Đô thị cổ Hội An - Di sản Văn hoá Thế giới

https://hoianheritage.net


Lăng

Tại Hội An, cũng giống như một số loại hình kiến trúc khác, lăng có nhiều quy mô khác nhau tùy thuộc và điều kiện của từng địa phương. Về tính chất, lăng vừa là nơi chôn cất xương cốt, vừa là nơi thờ tự. Người dân Hội An thường lầm lẫn cách gọi giữa lăng với miếu, phần lớn gọi miếu là lăng.
IMG 7304

       Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Trung, lăng là loại hình kiến trúc xuất hiện riêng biệt ở các làng nghề đánh bắt cá trên biển xuất phát từ tục thờ cá Ông. Khi cá ông lụy dạt vào bờ, ngư dân tổ chức mai táng rồi sau vài năm thì cải táng lấy xương cốt chuyển về thờ trong lăng. 

        Lăng có quy mô vừa phải, chia thành ba gian, xây dựng hoàn toàn bằng gạch và vôi vữa theo kiểu cuốn vòm nhiều nhịp với tường dày, cột lớn tạo không gian nội thất sâu hun hút và thêm phần linh thiêng. Mái được lợp ngói âm dương và trang trí các con vật trong bộ tứ linh, hoa dây, đề tài lưỡng long tranh châu. Xương cốt cá ông được cất giữ ở hậu tẩm, chính điện là nơi thờ tự với hệ thống bàn thờ được trang trí rực rỡ.

       Kiến trúc lăng ở Hội An mang giá trị riêng về nghệ thuật kiến trúc và phản ánh giá  trị riêng về văn hóa của cộng đồng.
 
TT Tên lăng Địa chỉ hiện nay Làng xã cũ
01 Lăng Ông Ngư Bãi Làng – Tân Hiệp Phường Tân Hiệp
02 Lăng Ông Thanh Nhứt - Cẩm Thanh Làng Thanh Nhứt
03 Lăng Ông An Bàng An Bàng - Cẩm An  
04 Lăng Ông (Năm sở) Hà Trung - Cẩm Nam Làng Cẩm Phô
05 Lăng Ông Phước Thắng – Cẩm Kim  
06 Lăng Tiêu Diện Phước Trạch – Cửa Đại  
 
 
 
 

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây