Bánh ít Cù Lao Chàm
- Thứ hai - 28/09/2015 22:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nằm cách đô thị cổ Hội An chừng 18 km, Cù Lao Chàm được biết đến với 8 hòn đảo lớn nhỏ và nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng biển đảo. Thiên nhiên ban tặng cho Cù Lao Chàm nhiều sản vật quý hiếm như các loài hải sản, động thực vật phong phú đa dạng, nhiều loại cây thuốc quý hiếm, đặc biệt yến sào Cù Lao Chàm từ lâu đã nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng cao. Người Cù Lao vốn cần cù, chịu khó, biết tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để làm ra các sản phẩm phục vụ cho chính mình và gần đây là nhu cầu du lịch đang rất phát triển tại xã đảo, trong đó, có lẽ phải kể đến những món bánh đặc sản cũng là loại quà quê nơi xứ đảo nhưng trở nên nổi tiếng với thương hiệu riêng của mình.
Món bánh mang thương hiệu xứ đảo phải kể đến đó là món “Bánh ít Cù Lao Chàm”
Theo một số hộ dân chuyên làm bánh ít cho biết, khi xưa bánh ít lá gai được làm chủ yếu trong các dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng vài năm trở lại đây bánh ít được làm với số lượng nhiều hơn, trung bình mỗi ngày hộ chuyên làm bánh để bán cũng khoảng 300 cái, ngày nhiều có khi lên đến 500 cái để phục vụ khách du lịch ngay trên đảo.
Để có những cái bánh ít thơm ngon, mềm dẻo phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi người làm bánh cần tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn. Đầu tiên phải chọn loại lá gai tươi, không quá non hoặc quá già, nguyên liệu này có sẵn trên đảo. Lá đem về tước bỏ sống lá, rửa sạch, luộc mềm rồi vớt ra để thật ráo. Xưa dùng cối đá giã lá gai nhưng hiện nay lá được nghiền mịn nhuyễn bằng máy. Lá được nghiền càng mịn nhuyễn, bánh sẽ càng ngon. Sau đó trộn với bột nếp và nước đường đã thắng. Bột nếp phải làm từ loại nếp thơm, dẻo. Hỗn hợp nước đường, bột nếp và lá gai được nhào trộn thật kỹ thì bánh mới ngon. Phần nhân bánh, nguyên liệu chính là đậu xanh. Đậu xanh bóc vỏ, rửa sạch hấp chín rồi cho đường vào quết nhuyễn, để nguội và viên thành từng viên tròn. Công đoạn tiếp theo là gói bánh. Lá dùng để gói bánh là lá chuối chát (chuối hột) vì có độ mềm dẻo. Khi xưa lá chuối có sẵn trên đảo nhưng nay do làm nhiều bánh nên phải mua thêm lá từ đất liền. Từng cục bột nếp lá gai được dàn mỏng, cho nhân vào bên trong và vo tròn lại. Cách gói bánh cũng cần có kinh nghiệm bởi nếu không thì bánh bị xì khi hấp và không ngon. Người ta lót hai miếng lá chuối, hai đầu lá nằm ngược nhau. Thoa lên mặt lá trong cùng một ít dầu ăn để bánh không bị dính, bánh được gói thành hình tháp bốn cạnh. Bánh gói xong, đặt bánh vào vĩ tre rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 1 tiếng là bánh chín. Vớt ra để ráo là có thể dùng được. Một số người dân làm bánh cho biết, bánh được hấp bằng củi “Lao” sẽ rất ngon.
Để tạo sự da dạng, phong phú cho người thưởng thức, người dân Cù Lao tự tạo cho mình thêm món bánh ít mặn hoặc lạc (chay). Cách làm bánh ít mặn về cơ bản cũng giống như bánh ít lá gai nhưng nguyên liệu làm bánh có sự khác nhau. Bột nếp được chọn làm bánh phải là loại bột nếp thơm, dẻo được nhồi mịn với nước ấm. Nhân bánh vẫn là đậu xanh, bên cạnh đó còn có thêm nấm mèo, cà rốt,... thịt heo nếu là bánh mặn, ướp các nguyên liệu này với gia vị muối, đường, bột ngọt, tiêu... sau đó bắt lên bếp xào chín. Đậu xanh đã bóc vỏ, hông chín, giã mịn trộn các nguyên liệu đã xào, viên thành từng viên tròn. Nguyên liệu dùng gói bánh và cách gói, hấp tương tự như bánh ít lá gai. Khi ăn, mùi thơm dẻo của nếp cộng vị bùi bùi của đậu xanh, giòn giòn của cà rốt, nấm, vị ngọt dai của thịt làm ta không thể nào quên món bánh rất riêng nơi xứ đảo.
Theo khảo sát sơ bộ, hiện tại Cù Lao Chàm có khoảng 4 hộ chuyên làm bánh hàng ngày để bán cho khách du lịch, riêng bánh ít mặn khi nào có người đặt mới làm; một vài hộ dân khác thỉnh thoảng làm bánh để ăn, hay cúng trong gia đình. Các hộ làm bánh tập trung tại thôn Bãi Làng, thôn Bãi Ông. Mùa hè là thời gian tập trung làm bánh ít nhiều nhất bởi mùa hè khách du lịch ra đảo rất đông, số lượng bánh bán ra trung bình 400 - 500 cái/ngày. Bánh ít bán theo từng chục (10 cái) với giá 15.000đ - 20.000đ/chục.
Đặc sản bánh ít Cù Lao không cầu kỳ mỹ vị như các loại bánh khác nhưng loại bánh này lại mang một hương vị đặc trưng rất riêng của núi rừng Cù Lao. Chắc rằng du khách nào có dịp đến tham quan Cù Lao Chàm sẽ không thể bỏ qua món quà quê đặc trưng nơi đây.
Theo một số hộ dân chuyên làm bánh ít cho biết, khi xưa bánh ít lá gai được làm chủ yếu trong các dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng vài năm trở lại đây bánh ít được làm với số lượng nhiều hơn, trung bình mỗi ngày hộ chuyên làm bánh để bán cũng khoảng 300 cái, ngày nhiều có khi lên đến 500 cái để phục vụ khách du lịch ngay trên đảo.
Để có những cái bánh ít thơm ngon, mềm dẻo phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi người làm bánh cần tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn. Đầu tiên phải chọn loại lá gai tươi, không quá non hoặc quá già, nguyên liệu này có sẵn trên đảo. Lá đem về tước bỏ sống lá, rửa sạch, luộc mềm rồi vớt ra để thật ráo. Xưa dùng cối đá giã lá gai nhưng hiện nay lá được nghiền mịn nhuyễn bằng máy. Lá được nghiền càng mịn nhuyễn, bánh sẽ càng ngon. Sau đó trộn với bột nếp và nước đường đã thắng. Bột nếp phải làm từ loại nếp thơm, dẻo. Hỗn hợp nước đường, bột nếp và lá gai được nhào trộn thật kỹ thì bánh mới ngon. Phần nhân bánh, nguyên liệu chính là đậu xanh. Đậu xanh bóc vỏ, rửa sạch hấp chín rồi cho đường vào quết nhuyễn, để nguội và viên thành từng viên tròn. Công đoạn tiếp theo là gói bánh. Lá dùng để gói bánh là lá chuối chát (chuối hột) vì có độ mềm dẻo. Khi xưa lá chuối có sẵn trên đảo nhưng nay do làm nhiều bánh nên phải mua thêm lá từ đất liền. Từng cục bột nếp lá gai được dàn mỏng, cho nhân vào bên trong và vo tròn lại. Cách gói bánh cũng cần có kinh nghiệm bởi nếu không thì bánh bị xì khi hấp và không ngon. Người ta lót hai miếng lá chuối, hai đầu lá nằm ngược nhau. Thoa lên mặt lá trong cùng một ít dầu ăn để bánh không bị dính, bánh được gói thành hình tháp bốn cạnh. Bánh gói xong, đặt bánh vào vĩ tre rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 1 tiếng là bánh chín. Vớt ra để ráo là có thể dùng được. Một số người dân làm bánh cho biết, bánh được hấp bằng củi “Lao” sẽ rất ngon.
Để tạo sự da dạng, phong phú cho người thưởng thức, người dân Cù Lao tự tạo cho mình thêm món bánh ít mặn hoặc lạc (chay). Cách làm bánh ít mặn về cơ bản cũng giống như bánh ít lá gai nhưng nguyên liệu làm bánh có sự khác nhau. Bột nếp được chọn làm bánh phải là loại bột nếp thơm, dẻo được nhồi mịn với nước ấm. Nhân bánh vẫn là đậu xanh, bên cạnh đó còn có thêm nấm mèo, cà rốt,... thịt heo nếu là bánh mặn, ướp các nguyên liệu này với gia vị muối, đường, bột ngọt, tiêu... sau đó bắt lên bếp xào chín. Đậu xanh đã bóc vỏ, hông chín, giã mịn trộn các nguyên liệu đã xào, viên thành từng viên tròn. Nguyên liệu dùng gói bánh và cách gói, hấp tương tự như bánh ít lá gai. Khi ăn, mùi thơm dẻo của nếp cộng vị bùi bùi của đậu xanh, giòn giòn của cà rốt, nấm, vị ngọt dai của thịt làm ta không thể nào quên món bánh rất riêng nơi xứ đảo.
Theo khảo sát sơ bộ, hiện tại Cù Lao Chàm có khoảng 4 hộ chuyên làm bánh hàng ngày để bán cho khách du lịch, riêng bánh ít mặn khi nào có người đặt mới làm; một vài hộ dân khác thỉnh thoảng làm bánh để ăn, hay cúng trong gia đình. Các hộ làm bánh tập trung tại thôn Bãi Làng, thôn Bãi Ông. Mùa hè là thời gian tập trung làm bánh ít nhiều nhất bởi mùa hè khách du lịch ra đảo rất đông, số lượng bánh bán ra trung bình 400 - 500 cái/ngày. Bánh ít bán theo từng chục (10 cái) với giá 15.000đ - 20.000đ/chục.
Đặc sản bánh ít Cù Lao không cầu kỳ mỹ vị như các loại bánh khác nhưng loại bánh này lại mang một hương vị đặc trưng rất riêng của núi rừng Cù Lao. Chắc rằng du khách nào có dịp đến tham quan Cù Lao Chàm sẽ không thể bỏ qua món quà quê đặc trưng nơi đây.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền