Tìm hiểu mối quan hệ Nhật - Việt qua đồ gốm sứ
- Thứ sáu - 31/07/2015 05:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tôi có thể nêu một ví dụ về đồ gốm Việt Nam đã được đưa sang Nhật Bản sớm nhất, đó là các loại mảnh gốm đào được trong các đợt khảo cổ ở bắc Kyushu, nơi cửa ngỏ thông thương với nước ngoài của nước Nhật cổ đại. Trong đó, ví dụ có khả năng đoán định niên đại là một mảnh gốm da lươn đã đào được ở sân chùa Quan Thế Âm phố Dazaifu. Từ việc phát hiện văn tự vẽ mực tàu có nghĩa là năm 1330 trên mảnh gỗ đào được cùng với mảnh gốm kể trên, ta có thể khẳng định rằng loại gốm Việt Nam đã được đưa sang Nhật Bản vào thế kỷ 14. Nghe nói loại gốm này được sản xuất ở miền Bắc Việt Nam, nhưng còn nơi sản xuất thì chưa rõ. Cũng loại gốm này đã được phát hiện khá nhiều ở Philippine, Indonesia và đào được cả ở di chỉ Fustat ngoại ô Cairô Ai Cập, cho nên người ta cho rằng loại gốm này hồi bấy giờ đã được sản xuất nhiều và xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỹ thuật sản xuất đồ gốm của Nhật Bản thế kỷ 14 còn kém xa so với kỹ thuật của Việt Nam. Nghe nói sứ men ngọc, sứ trắng rất nổi tiếng ở Việt Nam đã được sản xuất vào thế kỷ 11. Còn ở Nhật Bản ở thế kỷ 14, 15 kỹ thuật quét lớp men nung ở nhiệt độ cao chỉ có ở vùng Seto tỉnh Aichi, còn ở nhiều nơi khác chỉ mới làm được loại gốm nung màu xám hoặc màu đỏ thậm chưa có men. Tuy là gốm Seto nhưng cũng chỉ là loại mô phỏng bằng kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản còn kém xa loại sứ men ngọc, sứ trắng nhập khẩu từ Trung Quốc vào thời ấy. Tuy nói rằng sứ Việt Nam đã được đưa vào Nhật Bản, nhưng những trường hợp đào được cũng rất là ít.
Và không làm được như thật mà chỉ mô phỏng, cho nên người ta cho rằng những loại sứ Việt Nam ấy được một số người cất giữ coi là loại đồ sứ quý hiếm mà thôi.
Ta đã thấy được sứ Việt Nam thế kỷ 15, 16 được đưa nhiều vào Nhật Bản qua các mảnh sứ đào được ở các nơi. Một ví dụ tiêu biểu là mảnh sứ đào được ở di chỉ thành cổ Okinawa, thành Nakijin. Hồi ấy, Okinawa là một trung tâm thương mại trung gian. Có những văn bản, phần ghi chép nói rõ Okinawa đã có nhiều quan hệ với các nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Sumatra, Java của Indonesia, Mallaca của bán đảo Mã Lai. Nói về đồ gốm sứ, Okinawa giữ vai trò chính là nhập khẩu đồ gốm sứ Trung Quốc. Trong đó có cả mảnh sứ hoa xanh, sứ hoa nhiều màu của Việt Nam. Một số hàng nhập khẩu kể trên đã được đưa vào Nhật Bản dưới thời thống trị của các tướng quân, các võ sĩ (Daimyo). Điều đó không có gì lạ bởi vì trong số đồ sứ Việt Nam trước thế kỷ 16 còn lưu lại có thể được đưa vào qua con đường Okinawa. Ví dụ: Lọ hoa xanh có hình con rồng nghe nói được gia đình Tướng quân Tokugawa cất giữ có khả năng vào Nhật Bản hồi trước thế kỷ 16, nhưng điều đó tất nhiên chưa có căn cứ xác thực. Những loại đã có ở Việt Nam rất lâu vì lý do nào có thể thành mặt hàng xuất khẩu…, tôi cho rằng còn phải nghiên cứu những vấn đề này.
Trong lịch sử đồ gốm của Nhật Bản, thế kỷ 15,16 được coi là thời đại đặc biệt. Nói như vậy vì thế kỷ 16 là thời kỳ rất hưng thịnh về kỹ thuật đồ gốm mới ở các địa phương Nhật Bản và đã sản xuất ra được các loại gốm sứ đa dạng. Hồi đó, nhiều lò gốm nổi tiếng có kỹ thuật cao, tinh xảo mang tính truyền thống tạo ra được những mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tất nhiên trong bối cảnh trên, các loại đồ gốm sứ nhập khẩu của nước ngoài nhiều năm đã có tác động nhất định. Nhưng nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy ngành gốm sứ phát triển rõ rệt là do nhu cầu ngày càng lớn bởi vì đô thị hưng thịnh và nền kinh tế hàng hóa mở rộng. Những người dân thành thị hồi đó rất ưa dùng nước chè, người ta cần chọn mua các loại bộ đồ trà. Nhất là những người theo phái trà đạo (trà nhân) đặt mua các bộ đồ trà có hình dáng đẹp riêng. Đây coi là một lý do nhiều loại gốm sứ xuất hiện ở các địa phương.
Nghề gốm chiếm vị trí hàng đầu ở thế kỷ 14, 15 ở vùng Seto nhưng sang thế kỷ 16 lại chuyển sang vùng Mino (tỉnh Gifu). Thời kỳ này đã khai thác nhiều kỹ thuật mới, sản xuất ra các loại gốm sứ đẹp mắt. Lò gốm Shigaraki (tỉnh Shiga), lò Bizen (tỉnh Okayama).v.v… chuyên sản xuất các loại gốm dân dụng cũng đã nung được các bộ đồ trà đẹp.
Hơn nữa hồi đó có cả kỹ thuật gốm của Triều Tiên được đưa vào phía bắc Kyushu, do chiến tranh Triều Tiên cuối thế kỷ 16, kỹ thuật của Triều Tiên càng đưa vào nhiều đã gây tác động lớn đối với ngành gốm của Nhật Bản. Những thợ gốm Triều Tiên sang ở Arita bắc Kyushu lần đầu tiên thành công trong việc sản xuất đồ sứ ở Nhật Bản coi là vào đầu thế kỷ 17.
Các thương nhân Nhật Bản tích cực mở rộng quan hệ thương mại ở Đông Nam Á là từ hồi thế kỷ 16. Sang thế kỷ 17, tàu Shuinsen được chính phủ công nhận đã qua lại các nơi, đưa các vật phẩm nhiều loại về Nhật Bản. Các nơi tàu Shuinsen đến được ghi trong sử sách thì nhiều nhất là Việt Nam mua tơ sống, hàng lụa, hương hiệu và các loại tạp hóa, đồng thời còn mua một khối lượng lớn đồ gốm sứ Việt Nam. Điều này có thể chứng minh bằng nhiều di vật còn nguyên vẹn hiện nay vẫn cất giữ ở Nhật Bản. Trong đó có các thứ là báu vật của các gia đình có uy quyền như Tướng quân, Daimyô (võ sĩ) đang được bảo quản cẩn thận.
Loại đồ sứ Việt Nam tiêu biểu hiện còn giữ lại ở Nhật Bản là lọ hoa xanh có hình con rồng như đã nói ở trên. Đây là loại chén uống trà hoa xanh lam có điểm thêm màu đỏ và xanh lá cây. Nghe nói di vật này cũng của gia đình Tướng quân Tokugawa.
Khoảng thế kỷ 17, trong các gia đình thương nhân giàu có, các gia đình phái trà đạo đều có giữ các đồ sứ Việt Nam. Bình đựng nước men trắng hoa sen của Viện Bảo tàng mỹ thuật Nezu có thể là loại sứ được sản xuất ở Việt Nam khoảng thế kỷ 12,13. Nghe nói chiếc bình này là của ông Kanamori Sowa, một môn phái trà đạo nổi tiếng thế kỷ 17, và cái nắp đậy là của ông Nonomura Ninsei, một thợ gốm tiêu biểu của Nhật Bản làm ra. Cùng loại này, hình như còn một số kiểu khác nữa. Một trong số đó có loại của gia đình Konoike một phú hào nổi tiếng ở Osaka.
Nơi sản xuất các loại trên tuy chưa rõ, nhưng đã có tư liệu quý có thể xác định con đường đưa vào Nhật Bản. Vào hồi đầu Shuinsen buôn bán thịnh vượng, nhiều người Nhật đã nhiều lần đến Hội An và đã ở lại Hội An một thời gian, trong đó có gia đình thương nhân Osawa Shirozaemon hiện nay vẫn còn mấy loại đồ sứ Việt Nam. Trong mấy loại đồ sứ ấy, có cả loại bình đựng nước gần giống loại bình men trắng hoa sen của Viện Bảo tàng mỹ thuật Nezu. Đây là loại bình chính thực ông Shirozaemon mang về. Có lẽ các thương nhân cùng đi với ông Shirozaemon đã tìm kiếm loại đồ sứ Việt Nam phù hợp với bộ đồ trà mà phái trà đạo ưa chuộng nên đã mua loại đó đem về Nhật Bản.
Ngoài ra, gia đình Ozawa còn giữ loại bình đựng nước hoa xanh có hình rồng có cả ở các đền chùa, có thể hồi đó một khối lượng lớn đã được đưa vào Nhật Bản. Loại bình thú vị ấy là loại bình hoa xanh có mây và rồng. Hình con rồng đắp nổi trang trí trên thành bình là loại thường thấy ở đồ sứ Việt Nam hồi thế kỷ 17, nhưng hình dáng lại giống loại bình của bộ đồ trà sản xuất ở Nhật Bản hồi bấy giờ. Trong các loại gốm sứ Việt Nam không thấy loại có hình dáng như thế, cho nên người ta nói rằng có lẽ là loại bình này được đặt làm theo yêu cầu của người Nhật. Tuy rằng hoàn toàn không có căn cứ sử sách nào đó nói về vấn đề trên, song cũng không phải là hiếm những trường hợp người Nhật hồi ấy đã đặt các lò gốm của nước ngoài làm ra các sản phẩm hợp với thị hiếu của người Nhật. Trong các bộ đồ trà của phái trà đạo thịnh hành hồi bấy giờ, người ta thích loại đồ có dáng đẹp phong phú, cho nên phải có những loại cố định đặt mua theo yêu cầu. Ở thế kỷ 17, đã có nhiều loại bộ đồ trà cho người Nhật đặt làm ở các lò gốm của Triều Tiên, Trung Quốc, v.v… Hình dáng, kiểu cách là của Nhật Bản, còn kỹ thuật thì thể hiện rõ những ưu điểm của các lò gốm. Tôi cho rằng loại bình đựng nước có mây và rồng có lẽ cũng là loại được sản xuất theo kiểu như trên.
Loại chén uống trà hoa xanh có hình chuồn chuồn hiện còn được giữ ở các nơi trên đất Nhật trước hết là ở Viện Bảo tàng mỹ thuật Nezu có lẽ cũng do phía Nhật Bản đặt hàng vì nó hợp với sở thích của phái trà đạo, còn ở Việt Nam thì không thấy có loại này. Vẽ kỹ thuật sản xuất thể hiện rõ đặc trưng của của sứ hoa xanh Việt Nam thế kỷ 17. Ví dụ hoa xanh men cobalt, đường kẻ chỉ vòng quanh không rõ nét v.v… là đặc điểm ít thấy ở các loại khác. Người theo phái trà đạo (trà nhân) Nhật Bản gọi hiện tượng này là “kỹ thuật in lồng” giống phương pháp in hoa trắng nền xanh lam. Những người thợ gốm Keioto hồi thế kỷ 19 đã áp dụng kỹ thuật này và đã thành công. Trong số những tác phẩm mô phỏng có loại rất khó phân biệt với loại chính phẩm.
Những ví dụ như thế này còn được thấy ở các loại đĩa. Những loại này có đủ loại to nhỏ khác nhau thông thường được vẽ bằng nét bút phóng khoáng các hoa văn đơn giản. Về hình thức của đĩa được làm giống loại sứ hoa xanh ở Nhật Bản gọi là “Kosometsuke”, tôi cho rằng loại này đã sản xuất ở Trung Quốc vào nửa đầu thế kỷ 17 để xuất sang Nhật Bản. Những loại này có phải sản xuất ra để bán sang Nhật Bản hay vốn dĩ là loại mà những người Việt nam ưa chuộng? Điều đó vẫn chưa thể xác định được, nhưng người Nhật Bản hồi đó rất thích kỹ xảo phóng khoáng như vậy. Những loại này không phải là vật báu mà cũng không phải là bộ đồ trà. Nó là loại đồ sứ rất thân thuộc, ưa chuộng để ngắm và sử dụng.
Những năm gần đây chúng ta đã thấy được đồ sứ Việt Nam được tàu Shuinsen đưa vào Nhật Bản từ thế kỷ 17 đã có ảnh hưởng lớn đối với những người thợ gốm Nhật Bản. Trong đó nơi chịu ảnh hưởng sớm nhất là lò gốm Seto, nói cụ thể hơn là trong số đồ gốm sứ được sản xuất theo mệnh lệnh của dòng họ Owari Tokugawa, người đứng đầu địa phương đó, có nhiều thứ rất giống sứ hoa xanh của Việt Nam. Vấn đề này có lẽ không liên quan gì với những tác phẩm sứ Việt Nam nổi tiếng đang còn lưu giữ ở gia đình Owari Tokugawa. Nhưng tôi cho rằng nó có liên quan đến các hoạt động của Owari Chaya được nêu trong “Tranh Chaya Shinroku vượt biển thông thương với nước Giao Chỉ” nổi tiếng.
Trong Viện Bảo tàng quốc gia Tokyo có giữ một cái đĩa hoa xanh có chân rất đặc biệt. Từ cái dấu ghi ở mặt dưới đĩa, ta có thể thấy được đĩa này do thợ gốm Seto đã làm tại lò gốm được đặt trong dinh thự dòng họ Owari Tokugawa Eđô (Tokyo) nửa đầu thế kỷ 19. Ở giữa đĩa có ghi chữ “Đại Việt Quốc”, xung quanh đĩa có viết mấy câu thơ. Qua những dòng chữ, cách sản xuất, tôi cho rằng loại đĩa này là loại đã mô phỏng theo đồ sứ Việt Nam như nguyên mẫu ở Seikado Bunko và các nơi khác. Như vậy là sứ Việt Nam được đưa vào Nhật Bản liên tục có tác dụng kích thích những người thợ gốm Nhật Bản và hình dáng của nó đã thân quen với mọi người.
Trong việc nghiên cứu đồ gốm sứ nói lên mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, tôi vẫn còn nhiều điểm chưa rõ. Vì vậy, tôi chân thành chúc sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu giữa hai nước để sớm đến ngày toàn bộ vấn đề được làm sáng tỏ.
Và không làm được như thật mà chỉ mô phỏng, cho nên người ta cho rằng những loại sứ Việt Nam ấy được một số người cất giữ coi là loại đồ sứ quý hiếm mà thôi.
Ta đã thấy được sứ Việt Nam thế kỷ 15, 16 được đưa nhiều vào Nhật Bản qua các mảnh sứ đào được ở các nơi. Một ví dụ tiêu biểu là mảnh sứ đào được ở di chỉ thành cổ Okinawa, thành Nakijin. Hồi ấy, Okinawa là một trung tâm thương mại trung gian. Có những văn bản, phần ghi chép nói rõ Okinawa đã có nhiều quan hệ với các nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Sumatra, Java của Indonesia, Mallaca của bán đảo Mã Lai. Nói về đồ gốm sứ, Okinawa giữ vai trò chính là nhập khẩu đồ gốm sứ Trung Quốc. Trong đó có cả mảnh sứ hoa xanh, sứ hoa nhiều màu của Việt Nam. Một số hàng nhập khẩu kể trên đã được đưa vào Nhật Bản dưới thời thống trị của các tướng quân, các võ sĩ (Daimyo). Điều đó không có gì lạ bởi vì trong số đồ sứ Việt Nam trước thế kỷ 16 còn lưu lại có thể được đưa vào qua con đường Okinawa. Ví dụ: Lọ hoa xanh có hình con rồng nghe nói được gia đình Tướng quân Tokugawa cất giữ có khả năng vào Nhật Bản hồi trước thế kỷ 16, nhưng điều đó tất nhiên chưa có căn cứ xác thực. Những loại đã có ở Việt Nam rất lâu vì lý do nào có thể thành mặt hàng xuất khẩu…, tôi cho rằng còn phải nghiên cứu những vấn đề này.
Trong lịch sử đồ gốm của Nhật Bản, thế kỷ 15,16 được coi là thời đại đặc biệt. Nói như vậy vì thế kỷ 16 là thời kỳ rất hưng thịnh về kỹ thuật đồ gốm mới ở các địa phương Nhật Bản và đã sản xuất ra được các loại gốm sứ đa dạng. Hồi đó, nhiều lò gốm nổi tiếng có kỹ thuật cao, tinh xảo mang tính truyền thống tạo ra được những mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tất nhiên trong bối cảnh trên, các loại đồ gốm sứ nhập khẩu của nước ngoài nhiều năm đã có tác động nhất định. Nhưng nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy ngành gốm sứ phát triển rõ rệt là do nhu cầu ngày càng lớn bởi vì đô thị hưng thịnh và nền kinh tế hàng hóa mở rộng. Những người dân thành thị hồi đó rất ưa dùng nước chè, người ta cần chọn mua các loại bộ đồ trà. Nhất là những người theo phái trà đạo (trà nhân) đặt mua các bộ đồ trà có hình dáng đẹp riêng. Đây coi là một lý do nhiều loại gốm sứ xuất hiện ở các địa phương.
Nghề gốm chiếm vị trí hàng đầu ở thế kỷ 14, 15 ở vùng Seto nhưng sang thế kỷ 16 lại chuyển sang vùng Mino (tỉnh Gifu). Thời kỳ này đã khai thác nhiều kỹ thuật mới, sản xuất ra các loại gốm sứ đẹp mắt. Lò gốm Shigaraki (tỉnh Shiga), lò Bizen (tỉnh Okayama).v.v… chuyên sản xuất các loại gốm dân dụng cũng đã nung được các bộ đồ trà đẹp.
Hơn nữa hồi đó có cả kỹ thuật gốm của Triều Tiên được đưa vào phía bắc Kyushu, do chiến tranh Triều Tiên cuối thế kỷ 16, kỹ thuật của Triều Tiên càng đưa vào nhiều đã gây tác động lớn đối với ngành gốm của Nhật Bản. Những thợ gốm Triều Tiên sang ở Arita bắc Kyushu lần đầu tiên thành công trong việc sản xuất đồ sứ ở Nhật Bản coi là vào đầu thế kỷ 17.
Các thương nhân Nhật Bản tích cực mở rộng quan hệ thương mại ở Đông Nam Á là từ hồi thế kỷ 16. Sang thế kỷ 17, tàu Shuinsen được chính phủ công nhận đã qua lại các nơi, đưa các vật phẩm nhiều loại về Nhật Bản. Các nơi tàu Shuinsen đến được ghi trong sử sách thì nhiều nhất là Việt Nam mua tơ sống, hàng lụa, hương hiệu và các loại tạp hóa, đồng thời còn mua một khối lượng lớn đồ gốm sứ Việt Nam. Điều này có thể chứng minh bằng nhiều di vật còn nguyên vẹn hiện nay vẫn cất giữ ở Nhật Bản. Trong đó có các thứ là báu vật của các gia đình có uy quyền như Tướng quân, Daimyô (võ sĩ) đang được bảo quản cẩn thận.
Loại đồ sứ Việt Nam tiêu biểu hiện còn giữ lại ở Nhật Bản là lọ hoa xanh có hình con rồng như đã nói ở trên. Đây là loại chén uống trà hoa xanh lam có điểm thêm màu đỏ và xanh lá cây. Nghe nói di vật này cũng của gia đình Tướng quân Tokugawa.
Khoảng thế kỷ 17, trong các gia đình thương nhân giàu có, các gia đình phái trà đạo đều có giữ các đồ sứ Việt Nam. Bình đựng nước men trắng hoa sen của Viện Bảo tàng mỹ thuật Nezu có thể là loại sứ được sản xuất ở Việt Nam khoảng thế kỷ 12,13. Nghe nói chiếc bình này là của ông Kanamori Sowa, một môn phái trà đạo nổi tiếng thế kỷ 17, và cái nắp đậy là của ông Nonomura Ninsei, một thợ gốm tiêu biểu của Nhật Bản làm ra. Cùng loại này, hình như còn một số kiểu khác nữa. Một trong số đó có loại của gia đình Konoike một phú hào nổi tiếng ở Osaka.
Nơi sản xuất các loại trên tuy chưa rõ, nhưng đã có tư liệu quý có thể xác định con đường đưa vào Nhật Bản. Vào hồi đầu Shuinsen buôn bán thịnh vượng, nhiều người Nhật đã nhiều lần đến Hội An và đã ở lại Hội An một thời gian, trong đó có gia đình thương nhân Osawa Shirozaemon hiện nay vẫn còn mấy loại đồ sứ Việt Nam. Trong mấy loại đồ sứ ấy, có cả loại bình đựng nước gần giống loại bình men trắng hoa sen của Viện Bảo tàng mỹ thuật Nezu. Đây là loại bình chính thực ông Shirozaemon mang về. Có lẽ các thương nhân cùng đi với ông Shirozaemon đã tìm kiếm loại đồ sứ Việt Nam phù hợp với bộ đồ trà mà phái trà đạo ưa chuộng nên đã mua loại đó đem về Nhật Bản.
Ngoài ra, gia đình Ozawa còn giữ loại bình đựng nước hoa xanh có hình rồng có cả ở các đền chùa, có thể hồi đó một khối lượng lớn đã được đưa vào Nhật Bản. Loại bình thú vị ấy là loại bình hoa xanh có mây và rồng. Hình con rồng đắp nổi trang trí trên thành bình là loại thường thấy ở đồ sứ Việt Nam hồi thế kỷ 17, nhưng hình dáng lại giống loại bình của bộ đồ trà sản xuất ở Nhật Bản hồi bấy giờ. Trong các loại gốm sứ Việt Nam không thấy loại có hình dáng như thế, cho nên người ta nói rằng có lẽ là loại bình này được đặt làm theo yêu cầu của người Nhật. Tuy rằng hoàn toàn không có căn cứ sử sách nào đó nói về vấn đề trên, song cũng không phải là hiếm những trường hợp người Nhật hồi ấy đã đặt các lò gốm của nước ngoài làm ra các sản phẩm hợp với thị hiếu của người Nhật. Trong các bộ đồ trà của phái trà đạo thịnh hành hồi bấy giờ, người ta thích loại đồ có dáng đẹp phong phú, cho nên phải có những loại cố định đặt mua theo yêu cầu. Ở thế kỷ 17, đã có nhiều loại bộ đồ trà cho người Nhật đặt làm ở các lò gốm của Triều Tiên, Trung Quốc, v.v… Hình dáng, kiểu cách là của Nhật Bản, còn kỹ thuật thì thể hiện rõ những ưu điểm của các lò gốm. Tôi cho rằng loại bình đựng nước có mây và rồng có lẽ cũng là loại được sản xuất theo kiểu như trên.
Loại chén uống trà hoa xanh có hình chuồn chuồn hiện còn được giữ ở các nơi trên đất Nhật trước hết là ở Viện Bảo tàng mỹ thuật Nezu có lẽ cũng do phía Nhật Bản đặt hàng vì nó hợp với sở thích của phái trà đạo, còn ở Việt Nam thì không thấy có loại này. Vẽ kỹ thuật sản xuất thể hiện rõ đặc trưng của của sứ hoa xanh Việt Nam thế kỷ 17. Ví dụ hoa xanh men cobalt, đường kẻ chỉ vòng quanh không rõ nét v.v… là đặc điểm ít thấy ở các loại khác. Người theo phái trà đạo (trà nhân) Nhật Bản gọi hiện tượng này là “kỹ thuật in lồng” giống phương pháp in hoa trắng nền xanh lam. Những người thợ gốm Keioto hồi thế kỷ 19 đã áp dụng kỹ thuật này và đã thành công. Trong số những tác phẩm mô phỏng có loại rất khó phân biệt với loại chính phẩm.
Những ví dụ như thế này còn được thấy ở các loại đĩa. Những loại này có đủ loại to nhỏ khác nhau thông thường được vẽ bằng nét bút phóng khoáng các hoa văn đơn giản. Về hình thức của đĩa được làm giống loại sứ hoa xanh ở Nhật Bản gọi là “Kosometsuke”, tôi cho rằng loại này đã sản xuất ở Trung Quốc vào nửa đầu thế kỷ 17 để xuất sang Nhật Bản. Những loại này có phải sản xuất ra để bán sang Nhật Bản hay vốn dĩ là loại mà những người Việt nam ưa chuộng? Điều đó vẫn chưa thể xác định được, nhưng người Nhật Bản hồi đó rất thích kỹ xảo phóng khoáng như vậy. Những loại này không phải là vật báu mà cũng không phải là bộ đồ trà. Nó là loại đồ sứ rất thân thuộc, ưa chuộng để ngắm và sử dụng.
Những năm gần đây chúng ta đã thấy được đồ sứ Việt Nam được tàu Shuinsen đưa vào Nhật Bản từ thế kỷ 17 đã có ảnh hưởng lớn đối với những người thợ gốm Nhật Bản. Trong đó nơi chịu ảnh hưởng sớm nhất là lò gốm Seto, nói cụ thể hơn là trong số đồ gốm sứ được sản xuất theo mệnh lệnh của dòng họ Owari Tokugawa, người đứng đầu địa phương đó, có nhiều thứ rất giống sứ hoa xanh của Việt Nam. Vấn đề này có lẽ không liên quan gì với những tác phẩm sứ Việt Nam nổi tiếng đang còn lưu giữ ở gia đình Owari Tokugawa. Nhưng tôi cho rằng nó có liên quan đến các hoạt động của Owari Chaya được nêu trong “Tranh Chaya Shinroku vượt biển thông thương với nước Giao Chỉ” nổi tiếng.
Trong Viện Bảo tàng quốc gia Tokyo có giữ một cái đĩa hoa xanh có chân rất đặc biệt. Từ cái dấu ghi ở mặt dưới đĩa, ta có thể thấy được đĩa này do thợ gốm Seto đã làm tại lò gốm được đặt trong dinh thự dòng họ Owari Tokugawa Eđô (Tokyo) nửa đầu thế kỷ 19. Ở giữa đĩa có ghi chữ “Đại Việt Quốc”, xung quanh đĩa có viết mấy câu thơ. Qua những dòng chữ, cách sản xuất, tôi cho rằng loại đĩa này là loại đã mô phỏng theo đồ sứ Việt Nam như nguyên mẫu ở Seikado Bunko và các nơi khác. Như vậy là sứ Việt Nam được đưa vào Nhật Bản liên tục có tác dụng kích thích những người thợ gốm Nhật Bản và hình dáng của nó đã thân quen với mọi người.
Trong việc nghiên cứu đồ gốm sứ nói lên mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, tôi vẫn còn nhiều điểm chưa rõ. Vì vậy, tôi chân thành chúc sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu giữa hai nước để sớm đến ngày toàn bộ vấn đề được làm sáng tỏ.
(Trích Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Đô thị cổ Hội An, từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 3 năm 1990, tổ chức tại Đà Nẵng)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền