Sức quyến rũ của phố cổ Hội An - Nơi thời gian ngưng đọng
- Thứ năm - 08/10/2020 04:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mặc cho không gian và thời gian chuyển dời, phố cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất, những quần thể di tích được gìn giữ nguyên vẹn cùng với một nền tảng văn hóa phi vật thể đồ sộ.
Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam.
Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn 1.360 di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ…
Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây.
Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ.
Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
Vẻ đẹp lắng đọng thời gian
Quá trình giao lưu kinh tế-văn hóa trong mấy trăm năm từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đã tạo cho Đô thị cổ Hội An có được hầu hết các loại hình kiến trúc cổ của Việt Nam, hội tụ được các yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống và làm phong phú thêm bằng những tố chất thích hợp của nghệ thuật nước ngoài.
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều.
Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, khu phố cổ có diện tích khoảng 2km2, tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An.
Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam.
Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống như gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng.
Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi, trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ…
Nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm… nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hóa khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.
Cho đến nay, đô thị cổ Hội An vẫn là môi trường sinh sống của hàng ngàn người, đã mang ý nghĩa một bảo tàng sống về kiến trúc, về lối sống đô thị.
Phố cổ Hội An (Quảng Nam) sở hữu nhiều nét văn hóa độc đáo được gìn giữ nguyên vẹn qua nhiều thập kỷ.
Ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrakech của Maroc, phiên họp lần thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) đã chính thức ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới do đáp ứng được hai tiêu chí gồm:
Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Xứ sở của những lễ hội truyền thống
Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong-Việt Nam; là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ-Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm-Việt-Hoa-Nhật-Ấn và các nước phương Tây.
Một góc Phố cổ Hội An về đêm. (Ảnh: TTXVN)
Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai trò dòng chủ lưu là hệ thống các phong tục tập quán-tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Việt và cộng đồng cư dân gốc Hoa.
Gần như quanh năm bốn mùa, Hội An đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như: lễ hội cầu ngư-tế Cá Ông-đua thuyền; lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; Lễ cầu bông, long chu, xô cộ...
Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc-nghề May-nghề Gốm-nghề khai thác Yến sào...
Không khí lễ hội truyền thống ở Hội An luôn có một nét thu hút riêng. Người ta thích thú được tận mắt chiêm ngưỡng những lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, kỷ niệm các bậc thánh nhân hay các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.
Đặc biệt vào đêm 14 âm lịch hằng tháng, Lễ hội đêm Rằm phố cổ được diễn ra trong không gian bàng bạc ánh Trăng và lung linh ánh sáng của đèn lồng. Hội An lúc này mang một vẻ đẹp thơ mộng kỳ ảo, lãng mạn và đầy hoài niệm.
Không có ánh sáng của đèn điện, chỉ có ánh Trăng tỏa sáng trên phố cổ. Ánh Trăng làm cho Hội An đẹp hơn, phảng phất nhiều hơn nữa cái phong vị của ngày xưa cũ khiến bất kỳ ai cũng thấy tâm hồn lắng dịu.
Du khách còn được hòa mình vào các trò chơi dân gian, đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tường và được nhiều người ưa thích hơn cả là thả hoa đăng. Hoa đăng lung linh mang theo những tâm tình, những phiền muộn của con người trôi theo dòng nước chảy.
Sức quyến rũ của Di sản
Theo thống kê, Hội An có 1.360 di tích bao gồm 1.068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu.
Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất.
Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.
Hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An. Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An.
Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một "bảo tàng sống,” bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn "sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ.”
Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn 1.360 di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ…
Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây.
Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ.
Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
Vẻ đẹp lắng đọng thời gian
Quá trình giao lưu kinh tế-văn hóa trong mấy trăm năm từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đã tạo cho Đô thị cổ Hội An có được hầu hết các loại hình kiến trúc cổ của Việt Nam, hội tụ được các yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống và làm phong phú thêm bằng những tố chất thích hợp của nghệ thuật nước ngoài.
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều.
Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, khu phố cổ có diện tích khoảng 2km2, tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An.
Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam.
Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống như gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng.
Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi, trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ…
Nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm… nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hóa khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.
Cho đến nay, đô thị cổ Hội An vẫn là môi trường sinh sống của hàng ngàn người, đã mang ý nghĩa một bảo tàng sống về kiến trúc, về lối sống đô thị.
Phố cổ Hội An (Quảng Nam) sở hữu nhiều nét văn hóa độc đáo được gìn giữ nguyên vẹn qua nhiều thập kỷ.
Ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrakech của Maroc, phiên họp lần thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) đã chính thức ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới do đáp ứng được hai tiêu chí gồm:
Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Xứ sở của những lễ hội truyền thống
Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong-Việt Nam; là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ-Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm-Việt-Hoa-Nhật-Ấn và các nước phương Tây.
Một góc Phố cổ Hội An về đêm. (Ảnh: TTXVN)
Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai trò dòng chủ lưu là hệ thống các phong tục tập quán-tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Việt và cộng đồng cư dân gốc Hoa.
Gần như quanh năm bốn mùa, Hội An đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như: lễ hội cầu ngư-tế Cá Ông-đua thuyền; lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; Lễ cầu bông, long chu, xô cộ...
Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc-nghề May-nghề Gốm-nghề khai thác Yến sào...
Không khí lễ hội truyền thống ở Hội An luôn có một nét thu hút riêng. Người ta thích thú được tận mắt chiêm ngưỡng những lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, kỷ niệm các bậc thánh nhân hay các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.
Đặc biệt vào đêm 14 âm lịch hằng tháng, Lễ hội đêm Rằm phố cổ được diễn ra trong không gian bàng bạc ánh Trăng và lung linh ánh sáng của đèn lồng. Hội An lúc này mang một vẻ đẹp thơ mộng kỳ ảo, lãng mạn và đầy hoài niệm.
Không có ánh sáng của đèn điện, chỉ có ánh Trăng tỏa sáng trên phố cổ. Ánh Trăng làm cho Hội An đẹp hơn, phảng phất nhiều hơn nữa cái phong vị của ngày xưa cũ khiến bất kỳ ai cũng thấy tâm hồn lắng dịu.
Du khách còn được hòa mình vào các trò chơi dân gian, đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tường và được nhiều người ưa thích hơn cả là thả hoa đăng. Hoa đăng lung linh mang theo những tâm tình, những phiền muộn của con người trôi theo dòng nước chảy.
Sức quyến rũ của Di sản
Theo thống kê, Hội An có 1.360 di tích bao gồm 1.068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu.
Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất.
Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.
Hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An. Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An.
Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một "bảo tàng sống,” bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn "sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ.”