Thành phố Hội An tổ chức diễu hành và lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu ở Hội An
- Thứ năm - 05/10/2023 22:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chiều và tối 28/9/2023, thành phố Hội An đã tổ chức đoàn diễu hành và lễ đón nhận danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu ở Hội An”.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương (Người bên trái) trao chứng nhận - Ảnh: Phước Tịnh
Như tin đã đưa, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 228/QĐ-BVHTTDL ngày 14/02/2023. Trong không khí mùa Trung Thu, chiều và tối 28/9/2023 (nhằm ngày 14 tháng 8 âm lịch), thành phố Hội An đã tổ chức diễu hành và lễ đón nhận danh hiệu này. Về tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Đặng Văn Bài và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn; Bí thư Thành ủy Hội An Trần Ánh cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Hội An, lãnh đạo các cơ quan đơn vị, xã, phường thuộc thành phố và đông đảo cộng đồng cư dân, du khách.
Lễ hội Tết Trung thu cũng như các giá trị nổi bật của lễ hội được hình thành trên cơ sở văn hóa truyền thống bản địa, giao thoa văn hóa với các nước Nhật Bản, Trung Hoa và luôn được cộng đồng cư dân Hội An duy trì, gìn giữ, tổ chức hằng năm. Đây là lễ hội truyền thống hấp dẫn, sôi động bởi giàu giá trị văn hóa, tín ngưỡng, gắn với loại hình diễn xướng dân gian độc đáo múa Thiên cẩu chỉ có tại Hội An.
Xuất phát từ Công viên Hội An, đoàn diễu hành rước danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu ở Hội An” đã đi qua nhiều tuyến đường của Khu phố cổ với sự tham gia của hàng trăm người là đại diện các tầng lớp nhân dân, các hội, đoàn, trường học… trong tiếng trống rộn rã của các đội múa lân, sư, rồng, thiên cầu và sự vui vẻ, phấn khởi của người dân và du khách.
Tết Trung thu ở Hội An trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ thể hiện quá trình phấn đấu, sự nỗ lực, trách nhiệm rất lớn của cộng đồng nhân dân Hội An mà còn giúp bổ sung thêm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Quảng Nam nói chung, Hội An nói riêng, mở ra cơ hội để Quảng Nam tiếp tục khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, di sản ở địa phương, trong đó có Hội An.
Việc thành phố Hội An tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An đã tôn vinh giá trị nổi bật của di sản này, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của các bên có liên quan trong việc bảo tồn di sản thời gian qua và trong quá trình xây dựng và đệ trình hồ sơ công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam nói: “Cùng với các danh hiệu di sản mà Hội An đã được công nhận, thành phố có thể chủ động khai thác về mặt lợi thế, tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị Tết Trung thu Hội An để danh hiệu thật sự mang đậm dấu ấn, điểm nhấn của sự giao thoa văn hóa cộng đồng, toàn quốc. Tết Trung thu những năm đến Hội An có thể mời gọi các tỉnh, thành về cùng tổ chức các hoạt động quảng bá nhằm thể hiện rõ nét hơn danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể này”.
Lễ hội Tết Trung thu cũng như các giá trị nổi bật của lễ hội được hình thành trên cơ sở văn hóa truyền thống bản địa, giao thoa văn hóa với các nước Nhật Bản, Trung Hoa và luôn được cộng đồng cư dân Hội An duy trì, gìn giữ, tổ chức hằng năm. Đây là lễ hội truyền thống hấp dẫn, sôi động bởi giàu giá trị văn hóa, tín ngưỡng, gắn với loại hình diễn xướng dân gian độc đáo múa Thiên cẩu chỉ có tại Hội An.
Xuất phát từ Công viên Hội An, đoàn diễu hành rước danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu ở Hội An” đã đi qua nhiều tuyến đường của Khu phố cổ với sự tham gia của hàng trăm người là đại diện các tầng lớp nhân dân, các hội, đoàn, trường học… trong tiếng trống rộn rã của các đội múa lân, sư, rồng, thiên cầu và sự vui vẻ, phấn khởi của người dân và du khách.
Đoàn diễu hành rước danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu ở Hội An” - Ảnh: Phước Tịnh
Chương trình lễ đón nhận danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu ở Hội An” được mở đầu với màn biểu diễn múa thiên cẩu, một loại hình trình diễn dân gian có từ lâu đời và phát triển mạnh ở Hội An từ đầu thế kỷ 20 - một hoạt động tái hiện hình tượng thiên cẩu nhả ra mặt trăng, báo hiệu cho vụ mùa tươi tốt, cuộc sống an lành, gắn liền với đó là hệ thống giá trị sáng tạo trang trí hình tượng văn hóa, kỹ thuật biểu diễn, thực hành nghi thức trừ tà khí, trừ hỏa hoạn, cầu mưa thuận gió hòa, cầu tài lộc... Múa thiên cẩu đã mang lại giá trị độc đáo và không khí rộn ràng trong các đêm hội Tết Trung thu ở phố cổ, góp phần để Tết Trung thu ở Hội An được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Tết Trung thu ở Hội An trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ thể hiện quá trình phấn đấu, sự nỗ lực, trách nhiệm rất lớn của cộng đồng nhân dân Hội An mà còn giúp bổ sung thêm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Quảng Nam nói chung, Hội An nói riêng, mở ra cơ hội để Quảng Nam tiếp tục khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, di sản ở địa phương, trong đó có Hội An.
Việc thành phố Hội An tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An đã tôn vinh giá trị nổi bật của di sản này, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của các bên có liên quan trong việc bảo tồn di sản thời gian qua và trong quá trình xây dựng và đệ trình hồ sơ công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam nói: “Cùng với các danh hiệu di sản mà Hội An đã được công nhận, thành phố có thể chủ động khai thác về mặt lợi thế, tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị Tết Trung thu Hội An để danh hiệu thật sự mang đậm dấu ấn, điểm nhấn của sự giao thoa văn hóa cộng đồng, toàn quốc. Tết Trung thu những năm đến Hội An có thể mời gọi các tỉnh, thành về cùng tổ chức các hoạt động quảng bá nhằm thể hiện rõ nét hơn danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể này”.