Đô thị cổ Hội An - Di sản Văn hoá Thế giới

https://hoianheritage.net


Giếng Xóm Cấm - Thôn Cấm - Xã Tân Hiệp

       
Gieng Xom Cam

          Cộng đồng người Việt tại Cù Lao Chàm, được định hình và phát triển vào các thế kỷ XVII. Trải qua quá trình sinh sống, cư dân Việt đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc thiết chế văn hóa, tín ngưỡng, dân sinh như đình, chùa, lăng, giếng,... để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Trong đó, cư dân địa phương đã kế thừa sử dụng và tu bổ, tôn tạo các giếng do người Chăm xây dựng từ trước cho phù hợp các tập quán sinh sống của mình. Giếng Xóm Cấm nằm ở khu dân cư thôn Cấm. Đây là một trong những giếng cổ ở Cù Lao Chàm mang đậm phong cách kiến trúc Chăm, giếng có đường kính 118 cm, sâu 4,5m, lòng giếng xây gạch hình cổ áo (vành khăn), tô vữa vôi, dưới đáy có 4 thanh đà gỗ lim ghép lại thành hình vuông. Theo các nguồn tư liệu thư tịch cổ, thương thuyền quốc tế trên con đường hàng hải thường ghé vào Cù Lao Chàm để tiếp thêm lương thực, thực phẩm và nước ngọt tại các giếng nước ở đây. Đặc biệt, hiện nay giếng Xóm Cấm vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và được người dân địa phương sử dụng bởi nguồn nước dồi dào, trong, ngọt mát lạnh. Di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2006.

Xem tiếp
 

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây