sử hình thành di tích Chùa Cầu, cho đến nay, có rất nhiều tư liệu, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đề cập về Chùa Cầu, tuy nhiên, vẫn chưa có tư liệu nào xác định một cách chính xác và chắc chắn về niên đại khởi dựng công trình này. Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (天南四至 路圖書) do Đỗ Bá vẽ vào năm 1686, ở tờ bản đồ vẽ xứ Quảng Nam, ghi tên “Hội An kiều” bên cạnh hình vẽ một công trình có mái che như một điểm nhấn quan trọng trong họa đồ. Trong tác phẩm Hải ngoại Kỷ sự năm 1695, Thiền sư Thích Đại Sán có đề cập đến địa danh “Cầu Nhật Bản”(2). Trước đó vài năm, tên di tích Chùa Cầu đã được nhắc đến trong một câu chuyện diễn ra trong thời gian khoảng từ năm 1673-1683, được giáo sĩ Bénigne Vachet ghi lại mà L. CADIÈRE giới thiệu trong tập Những người bạn cố đô Huế (BAVH), tập 7, xuất bản năm 1920 với tiêu đề: Trên cầu Faifo thế kỷ XVII - Câu chuyện bi hài(3). Cho đến nay, có lẽ đây là những tài liệu sớm nhất đề cập đến Chùa Cầu/cầu Nhật Bản?
Trước thời điểm người Minh Hương tiếp quản Chùa Cầu, lúc bấy giờ, Hội An phố (người phương Tây gọi là Faifo) - nơi có Đại Chiêm hải khẩu, với chính sách ngoại thương thoáng mở của các chúa Nguyễn như chính sách “trú đông”, “lưu đông” hay cho thương nhân nước ngoài cư trú, được dựng làng, lập phố có chế độ “tự quản riêng” như trường hợp “Phố Hoa”, “Phố Nhật” đã được Christophoro Borri ghi chép năm 1621 khá cụ thể: “Vì cho tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn đã cho phép người Trung Hoa và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỉ lệ với số người của họ để dựng lên một đô thị. Đô thị này gọi là Faiffo và nó khá lớn. Chúng ta có thể nói có hai thành phố, một của Trung Hoa, một của Nhật Bản. Họ sống riêng biệt, đặt quan cai trị riêng và theo phong tục tập quán của mỗi nước”(6). Trong giai đoạn này, Hội An nói riêng, Đàng Trong nói chung không chỉ giao lưu buôn bán với các nước ở khu vực châu Á mà còn có sự kết nối giao thương với nhiều nước phương Tây, thế nhưng trong đó, số lượng các tàu buôn và các thương nhân đến từ Nhật Bản luôn chiếm số lượng lớn. Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Kim, vào thời Châu Ấn thuyền (1592-1635), Nhật Bản có quan hệ với khoảng 18 khu vực lãnh thổ, nhưng địa bàn chủ yếu vẫn là các quốc gia Đông Nam Á. Trong thời gian này, chính quyền Mạc Phủ Edo đã cấp tổng cộng 355 giấy phép cho thuyền buôn Nhật Bản đi ra nước ngoài buôn bán. Trong đó, những địa điểm thuộc khu vực Đông Nam Á là 331 chiếc, chiếm tỉ lệ 93,25%. Số thuyền Nhật Bản đến buôn bán tại các thương cảng thuộc lãnh thổ Việt Nam đương thời là 130 chiếc, chiếm 36,61%, trong đó thuyền đến Đàng Trong là 79 chiếc, chiếm 60,76%(7).
Như vậy, ra đời trong giai đoạn phát triển sôi động của cảng thị Hội An (Faifo), cầu Nhật Bản/Chùa Cầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc nối liền hai bờ của một lạch nước nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương mậu dịch của thương cảng quốc tế, do đó Chùa Cầu là một trong số ít các công trình kiến trúc của Đô thị thương cảng Hội An nhận được sự quan tâm, có thể nói là nhiều nhất của các cấp chính quyền qua các giai đoạn lịch sử. Năm Kỷ Hợi - 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu trong chuyến tuần du Hội An, không chỉ ghé thăm Chùa Cầu mà tại đây, chúa còn ngự bút ban tặng mỹ tự cho di tích với bức chữ “Lai Viễn kiều” - với hàm nghĩa Chùa Cầu là Cầu dành cho khách phương xa. Bức hoành này đã được đặt trang trọng trên lối vào của miếu thờ Huyền Thiên Đại Đế (Bắc Đế Trấn Vũ) được liên kết với cầu Nhật Bản như một chỉnh thể kiến trúc hoàn mỹ.
Thời kỳ thuộc Pháp, năm Ất Mão - 1915, Chánh Công sứ Lesterlin Galtier đã chuẩn xuất ngân để tu bổ di tích Chùa Cầu, sự kiện này được ghi lại ở bia trùng tu tại di tích. Vào đầu thế kỷ XX, Chùa Cầu đã được Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Đông Dương liệt hạng cấp quốc gia cùng với 2 di tích khác ở Hội An là chùa Bà Mụ - Ông Chú (Pagoda de la Maternitéouou temple) và Hội quán Triều Châu. Chùa Cầu được chính quyền tỉnh Quảng Nam tu bổ, thay thế và gia cố những cấu kiện bị mục nát. Bộ Quốc gia Giáo dục có bản treo ở Chùa Cầu đề: “Cổ tích liệt hạng: Lai Viễn kiều. Cấm phá hoại di sản, dán giấy, vẽ và viết trên cổ tích, ai phạm pháp sẽ bị truy tố và trừng phạt theo luật lệ hiện hành về bảo tồn cổ tích viện khảo cổ”. Ngày 19/3/1985, cùng với Khu phố cổ Hội An, Hội quán Phước Kiến và nhà cổ Tấn Ký, Chùa Cầu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là một trong những di tích được xếp hạng cấp quốc gia đầu tiên ở Hội An(10).
2. Ngoài giá trị lịch sử, Chùa Cầu cũng là một trong công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo về loại hình, có giá trị thẩm mỹ cao, góp phần làm phong phú thêm kho tàng kiến trúc truyền thống Việt Nam. Cầu làm theo kiểu “thượng gia hạ kiều”, trên có mái lợp ngói âm dương, mặt cầu lát gỗ, móng và trụ xây bằng đá, 2 gian đầu cầu hợp với 7 gian giữa theo hình chữ công (工), cầu hợp với chùa thành hình chữ đinh (丁). Bộ vì kiểu “chồng đấu con sơn” chuyển hóa thành vì vỏ cua khá độc đáo ở hai gian đầu cầu. Các cấu kiện gỗ liên kết với nhau từ nhiều phía, tạo nên thể thống nhất, bền chắc và giàu tính nghệ thuật. Theo đánh giá của KTS. Hoàng Đạo Kính và NNC. Vũ Hữu Minh thì “Hệ “chồng đấu” của kết cầu mái cầu là một biệt lệ không gặp trong bất cứ kiến trúc nào cùng loại ở Việt Nam”(11). Mặt phía Nam cầu hướng ra sông, mặt Bắc cầu là gian chùa/miếu nhỏ liên hoàn kiến trúc với cầu. Vì nóc của chùa theo kiểu “trính chồng trụ đội”, mộng ăn liền với vì nóc của cầu một cách hài hòa tuy niên đại chênh nhau hơn nửa thế kỷ. Chùa và cầu được giới hạn bởi những bức vách gỗ và bộ cửa “thượng song hạ bản”, tạo nên hai không gian riêng biệt: Cầu bên ngoài dùng để đi lại, còn chùa bên trong để thờ tự tín ngưỡng chỉ mở cửa vào những lúc cần thiết mà thôi.(12)
Trong số hơn 1.100 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc quần thể khu Di sản văn hóa thế giới - Đô thị cổ Hội An, Chùa Cầu chưa hẵn là công trình cổ nhất, hay có quy mô bề thế, song đây lại là một công trình có những đặc trưng kiến trúc riêng, đơn nhất vì mang tính phức hợp về công năng với hai chức năng chủ yếu, bao gồm: Phần cầu được người Nhật xây trước, phục vụ nhu cầu giao thông đi lại, phần chùa do người Minh Hương xây sau phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cộng cồng, nhưng cả hai công trình được khớp nối với nhau một cách hoàn hảo thành một chỉnh thể kiến trúc Chùa Cầu. Nét độc đáo trong kiến trúc Chùa Cầu còn thể hiện ở sự mộc mạc, dung dị, khiêm nhường trong quy mô, nhưng lại rất đa dạng, tiện ích về công năng, đồng thời lại hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên của chốn phố thị đô hội, nhộn nhịp ngựa xe, trên bến dưới thuyền trong tổng thể một công trình như những ghi chép trong bia Trùng tu Lai Viễn Kiều ký, như sau: “Kiều thượng giá ốc, ốc hạ liệt bản thản nhiên nhược lý bình địa, hành giả an, lao giả tức, du giả nghi thừa lương, nghi bằng thiếu, nghi lâm lưu nhi phú thi, giai kiều gian chi thắng khái dã”. (Trên cầu có mái lợp, dưới lát ván, đi lại thản nhiên như trên đất bằng; hành khách đi qua cầu yên ổn, nhọc thì ngồi nghỉ thở, khách du đến đây hứng gió mát, tựa lan can ngắm xa soi dòng nước chảy mà ngâm thơ phú, toàn cảnh cầu có vẻ đẹp của một thắng cảnh)(13)
Theo các nhà nghiên cứu thì Chùa Cầu là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có của Hội An thể hiện sự giao thoa trong văn hóa kiến trúc Nhật - Hoa - Việt trên nhiều phương diện về kiểu thức kiến trúc, các mô tuýp trang trí, chất liệu và kỹ thuật xây dựng, độ lớn công trình; và đặc biệt nó được tạo tác từ bàn tay tài hoa và tâm huyết của các nghệ nhân mộc, nề người Việt ở thương cảng Hội An xưa. Đây là chiếc cầu cổ duy nhất và cũng là một trong số ít ỏi những công trình kiến trúc cổ xưa nhất ở Hội An có niên đại khởi dựng cách ngày nay đã trên 400. Đến nay, di tích đã được các cộng đồng cư dân Hội An tu bổ lớn ít nhất 07 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1917, 1962, 1986, 1996(14) nhưng Chùa Cầu vẫn còn bảo lưu được dáng vẻ của một công trình kiến trúc cổ kính độc đáo, hài hòa với không gian cảnh quan chung của khu phố cổ, có sự giao hòa, quyện lẫn vào nhau những dấu ấn kiến trúc xưa cũ của Nhật Bản - Trung Hoa - Việt Nam. PGS. TS. Đặng Văn Bài, trong tham luận Vấn đề tu bổ tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Cầu Hội An, có nhận xét: “… với tư cách một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo/một đơn vị di tích độc lập trong quần thể kiến trúc của di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, Chùa Cầu không chỉ hàm chứa các mặt giá trị nổi trội về kiến trúc nghệ thuật cũng như giá trị văn hóa phi vật thể mà còn là một trong những thành tố có ý nghĩa quan trọng, tạo lập nên tính toàn vẹn cũng như xác định giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản theo hai tiêu chí (ii) và (v) của UNESCO…”(15).
3. Giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc của Chùa Cầu còn được thể hiện ở sự phong phú các hình thức thờ tự và sự đa dạng về đối tượng và chủ thể văn hóa thực hành tín ngưỡng tại di tích. Chùa Cầu gắn liền với nhiều huyền tích, truyền thuyết mang màu sắc văn hóa phương Đông. Có truyền thuyết cho rằng, người Nhật xây dựng cây cầu này nhằm trấn yểm con quái vật “Mamazu”, người Việt thường gọi là con Cù, người Hoa gọi là con Câu Long. Loài thủy quái này có đầu ở tận bên Ấn Độ, đuôi của nó nằm trên đất Phù Tang, mỗi lần Cù quẫy đuôi là nước Nhật động đất. Người Nhật tin rằng, Hội An nằm đúng trên lưng con Cù ấy, nên cho xây dựng cầu ở đây như yểm một thanh kiếm thiêng xuống huyệt lưng của nó, mong giải trừ tai họa, động đất cho Nhật Bản và cầu mong cho sự bình yên của người Nhật đang giao thương buôn bán tại Hội An. Khi người Nhật xây cầu, ở hai đầu cầu có thờ hai cặp tượng chó và khỉ. Có ý kiến cho đây là cách ghi niên đại theo kiểu người xưa, có ý kiến lại cho rằng đó là những con vật Tô tem giáo mà người Nhật sùng bái, tôn thờ.
4. Giá trị đặc biệt của Chùa Cầu còn nằm ở vị trí tọa lạc hết sức độc đáo của di tích. Chùa Cầu có vị trí tọa lạc hết sức thú vị, nằm bắt qua một lạch/mương nước bắt nguồn từ khe Ồ Ồ/Ào Ào. Dòng thủy khê này nối liền với một con sông cổ nằm ở hướng Tây - Tây Bắc của di tích. Con sông này theo tên gọi của người dân địa phương là sông Rọc Gốm, chạy dọc theo các cồn cát từ Lai Nghi, Thanh Hà, xuống đến Cẩm Phô và theo khe Ồ Ồ chảy qua Chùa Cầu trước khi đổ ra sông Hoài thơ mộng. Vị trí tọa lạc của Chùa Cầu có thể được xem như là điểm kết thúc của dòng sông cổ này. Điều hết sức thú vị mà lâu nay ít được đề cập trong các tư liệu nghiên cứu về Chùa Cầu là chạy dọc theo hai bên bờ dòng sông Rọc Gốm xưa chính là sự phân bố dày đặc các di tích khảo cổ học về cư trú và mộ táng liên quan đến quá trình định cư, sinh sống, giao thương của các lớp cư dân cổ xưa nhất tại vùng đất Hội An nếu chưa kể đến Cù Lao Chàm(17). Đó là các di chỉ khảo cổ học An Bang, Thanh Chiếm, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm(18), Ruộng Đồng Cao(19). Và một điều cũng rất bất ngờ nữa là chỉ cách Chùa Cầu khoảng 100m về phía Bắc, trong quá trình thi công hồ điều hòa Chùa Cầu năm 2006, cán bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cũng đã phát hiện một vò gốm cổ còn nguyên vẹn, cùng với nhiều mảnh gốm thô xung quanh, theo các nhà nghiên cứu thì các hiện vật này có niên đại khoảng thế kỷ thứ III, IV thuộc thời kỳ văn hóa Champa.
Hiện nay, do sự bồi lấp của tự nhiên và quá trình đô thị hóa, có lẽ sẽ khó nhận ra sự hiện diện của hệ thống thủy đạo chằng chịt ở khu vực phía Bắc và Tây - Bắc Chùa Cầu. Thế nhưng từ các trầm tích, dấu vết các thủy vực, các ruộng lúa, ao hồ, cồn bàu, các tuyến mương,… còn sót lại như: Mương Ba Mồi, Ao Làng, Bàu Ốc, Cửa Suối,… chúng ta vẫn có thể hình dung được dòng sông Rọc Gốm trước đây có thể nối với sông Ngoài (sông Cổ Cò/Lộ Cảnh giang) và đầm Trà Quế - vũng tàu phía Bắc của thương cảng Hội An xưa và cả với sông Trong là sông Thu Bồn(20). Trong giai đoạn phát triển sôi động, sầm uất vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, thương thuyền của các nước khi vào cảng thị Hội An buôn bán có thể đến từ hai cửa biển. Nếu vào cửa biển phía Nam thì đi từ cửa Đại Chiêm theo sông Thu Bồn về phố Hội An, thuyền lớn thì đậu ở vũng tàu phía Nam - vũng Trà Nhiêu. Ngược lại, nếu tàu đến từ hướng Bắc thì có thể vào cửa biển Đà Nẵng rồi xuôi dòng theo sông Cổ Cò để đến Hội An, theo đó các thuyền lớn sẽ neo đậu ở vũng tàu phía Bắc - vùng đầm Trà Quế, các thuyền nhỏ thể sẽ theo các dòng chảy theo hướng Nam, Đông - Nam về Hội An theo hướng Chùa Cầu? Dọc theo hai bờ dòng sông Rọc Gốm với đoạn cuối qua Chùa Cầu cũng có rất nhiều di tích kiến trúc tín ngưỡng đều dựa vào yếu tố sông nước để đặt vị trí tọa lạc nhằm thuận tiện cho việc giao thông đường thủy, hoặc chọn tuyến sông làm hướng của mặt tiền. Có thể kể ra một số di tích tiêu biểu như: Chùa Long Tuyền, mộ Trung Lương hầu Khổng Thiên Như(21), chùa Pháp Bảo, Hải Bình cung và Cẩm Hà cung…
Như vậy, vị trí tọa lạc của Chùa Cầu có thể được xem là điểm cuối nguồn của dòng sông cổ Rọc Gốm - một dòng sông mang nhiều trầm tích văn hóa quá khứ trước khi đổ ra sông Hoài (một nhánh nhỏ của Thu Bồn). Và công trình Chùa Cầu cùng với Hội An phố được xây dựng tại đây có lẽ như một sự kế thừa, tiếp nối tuyệt vời các giá trị văn hóa từ thời kỳ Sa Huỳnh đến Chămpa trên một dòng sông lịch sử mà các dấu vết văn hóa vật chất còn sót lại đã minh chứng nơi đây đã là cảng thị sơ khai hay tiền cảng thị thời kỳ Sa Huỳnh, và là Chiêm cảng / Lâm Ấp phố thời kỳ Chămpa. Qua đó, có thể nói Chùa Cầu đã trở thành điểm “hội thủy, hội nhân, hội văn” vô cùng độc đáo. Sự ra đời của Chùa Cầu cùng với các khu phố Nhật, phố Hoa,… vào cuối thể kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII chính là sự kế thừa các nền tảng văn hóa quá khứ, tạo động lực cho sự khởi đầu thăng hoa, mở ra một trang sử mới trong những thời kỳ phát triển hưng vượng của đô thị thương cảng Hội An lúc bấy và cả về sau này.
5. Chùa Cầu không chỉ được xem là biểu tượng của sự giao lưu văn hóa giữa ba dân tộc Việt Nam - Trung Hoa - Nhật Bản mà đó còn là hình ảnh biểu trưng cho sự kết nối của Hội An với thế giới. Nếu như trong quá khứ nơi đây từng là điểm dừng chân, du ngoạn của bao thương nhân, lữ khách Đông - Tây,… thì ngày nay Chùa Cầu, Hội An tiếp tục vẫn là điểm tìm về của du khách bốn phương trong điều kiện và vận hội mới khi Việt Nam đang mở cửa, hội nhập sâu rộng với bè bạn năm châu. Trong nhiều năm qua, Chùa Cầu không chỉ là điểm tham quan đơn thuần mà đó còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, tiếp đón, phục vụ tham quan cho nhiều đoàn khách cấp cao các nước khi viếng thăm Việt Nam của các cơ quan Trung ương, tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An, trong đó có nhiều khách quý là nguyên thủ quốc gia của các nước. Đặc biệt, trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản thì di tích Chùa Cầu được xem là công trình mang tính biểu tượng tạo sự khởi đầu kết nối và gắn kết mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai đất nước từ lịch sử, hiện tại và cho cả tương lai. Điều đó được thể hiện một cách rõ nét trong các thông điệp ngoại giao từ các nhà lãnh đạo cao nhất của hai quốc gia vốn có những nét tương đồng về văn hóa này. Vào ngày 17/3/2014, trong chuyến viếng thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nhật Bản đã tổ chức bữa tiệc chiêu đãi một cách long trọng tại Hoàng Cung. Trong bài phát biểu tại bữa tiệc chiêu đãi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có đề cập về Chùa Cầu (cầu Nhật Bản) của Hội An như sau:“Vào thế kỷ XXVI - XVII, được biết các thương nhân Nhật Bản đã đến Hội An, một cảng thị ở Việt Nam, trung tâm thương mại Đông - Tây, đang trong thời kỳ phát triển thịnh vượng và ở đó có sự hình thành phố Nhật. Sau một thời gian, phố Nhật này đã không còn nữa do hậu quả của chính sách cấm vận của Nhật Bản, cấm các công dân Nhật ra nước ngoài. Nhưng ở Hội An, có một cái cầu được biết đến với cái tên “Cầu Nhật Bản” và những ngôi mộ người Nhật vẫn còn được người dân địa phương chăm sóc, bảo tồn. Tôi cũng đã nói rằng các chuyên gia Nhật Bản đã hợp tác rất tốt trong việc bảo tồn khu đô thị cổ Hội An - được UNESCO công nhận là khu di sản văn hóa Thế giới, và hợp tác trong công tác trùng tu nhiều công trình gỗ truyền thống ở nơi này. Tôi rất vui để nói rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lịch sử vẫn được tiếp diễn cho đến ngày nay”. Nói như vậy, thì cầu Nhật Bản một lần nữa khẳng định là biểu tượng của mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Nhật Bản(22). Còn đối với các nhà lãnh đạo của đất nước Nhật Bản thì Chùa Cầu luôn là địa chỉ không thể bỏ qua trong hành trình thăm viếng của mình khi đến với Việt Nam. Có thể kể ra một số sự kiện tiêu biểu như: Ngày 09 đến ngày 15/02/2009, Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của vị Thái tử đất nước mặt trời mọc tới một quốc gia khu vực Đông Nam Á. Trong chuyến thăm này, chiều 11/02/2009, Hoàng Thái tử đã đến thăm Đô thị cổ Hội An và di tích Chùa Cầu. Gần đây nhất, trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017, vào tối 11/11/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự lễ khai trương “Không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản” tại Hội An và thăm di tích Chùa Cầu - một điểm nhấn độc đáo trong không gian văn hóa này.
Từ những giá trị nhiều mặt của di tích Chùa Cầu, năm 2004, với sự đề xuất của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An(nay là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An), thị xã Hội An lúc bấy giờ đã mời họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn - một Việt kiều Pháp gốc Hà Nội, hiện sống tại Paris, một họa sĩ nổi tiếng về thiết kế đồ họa, từng thiết kế logo/biểu trưng cho thành phố Hà Nội thiết kế logo cho thị xã Hội An. Qua nghiên cứu các tư liệu về lịch sử, văn hóa Hội An, họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn đã lựa chọn hình ảnh công trình kiến trúc cổ Chùa Cầu để làm hình tượng thiết kế logo cho Hội An. Họa sĩ đã phác thảo 18 mẫu logo Hội An, tất cả các mẫu đều tập trung thể hiện hình ảnh Chùa Cầu bằng những kiểu đồ họa khác nhau để thị xã Hội An lựa chọn. Sau khi tổ chức trưng bày, trưng cầu các ý kiến góp ý của Nhân dân, du khách, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, các nhà quản lý, một mẫu trong số đó với khung hình tròn đã được chọn lựa làm biểu trưng chính thức cho Hội An. Họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn đã tặng tác phẩm cho Nhân dân Hội An và ủy quyền để UBND thị xã Hội An toàn quyền quản lý, sử dụng và giữ bản quyền. Kể từ đây, Chùa Cầu đã chính thức trở thành biểu trưng/logo của thành phố Hội An. Hiện nay, Chùa Cầu vẫn hiện hữu giữa lòng phố Hội, một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo du khách nhất khi đến với Hội An, là địa chỉ không thể bỏ qua trong lộ trình tham quan Khu phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới của du khách bốn phương. Người ta còn ví von rằng: “Chưa đến Chùa Cầu là chưa đến Hội An”.
* Chú thích:
(1) Theo https://vi.wikipedia.org thì Google Doodle là một biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google nhằm chào mừng các ngày lễ, các sự kiện, thành tựu và con người. Một số con người và sự kiện của Việt Nam đã được liệt kê trên Google Doodle.
(2) Thích Đại Sán (1963): Hải ngoại kỷ sự, Viện Đại học Huế, tr.154.
(3) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2016): Chùa Cầu Hội An - những lần tu bổ, https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/chua-cau-hoi-an-nhung-lan-tu-bo-528.
(4) Lê Quang Định (2021): Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch và chú giải, Nxb Thế giới, tr.290.
(5) Quốc sử quán triều Nguyễn (1999), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa, tr.379.
(6) Christophoro Borri (1998): Xứ Đàng Trong năm 1621 - Hồng Nhuệ dịch, Nxb TP Hồ Chí Minh, tr.12
(7) PGS.TS Nguyễn Văn Kim (2006): Quan hệ văn hóa, giáo dục, Việt Nam, Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du, Nxb Đai học quốc gia Hà Nội, tr.164.
(8) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2017): Di sản Hán Nôm Hội An - tập 3 - Tư liệu xã Minh Hương (quyển 1: Tờ truyền, trát văn và trình, bẩm), Nxb Đà Nẵng, tr.169-170.
(9) Quốc sử quán triều Nguyễn (2012): Đại Nam thực lục Chính biên Đệ thất kỷ, Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, tr 510-511.
(10) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2016): Chùa Cầu Hội An - Những lần tu bổ, https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/chua-cau-hoi-an-nhung-lan-tu-bo-528.
(11) Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, Vũ Hữu Minh (1991): Phân tích và đánh giá hiện trạng di tích kiến trúc cổ Hội An, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, tr 348-349.
(12) Trần Ánh (1992): Lý lịch di tích Chùa Cầu, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.
(13) Nhóm nghiên cứu Hội An (2014): Di sản Hán Nôm Hội An, tập 1 - Văn bia, Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam cấp phép xuất bản, tr. 185-192.
(14) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2016): Chùa Cầu Hội An - Những lần tu bổ, https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/chua-cau-hoi-an-nhung-lan-tu-bo-528.
(15) PGS.TS. Đặng Văn Bài (2016): Vấn đề tu bổ tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Cầu Hội An, Kỷ yếu Hội thảo trùng tu Chùa Cầu, tr.08.
(16) Nội dung một trát văn của xã Minh Hương năm 1764, cho biết vào khoảng thời gian này, tại Lai Viễn Kiều có thờ Phật: “Nay bổn xã có Lai Viễn Kiều là một nơi có tiếng hệ thuộc. Đức vua trước đã ngự đến ban đề khuê chương sáng rỡ ngày nay vẫn còn. Trong thì thờ Phật, nơi để Thần nương, ngoài thì bày phố tiệm nơi cho người sinh nghiệp… Hiện tại thì, miếu thờ rực rỡ, tượng Phật nguy nga, làm cho xã chúng tôi thêm phần quang rạng…”. Dẫn theo Trung tâm Bảo tồn Di sản - Di tích Quảng Nam (2005): Xã Minh Hương với thương cảng Hội An thế kỷ XVII-XIX, Công ty In Quảng Nam, tr.118.
(17) Tại Cù Lao Chàm, ở di chỉ khảo cổ Bãi Ông được phát hiện và đào thám sát năm 1999, khai quật năm 2000, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều hiện vật gốm thô với loại hình đa dạng; hiện vật đá gồm rìu tứ giác ngắn, rìu có vai, lưỡi ghè, bàn mài, hòn kê, chày, hòn đập, bàn nghiền, dụng cụ miết gốm, chì lưới; răng hàm cá, kim bằng xương, mảnh nhuyễn thể, hạt cây, than tro... Qua di tích các nhà khoa học đã xác định cách đây trên 3000 năm đã có các cư dân sinh sống tại đây, qua đó có thể khẳng định, cho đến nay, Cù Lao Chàm là nơi phát hiện có các cư dân thời kỳ Tiền - Sơ sử sinh sống sớm nhất của Hội An.
(18) Từ kết quả nghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại di chỉ An Bang, Thanh Chiếm, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm,… cho biết tại các khu vực này cách ngày nay hơn 2.000 năm đã có cư dân sinh sống. Đây là lớp cư dân thuộc phức hệ văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam.
(19) Di chỉ Ruộng Đồng Cao, nguyên thuộc xóm Hậu Xá, làng Thanh Hà, nay là khối Lâm Sa, phường Cẩm Phô, Hội An, qua nghiên cứu, đối sánh các hiện vật được khai quật tại đây, các nhà khoa học xác định niên đại của di chỉ này khoảng thế kỷ II - IV sau Công nguyên (tương đương thời kỳ văn hóa Champa).
(20) Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Trung thì: “Nối thông giữa sông trong và sông ngoài theo hướng Bắc - Tây Bắc qua Nam - Đông Nam là hệ thống dòng chảy, nước rất mạnh vào mùa mưa, nhưng lại khô ráo vào mùa nắng. (Nguyễn Chí Trung (2019): Tổng quan về điều kiện tự nhiên, lịch sử làng Thanh Hà, https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/tong-quan-ve-dieu-kien-tu-nhien-lich-su-lang-thanh-ha-815.html
(21) Khổng Thiên Như là một trong “Thập đại lão gia” có công khai sáng ra Minh Hương xã ở Hội An vào đầu thế kỷ XVII, được Chúa Nguyễn trọng dụng, giao chức Cai phủ tàu, tước Trung Lương hầu, phụ trách kiểm soát, cân đo hàng hóa,... của các thương thuyền nước ngoài ở Hội An. Ông mất ở Hội An vào cuối thế kỷ XVII.
(22) GS. Tomoda Hiromichi, Trường Đại học nữ Chiêu Hòa, Nhật Bản (2016): Vài suy nghĩ về Công tác trùng tu Chùa Cầu (cầu Nhật Bản), Kỷ yếu Hội thảo về tu bổ Di tích Chùa Cầu, tr.01.
Trong bài viết này, sẽ tập hợp, giới thiệu một số thông tin giá trị về lịch sử - văn hóa đặc trưng của di tích qua các giai đoạn lịch sử, qua đó phần nào lý giải câu hỏi tại sao Hội An đã lựa chọn Chùa Cầu làm biểu trưng cho thành phố.
1. Về lịch sử hình thành di tích Chùa Cầu, cho đến nay, có rất nhiều tư liệu, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đề cập về Chùa Cầu, tuy nhiên, vẫn chưa có tư liệu nào xác định một cách chính xác và chắc chắn về niên đại khởi dựng công trình này. Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (天南四至 路圖書) do Đỗ Bá vẽ vào năm 1686, ở tờ bản đồ vẽ xứ Quảng Nam, ghi tên “Hội An kiều” bên cạnh hình vẽ một công trình có mái che như một điểm nhấn quan trọng trong họa đồ. Trong tác phẩm Hải ngoại Kỷ sự năm 1695, Thiền sư Thích Đại Sán có đề cập đến địa danh “Cầu Nhật Bản”(2). Trước đó vài năm, tên di tích Chùa Cầu đã được nhắc đến trong một câu chuyện diễn ra trong thời gian khoảng từ năm 1673-1683, được giáo sĩ Bénigne Vachet ghi lại mà L. CADIÈRE giới thiệu trong tập Những người bạn cố đô Huế (BAVH), tập 7, xuất bản năm 1920 với tiêu đề: Trên cầu Faifo thế kỷ XVII - Câu chuyện bi hài(3). Cho đến nay, có lẽ đây là những tài liệu sớm nhất đề cập đến Chùa Cầu/cầu Nhật Bản?
Lối vào bên trong gian thờ Chùa Cầu - Ảnh: Hồng Việt
Về sau, các bộ sử, dư địa chí của nhà Nguyễn như: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí được biên soạn từ thời Gia Long(4), hay Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thời Tự Đức(5) đều có nhắc đến “Lai Viễn kiều”. Cho đến nay, đa số các ý kiến của các nhà nghiên cứu đều cho rằng cầu Nhật Bản do các thương nhân Nhật Bản xây dựng gắn liền với việc hình thành phố Nhật tại Hội An vào khoảng cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII. Về sau khoảng năm 1653, người Minh Hương xây thêm phần chùa ở phía Bắc để hợp thành công trình kiến trúc độc đáo Chùa Cầu.Trước thời điểm người Minh Hương tiếp quản Chùa Cầu, lúc bấy giờ, Hội An phố (người phương Tây gọi là Faifo) - nơi có Đại Chiêm hải khẩu, với chính sách ngoại thương thoáng mở của các chúa Nguyễn như chính sách “trú đông”, “lưu đông” hay cho thương nhân nước ngoài cư trú, được dựng làng, lập phố có chế độ “tự quản riêng” như trường hợp “Phố Hoa”, “Phố Nhật” đã được Christophoro Borri ghi chép năm 1621 khá cụ thể: “Vì cho tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn đã cho phép người Trung Hoa và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỉ lệ với số người của họ để dựng lên một đô thị. Đô thị này gọi là Faiffo và nó khá lớn. Chúng ta có thể nói có hai thành phố, một của Trung Hoa, một của Nhật Bản. Họ sống riêng biệt, đặt quan cai trị riêng và theo phong tục tập quán của mỗi nước”(6). Trong giai đoạn này, Hội An nói riêng, Đàng Trong nói chung không chỉ giao lưu buôn bán với các nước ở khu vực châu Á mà còn có sự kết nối giao thương với nhiều nước phương Tây, thế nhưng trong đó, số lượng các tàu buôn và các thương nhân đến từ Nhật Bản luôn chiếm số lượng lớn. Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Kim, vào thời Châu Ấn thuyền (1592-1635), Nhật Bản có quan hệ với khoảng 18 khu vực lãnh thổ, nhưng địa bàn chủ yếu vẫn là các quốc gia Đông Nam Á. Trong thời gian này, chính quyền Mạc Phủ Edo đã cấp tổng cộng 355 giấy phép cho thuyền buôn Nhật Bản đi ra nước ngoài buôn bán. Trong đó, những địa điểm thuộc khu vực Đông Nam Á là 331 chiếc, chiếm tỉ lệ 93,25%. Số thuyền Nhật Bản đến buôn bán tại các thương cảng thuộc lãnh thổ Việt Nam đương thời là 130 chiếc, chiếm 36,61%, trong đó thuyền đến Đàng Trong là 79 chiếc, chiếm 60,76%(7).
Như vậy, ra đời trong giai đoạn phát triển sôi động của cảng thị Hội An (Faifo), cầu Nhật Bản/Chùa Cầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc nối liền hai bờ của một lạch nước nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương mậu dịch của thương cảng quốc tế, do đó Chùa Cầu là một trong số ít các công trình kiến trúc của Đô thị thương cảng Hội An nhận được sự quan tâm, có thể nói là nhiều nhất của các cấp chính quyền qua các giai đoạn lịch sử. Năm Kỷ Hợi - 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu trong chuyến tuần du Hội An, không chỉ ghé thăm Chùa Cầu mà tại đây, chúa còn ngự bút ban tặng mỹ tự cho di tích với bức chữ “Lai Viễn kiều” - với hàm nghĩa Chùa Cầu là Cầu dành cho khách phương xa. Bức hoành này đã được đặt trang trọng trên lối vào của miếu thờ Huyền Thiên Đại Đế (Bắc Đế Trấn Vũ) được liên kết với cầu Nhật Bản như một chỉnh thể kiến trúc hoàn mỹ.
Chùa Cầu - Ảnh: Quang Ngọc
Sau thời kỳ các chúa Nguyễn, đến triều Nguyễn vẫn có sự quan tâm đặc biệt với cổ tích này, trong đó, cả việc thờ tự thần Bắc Đế Trấn Vũ tại Chùa Cầu cũng đã được các đời vua triều Nguyễn từ thời vua Minh Mệnh đến Duy Tân (1824-1909)(8) hết sức quan tâm với 07 lần ban các sắc phong cho làng Minh Hương thờ tự theo quốc lễ. Vào năm 1925, Chùa Cầu lại tiếp tục được triều Nguyễn liệt hạng “cổ tích An Nam”(9).Thời kỳ thuộc Pháp, năm Ất Mão - 1915, Chánh Công sứ Lesterlin Galtier đã chuẩn xuất ngân để tu bổ di tích Chùa Cầu, sự kiện này được ghi lại ở bia trùng tu tại di tích. Vào đầu thế kỷ XX, Chùa Cầu đã được Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Đông Dương liệt hạng cấp quốc gia cùng với 2 di tích khác ở Hội An là chùa Bà Mụ - Ông Chú (Pagoda de la Maternitéouou temple) và Hội quán Triều Châu. Chùa Cầu được chính quyền tỉnh Quảng Nam tu bổ, thay thế và gia cố những cấu kiện bị mục nát. Bộ Quốc gia Giáo dục có bản treo ở Chùa Cầu đề: “Cổ tích liệt hạng: Lai Viễn kiều. Cấm phá hoại di sản, dán giấy, vẽ và viết trên cổ tích, ai phạm pháp sẽ bị truy tố và trừng phạt theo luật lệ hiện hành về bảo tồn cổ tích viện khảo cổ”. Ngày 19/3/1985, cùng với Khu phố cổ Hội An, Hội quán Phước Kiến và nhà cổ Tấn Ký, Chùa Cầu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là một trong những di tích được xếp hạng cấp quốc gia đầu tiên ở Hội An(10).
2. Ngoài giá trị lịch sử, Chùa Cầu cũng là một trong công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo về loại hình, có giá trị thẩm mỹ cao, góp phần làm phong phú thêm kho tàng kiến trúc truyền thống Việt Nam. Cầu làm theo kiểu “thượng gia hạ kiều”, trên có mái lợp ngói âm dương, mặt cầu lát gỗ, móng và trụ xây bằng đá, 2 gian đầu cầu hợp với 7 gian giữa theo hình chữ công (工), cầu hợp với chùa thành hình chữ đinh (丁). Bộ vì kiểu “chồng đấu con sơn” chuyển hóa thành vì vỏ cua khá độc đáo ở hai gian đầu cầu. Các cấu kiện gỗ liên kết với nhau từ nhiều phía, tạo nên thể thống nhất, bền chắc và giàu tính nghệ thuật. Theo đánh giá của KTS. Hoàng Đạo Kính và NNC. Vũ Hữu Minh thì “Hệ “chồng đấu” của kết cầu mái cầu là một biệt lệ không gặp trong bất cứ kiến trúc nào cùng loại ở Việt Nam”(11). Mặt phía Nam cầu hướng ra sông, mặt Bắc cầu là gian chùa/miếu nhỏ liên hoàn kiến trúc với cầu. Vì nóc của chùa theo kiểu “trính chồng trụ đội”, mộng ăn liền với vì nóc của cầu một cách hài hòa tuy niên đại chênh nhau hơn nửa thế kỷ. Chùa và cầu được giới hạn bởi những bức vách gỗ và bộ cửa “thượng song hạ bản”, tạo nên hai không gian riêng biệt: Cầu bên ngoài dùng để đi lại, còn chùa bên trong để thờ tự tín ngưỡng chỉ mở cửa vào những lúc cần thiết mà thôi.(12)
Trong số hơn 1.100 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc quần thể khu Di sản văn hóa thế giới - Đô thị cổ Hội An, Chùa Cầu chưa hẵn là công trình cổ nhất, hay có quy mô bề thế, song đây lại là một công trình có những đặc trưng kiến trúc riêng, đơn nhất vì mang tính phức hợp về công năng với hai chức năng chủ yếu, bao gồm: Phần cầu được người Nhật xây trước, phục vụ nhu cầu giao thông đi lại, phần chùa do người Minh Hương xây sau phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cộng cồng, nhưng cả hai công trình được khớp nối với nhau một cách hoàn hảo thành một chỉnh thể kiến trúc Chùa Cầu. Nét độc đáo trong kiến trúc Chùa Cầu còn thể hiện ở sự mộc mạc, dung dị, khiêm nhường trong quy mô, nhưng lại rất đa dạng, tiện ích về công năng, đồng thời lại hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên của chốn phố thị đô hội, nhộn nhịp ngựa xe, trên bến dưới thuyền trong tổng thể một công trình như những ghi chép trong bia Trùng tu Lai Viễn Kiều ký, như sau: “Kiều thượng giá ốc, ốc hạ liệt bản thản nhiên nhược lý bình địa, hành giả an, lao giả tức, du giả nghi thừa lương, nghi bằng thiếu, nghi lâm lưu nhi phú thi, giai kiều gian chi thắng khái dã”. (Trên cầu có mái lợp, dưới lát ván, đi lại thản nhiên như trên đất bằng; hành khách đi qua cầu yên ổn, nhọc thì ngồi nghỉ thở, khách du đến đây hứng gió mát, tựa lan can ngắm xa soi dòng nước chảy mà ngâm thơ phú, toàn cảnh cầu có vẻ đẹp của một thắng cảnh)(13)
Theo các nhà nghiên cứu thì Chùa Cầu là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có của Hội An thể hiện sự giao thoa trong văn hóa kiến trúc Nhật - Hoa - Việt trên nhiều phương diện về kiểu thức kiến trúc, các mô tuýp trang trí, chất liệu và kỹ thuật xây dựng, độ lớn công trình; và đặc biệt nó được tạo tác từ bàn tay tài hoa và tâm huyết của các nghệ nhân mộc, nề người Việt ở thương cảng Hội An xưa. Đây là chiếc cầu cổ duy nhất và cũng là một trong số ít ỏi những công trình kiến trúc cổ xưa nhất ở Hội An có niên đại khởi dựng cách ngày nay đã trên 400. Đến nay, di tích đã được các cộng đồng cư dân Hội An tu bổ lớn ít nhất 07 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1917, 1962, 1986, 1996(14) nhưng Chùa Cầu vẫn còn bảo lưu được dáng vẻ của một công trình kiến trúc cổ kính độc đáo, hài hòa với không gian cảnh quan chung của khu phố cổ, có sự giao hòa, quyện lẫn vào nhau những dấu ấn kiến trúc xưa cũ của Nhật Bản - Trung Hoa - Việt Nam. PGS. TS. Đặng Văn Bài, trong tham luận Vấn đề tu bổ tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Cầu Hội An, có nhận xét: “… với tư cách một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo/một đơn vị di tích độc lập trong quần thể kiến trúc của di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, Chùa Cầu không chỉ hàm chứa các mặt giá trị nổi trội về kiến trúc nghệ thuật cũng như giá trị văn hóa phi vật thể mà còn là một trong những thành tố có ý nghĩa quan trọng, tạo lập nên tính toàn vẹn cũng như xác định giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản theo hai tiêu chí (ii) và (v) của UNESCO…”(15).
3. Giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc của Chùa Cầu còn được thể hiện ở sự phong phú các hình thức thờ tự và sự đa dạng về đối tượng và chủ thể văn hóa thực hành tín ngưỡng tại di tích. Chùa Cầu gắn liền với nhiều huyền tích, truyền thuyết mang màu sắc văn hóa phương Đông. Có truyền thuyết cho rằng, người Nhật xây dựng cây cầu này nhằm trấn yểm con quái vật “Mamazu”, người Việt thường gọi là con Cù, người Hoa gọi là con Câu Long. Loài thủy quái này có đầu ở tận bên Ấn Độ, đuôi của nó nằm trên đất Phù Tang, mỗi lần Cù quẫy đuôi là nước Nhật động đất. Người Nhật tin rằng, Hội An nằm đúng trên lưng con Cù ấy, nên cho xây dựng cầu ở đây như yểm một thanh kiếm thiêng xuống huyệt lưng của nó, mong giải trừ tai họa, động đất cho Nhật Bản và cầu mong cho sự bình yên của người Nhật đang giao thương buôn bán tại Hội An. Khi người Nhật xây cầu, ở hai đầu cầu có thờ hai cặp tượng chó và khỉ. Có ý kiến cho đây là cách ghi niên đại theo kiểu người xưa, có ý kiến lại cho rằng đó là những con vật Tô tem giáo mà người Nhật sùng bái, tôn thờ.
Tranh vẽ Chùa Cầu Hội An những năm 1901- 1903 - Ảnh: BROSSARD
Khi người Nhật rời Hội An về nước, người Hoa làng Minh Hương đã tiếp quản Lai Viễn kiều, tiếp đó cộng đồng dựng thêm một ngôi miếu nhỏ ngay chính giữa thân cầu, mặt quay về hướng Nam để thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ (Huyền Thiên Đại Đế) - vị thần có quyền uy về trấn trị thủy nhằm cầu mong sự bình an cho người dân sống ở phố Hội An, nơi thường xuyên phải hứng chịu những trận lũ lụt do địa hình tụ thủy, trủng thấp. Ngoài ra, qua một số tư liệu được biết Chùa Cầu cũng từng là nơi thờ Phật(16). Đến nay, có thể nói Chùa Cầu là một công trình cổ duy nhất ở Hội An cũng như hiếm thấy trong cả nước vừa mang chức năng về giao thông, vừa mang chức năng thờ tự, tín ngưỡng với sự đa dạng các đối tượng tôn thờ ngưỡng vọng trong một chỉnh thể công trình. Trải qua sự biến đổi của thời gian, các hình thức lễ tục, nghi lễ về thực hành tín ngưỡng của các chủ nhân văn hóa Nhật - Hoa - Việt xưa tại di tích Chùa Cầu đã có sự tiếp biến, đổi thay, do vậy khó có thể hình dung được các hình thức lễ/tục có liên quan diễn ra tại di tích một cách chân xác, trọn vẹn. Đến nay, việc tổ chức lễ cúng thần Bắc Đế Trấn Vũ, các linh vật, hay các hoạt động hành lễ liên quan đến Phật giáo tại di tích Chùa Cầu dẫu không còn duy trì vào một thời gian cố định. Song thi thoảng vào các ngày rằm, mồng một hàng tháng, một số cư dân Hoa, Việt tại Hội An vẫn thường đến với di tích Chùa Cầu dâng hương đăng, hoa quả lên bàn thờ thần Bắc Đế, các Linh cẩu, Thần hầu, để khấn cầu sự bình yên, no đủ cho bản thân, gia đình và quê hương xứ sở.4. Giá trị đặc biệt của Chùa Cầu còn nằm ở vị trí tọa lạc hết sức độc đáo của di tích. Chùa Cầu có vị trí tọa lạc hết sức thú vị, nằm bắt qua một lạch/mương nước bắt nguồn từ khe Ồ Ồ/Ào Ào. Dòng thủy khê này nối liền với một con sông cổ nằm ở hướng Tây - Tây Bắc của di tích. Con sông này theo tên gọi của người dân địa phương là sông Rọc Gốm, chạy dọc theo các cồn cát từ Lai Nghi, Thanh Hà, xuống đến Cẩm Phô và theo khe Ồ Ồ chảy qua Chùa Cầu trước khi đổ ra sông Hoài thơ mộng. Vị trí tọa lạc của Chùa Cầu có thể được xem như là điểm kết thúc của dòng sông cổ này. Điều hết sức thú vị mà lâu nay ít được đề cập trong các tư liệu nghiên cứu về Chùa Cầu là chạy dọc theo hai bên bờ dòng sông Rọc Gốm xưa chính là sự phân bố dày đặc các di tích khảo cổ học về cư trú và mộ táng liên quan đến quá trình định cư, sinh sống, giao thương của các lớp cư dân cổ xưa nhất tại vùng đất Hội An nếu chưa kể đến Cù Lao Chàm(17). Đó là các di chỉ khảo cổ học An Bang, Thanh Chiếm, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm(18), Ruộng Đồng Cao(19). Và một điều cũng rất bất ngờ nữa là chỉ cách Chùa Cầu khoảng 100m về phía Bắc, trong quá trình thi công hồ điều hòa Chùa Cầu năm 2006, cán bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cũng đã phát hiện một vò gốm cổ còn nguyên vẹn, cùng với nhiều mảnh gốm thô xung quanh, theo các nhà nghiên cứu thì các hiện vật này có niên đại khoảng thế kỷ thứ III, IV thuộc thời kỳ văn hóa Champa.
Hiện nay, do sự bồi lấp của tự nhiên và quá trình đô thị hóa, có lẽ sẽ khó nhận ra sự hiện diện của hệ thống thủy đạo chằng chịt ở khu vực phía Bắc và Tây - Bắc Chùa Cầu. Thế nhưng từ các trầm tích, dấu vết các thủy vực, các ruộng lúa, ao hồ, cồn bàu, các tuyến mương,… còn sót lại như: Mương Ba Mồi, Ao Làng, Bàu Ốc, Cửa Suối,… chúng ta vẫn có thể hình dung được dòng sông Rọc Gốm trước đây có thể nối với sông Ngoài (sông Cổ Cò/Lộ Cảnh giang) và đầm Trà Quế - vũng tàu phía Bắc của thương cảng Hội An xưa và cả với sông Trong là sông Thu Bồn(20). Trong giai đoạn phát triển sôi động, sầm uất vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, thương thuyền của các nước khi vào cảng thị Hội An buôn bán có thể đến từ hai cửa biển. Nếu vào cửa biển phía Nam thì đi từ cửa Đại Chiêm theo sông Thu Bồn về phố Hội An, thuyền lớn thì đậu ở vũng tàu phía Nam - vũng Trà Nhiêu. Ngược lại, nếu tàu đến từ hướng Bắc thì có thể vào cửa biển Đà Nẵng rồi xuôi dòng theo sông Cổ Cò để đến Hội An, theo đó các thuyền lớn sẽ neo đậu ở vũng tàu phía Bắc - vùng đầm Trà Quế, các thuyền nhỏ thể sẽ theo các dòng chảy theo hướng Nam, Đông - Nam về Hội An theo hướng Chùa Cầu? Dọc theo hai bờ dòng sông Rọc Gốm với đoạn cuối qua Chùa Cầu cũng có rất nhiều di tích kiến trúc tín ngưỡng đều dựa vào yếu tố sông nước để đặt vị trí tọa lạc nhằm thuận tiện cho việc giao thông đường thủy, hoặc chọn tuyến sông làm hướng của mặt tiền. Có thể kể ra một số di tích tiêu biểu như: Chùa Long Tuyền, mộ Trung Lương hầu Khổng Thiên Như(21), chùa Pháp Bảo, Hải Bình cung và Cẩm Hà cung…
Như vậy, vị trí tọa lạc của Chùa Cầu có thể được xem là điểm cuối nguồn của dòng sông cổ Rọc Gốm - một dòng sông mang nhiều trầm tích văn hóa quá khứ trước khi đổ ra sông Hoài (một nhánh nhỏ của Thu Bồn). Và công trình Chùa Cầu cùng với Hội An phố được xây dựng tại đây có lẽ như một sự kế thừa, tiếp nối tuyệt vời các giá trị văn hóa từ thời kỳ Sa Huỳnh đến Chămpa trên một dòng sông lịch sử mà các dấu vết văn hóa vật chất còn sót lại đã minh chứng nơi đây đã là cảng thị sơ khai hay tiền cảng thị thời kỳ Sa Huỳnh, và là Chiêm cảng / Lâm Ấp phố thời kỳ Chămpa. Qua đó, có thể nói Chùa Cầu đã trở thành điểm “hội thủy, hội nhân, hội văn” vô cùng độc đáo. Sự ra đời của Chùa Cầu cùng với các khu phố Nhật, phố Hoa,… vào cuối thể kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII chính là sự kế thừa các nền tảng văn hóa quá khứ, tạo động lực cho sự khởi đầu thăng hoa, mở ra một trang sử mới trong những thời kỳ phát triển hưng vượng của đô thị thương cảng Hội An lúc bấy và cả về sau này.
5. Chùa Cầu không chỉ được xem là biểu tượng của sự giao lưu văn hóa giữa ba dân tộc Việt Nam - Trung Hoa - Nhật Bản mà đó còn là hình ảnh biểu trưng cho sự kết nối của Hội An với thế giới. Nếu như trong quá khứ nơi đây từng là điểm dừng chân, du ngoạn của bao thương nhân, lữ khách Đông - Tây,… thì ngày nay Chùa Cầu, Hội An tiếp tục vẫn là điểm tìm về của du khách bốn phương trong điều kiện và vận hội mới khi Việt Nam đang mở cửa, hội nhập sâu rộng với bè bạn năm châu. Trong nhiều năm qua, Chùa Cầu không chỉ là điểm tham quan đơn thuần mà đó còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, tiếp đón, phục vụ tham quan cho nhiều đoàn khách cấp cao các nước khi viếng thăm Việt Nam của các cơ quan Trung ương, tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An, trong đó có nhiều khách quý là nguyên thủ quốc gia của các nước. Đặc biệt, trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản thì di tích Chùa Cầu được xem là công trình mang tính biểu tượng tạo sự khởi đầu kết nối và gắn kết mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai đất nước từ lịch sử, hiện tại và cho cả tương lai. Điều đó được thể hiện một cách rõ nét trong các thông điệp ngoại giao từ các nhà lãnh đạo cao nhất của hai quốc gia vốn có những nét tương đồng về văn hóa này. Vào ngày 17/3/2014, trong chuyến viếng thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nhật Bản đã tổ chức bữa tiệc chiêu đãi một cách long trọng tại Hoàng Cung. Trong bài phát biểu tại bữa tiệc chiêu đãi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có đề cập về Chùa Cầu (cầu Nhật Bản) của Hội An như sau:“Vào thế kỷ XXVI - XVII, được biết các thương nhân Nhật Bản đã đến Hội An, một cảng thị ở Việt Nam, trung tâm thương mại Đông - Tây, đang trong thời kỳ phát triển thịnh vượng và ở đó có sự hình thành phố Nhật. Sau một thời gian, phố Nhật này đã không còn nữa do hậu quả của chính sách cấm vận của Nhật Bản, cấm các công dân Nhật ra nước ngoài. Nhưng ở Hội An, có một cái cầu được biết đến với cái tên “Cầu Nhật Bản” và những ngôi mộ người Nhật vẫn còn được người dân địa phương chăm sóc, bảo tồn. Tôi cũng đã nói rằng các chuyên gia Nhật Bản đã hợp tác rất tốt trong việc bảo tồn khu đô thị cổ Hội An - được UNESCO công nhận là khu di sản văn hóa Thế giới, và hợp tác trong công tác trùng tu nhiều công trình gỗ truyền thống ở nơi này. Tôi rất vui để nói rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lịch sử vẫn được tiếp diễn cho đến ngày nay”. Nói như vậy, thì cầu Nhật Bản một lần nữa khẳng định là biểu tượng của mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Nhật Bản(22). Còn đối với các nhà lãnh đạo của đất nước Nhật Bản thì Chùa Cầu luôn là địa chỉ không thể bỏ qua trong hành trình thăm viếng của mình khi đến với Việt Nam. Có thể kể ra một số sự kiện tiêu biểu như: Ngày 09 đến ngày 15/02/2009, Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của vị Thái tử đất nước mặt trời mọc tới một quốc gia khu vực Đông Nam Á. Trong chuyến thăm này, chiều 11/02/2009, Hoàng Thái tử đã đến thăm Đô thị cổ Hội An và di tích Chùa Cầu. Gần đây nhất, trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017, vào tối 11/11/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự lễ khai trương “Không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản” tại Hội An và thăm di tích Chùa Cầu - một điểm nhấn độc đáo trong không gian văn hóa này.
Từ những giá trị nhiều mặt của di tích Chùa Cầu, năm 2004, với sự đề xuất của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An(nay là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An), thị xã Hội An lúc bấy giờ đã mời họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn - một Việt kiều Pháp gốc Hà Nội, hiện sống tại Paris, một họa sĩ nổi tiếng về thiết kế đồ họa, từng thiết kế logo/biểu trưng cho thành phố Hà Nội thiết kế logo cho thị xã Hội An. Qua nghiên cứu các tư liệu về lịch sử, văn hóa Hội An, họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn đã lựa chọn hình ảnh công trình kiến trúc cổ Chùa Cầu để làm hình tượng thiết kế logo cho Hội An. Họa sĩ đã phác thảo 18 mẫu logo Hội An, tất cả các mẫu đều tập trung thể hiện hình ảnh Chùa Cầu bằng những kiểu đồ họa khác nhau để thị xã Hội An lựa chọn. Sau khi tổ chức trưng bày, trưng cầu các ý kiến góp ý của Nhân dân, du khách, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, các nhà quản lý, một mẫu trong số đó với khung hình tròn đã được chọn lựa làm biểu trưng chính thức cho Hội An. Họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn đã tặng tác phẩm cho Nhân dân Hội An và ủy quyền để UBND thị xã Hội An toàn quyền quản lý, sử dụng và giữ bản quyền. Kể từ đây, Chùa Cầu đã chính thức trở thành biểu trưng/logo của thành phố Hội An. Hiện nay, Chùa Cầu vẫn hiện hữu giữa lòng phố Hội, một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo du khách nhất khi đến với Hội An, là địa chỉ không thể bỏ qua trong lộ trình tham quan Khu phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới của du khách bốn phương. Người ta còn ví von rằng: “Chưa đến Chùa Cầu là chưa đến Hội An”.
* Chú thích:
(1) Theo https://vi.wikipedia.org thì Google Doodle là một biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google nhằm chào mừng các ngày lễ, các sự kiện, thành tựu và con người. Một số con người và sự kiện của Việt Nam đã được liệt kê trên Google Doodle.
(2) Thích Đại Sán (1963): Hải ngoại kỷ sự, Viện Đại học Huế, tr.154.
(3) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2016): Chùa Cầu Hội An - những lần tu bổ, https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/chua-cau-hoi-an-nhung-lan-tu-bo-528.
(4) Lê Quang Định (2021): Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch và chú giải, Nxb Thế giới, tr.290.
(5) Quốc sử quán triều Nguyễn (1999), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa, tr.379.
(6) Christophoro Borri (1998): Xứ Đàng Trong năm 1621 - Hồng Nhuệ dịch, Nxb TP Hồ Chí Minh, tr.12
(7) PGS.TS Nguyễn Văn Kim (2006): Quan hệ văn hóa, giáo dục, Việt Nam, Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du, Nxb Đai học quốc gia Hà Nội, tr.164.
(8) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2017): Di sản Hán Nôm Hội An - tập 3 - Tư liệu xã Minh Hương (quyển 1: Tờ truyền, trát văn và trình, bẩm), Nxb Đà Nẵng, tr.169-170.
(9) Quốc sử quán triều Nguyễn (2012): Đại Nam thực lục Chính biên Đệ thất kỷ, Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, tr 510-511.
(10) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2016): Chùa Cầu Hội An - Những lần tu bổ, https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/chua-cau-hoi-an-nhung-lan-tu-bo-528.
(11) Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, Vũ Hữu Minh (1991): Phân tích và đánh giá hiện trạng di tích kiến trúc cổ Hội An, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, tr 348-349.
(12) Trần Ánh (1992): Lý lịch di tích Chùa Cầu, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.
(13) Nhóm nghiên cứu Hội An (2014): Di sản Hán Nôm Hội An, tập 1 - Văn bia, Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam cấp phép xuất bản, tr. 185-192.
(14) Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (2016): Chùa Cầu Hội An - Những lần tu bổ, https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/chua-cau-hoi-an-nhung-lan-tu-bo-528.
(15) PGS.TS. Đặng Văn Bài (2016): Vấn đề tu bổ tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Cầu Hội An, Kỷ yếu Hội thảo trùng tu Chùa Cầu, tr.08.
(16) Nội dung một trát văn của xã Minh Hương năm 1764, cho biết vào khoảng thời gian này, tại Lai Viễn Kiều có thờ Phật: “Nay bổn xã có Lai Viễn Kiều là một nơi có tiếng hệ thuộc. Đức vua trước đã ngự đến ban đề khuê chương sáng rỡ ngày nay vẫn còn. Trong thì thờ Phật, nơi để Thần nương, ngoài thì bày phố tiệm nơi cho người sinh nghiệp… Hiện tại thì, miếu thờ rực rỡ, tượng Phật nguy nga, làm cho xã chúng tôi thêm phần quang rạng…”. Dẫn theo Trung tâm Bảo tồn Di sản - Di tích Quảng Nam (2005): Xã Minh Hương với thương cảng Hội An thế kỷ XVII-XIX, Công ty In Quảng Nam, tr.118.
(17) Tại Cù Lao Chàm, ở di chỉ khảo cổ Bãi Ông được phát hiện và đào thám sát năm 1999, khai quật năm 2000, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều hiện vật gốm thô với loại hình đa dạng; hiện vật đá gồm rìu tứ giác ngắn, rìu có vai, lưỡi ghè, bàn mài, hòn kê, chày, hòn đập, bàn nghiền, dụng cụ miết gốm, chì lưới; răng hàm cá, kim bằng xương, mảnh nhuyễn thể, hạt cây, than tro... Qua di tích các nhà khoa học đã xác định cách đây trên 3000 năm đã có các cư dân sinh sống tại đây, qua đó có thể khẳng định, cho đến nay, Cù Lao Chàm là nơi phát hiện có các cư dân thời kỳ Tiền - Sơ sử sinh sống sớm nhất của Hội An.
(18) Từ kết quả nghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại di chỉ An Bang, Thanh Chiếm, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm,… cho biết tại các khu vực này cách ngày nay hơn 2.000 năm đã có cư dân sinh sống. Đây là lớp cư dân thuộc phức hệ văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam.
(19) Di chỉ Ruộng Đồng Cao, nguyên thuộc xóm Hậu Xá, làng Thanh Hà, nay là khối Lâm Sa, phường Cẩm Phô, Hội An, qua nghiên cứu, đối sánh các hiện vật được khai quật tại đây, các nhà khoa học xác định niên đại của di chỉ này khoảng thế kỷ II - IV sau Công nguyên (tương đương thời kỳ văn hóa Champa).
(20) Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Trung thì: “Nối thông giữa sông trong và sông ngoài theo hướng Bắc - Tây Bắc qua Nam - Đông Nam là hệ thống dòng chảy, nước rất mạnh vào mùa mưa, nhưng lại khô ráo vào mùa nắng. (Nguyễn Chí Trung (2019): Tổng quan về điều kiện tự nhiên, lịch sử làng Thanh Hà, https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao-doi/tong-quan-ve-dieu-kien-tu-nhien-lich-su-lang-thanh-ha-815.html
(21) Khổng Thiên Như là một trong “Thập đại lão gia” có công khai sáng ra Minh Hương xã ở Hội An vào đầu thế kỷ XVII, được Chúa Nguyễn trọng dụng, giao chức Cai phủ tàu, tước Trung Lương hầu, phụ trách kiểm soát, cân đo hàng hóa,... của các thương thuyền nước ngoài ở Hội An. Ông mất ở Hội An vào cuối thế kỷ XVII.
(22) GS. Tomoda Hiromichi, Trường Đại học nữ Chiêu Hòa, Nhật Bản (2016): Vài suy nghĩ về Công tác trùng tu Chùa Cầu (cầu Nhật Bản), Kỷ yếu Hội thảo về tu bổ Di tích Chùa Cầu, tr.01.